intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THÁP TƯỜNG LONG

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên đỉnh ngọn núi này có một nơi bằng phẳng, diện tích ước chừng trên 1000m2. Ngọn tháp được xây dựng ở vị trí mặt đất bằng phẳng này. Xét về mặt hành chính, thuở xưa tháp thuộc địa bàn xã Vạn Sơn, hiện nay thuộc phưòng Ngọc Xuyên thị xã Đồ Sơn. Đến năm Gia Long thứ III (1804) tháp bị phá lấy gạch, xây thành trấn Hải Dương (theo Đại Nam Nhất Thống Chí Quốc Sử Quán triều Nguyễn). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THÁP TƯỜNG LONG

  1. THÁP TƯỜNG LONG
  2. Trên đỉnh ngọn núi này có một nơi bằng phẳng, diện tích ước chừng trên 1000m2. Ngọn tháp được xây dựng ở vị trí mặt đất bằng phẳng này. Xét về mặt hành chính, thuở xưa tháp thuộc địa bàn xã Vạn Sơn, hiện nay thuộc phưòng Ngọc Xuyên thị xã Đồ Sơn. Đến năm Gia Long thứ III (1804) tháp bị phá lấy gạch, xây thành trấn Hải Dương (theo Đại Nam Nhất Thống Chí Quốc Sử Quán triều Nguyễn). Như vậy đã hai thế kỷ không có ai được trông thấy ngôi tháp nữa. Song chính vì giá trị kiến trúc, hội họa, lịch sử của ngôi tháp mà nó được đời này truyền sang đời khác, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau đến với chúng ta ngày nay. Nhờ những nhát xẻng, cuốc của bộ đội, dân quân Đồ Sơn thời chống Mỹ cứu nước đào giao thông hào, xây dựng trận địa pháo phòng không đã chạm vào nền tháp cổ làm bật tung lên những viên gạch quý lạ, trên một mặt có dòng chữ Hán in nổi trong một khung hình chữ nhật “Lý gia đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Dòng chữ ấy có nghĩa là thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, có niên hiệu Long Thụy Thái Bình làm ra viên gạch này cũng có nghĩa là làm ra công trình này. Song cũng chính vì lẽ đó mà nền tháp bị xẻ đi, xẻ lại ngang dọc nhiều lần.
  3. Vào những ngày sôi động chống Mỹ của năm 1972, Đinh Văn Kiền và Nguyễn Minh Thế, cán bộ của Bảo tàng Hải Phòng đã đến xã Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn sưu tầm những viên gạch vỡ, họa tiết trang trí của ngôi tháp, các mảnh vỡ của các mô hình tháp,... Cuối tháng 2 năm 1978, Viện khảo cổ học kết hợp với Sở Văn hóa thông tin Hải Phòng tiến hành khai quật tháp Tường Long để tìm hiểu về kiến trúc thời Lý ở Hải Phòng. Hai mươi năm sau, vào 1998 tháp được khai quật lại với mục đích giữ chân móng tháp làm “bảo tàng ngoài trời”, chuẩn bị cho phỏng dựng lại ngôi tháp cổ này ở gần với chân móng ngôi tháp cũ. Nhờ hai cuộc khai quật nền tháp, đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về kiến trúc, về đề tài trang trí, chất liệu xây dựng của ngôi tháp,... Tháp hình vuông, mỗi chiều của móng tháp đo được 7,95m, bề dày của tường xung quanh lòng tháp là 2,50m, móng tháp xây giật 3 cấp nay chỉ còn lại 2 cấp, phần giật cấp của mỗi nền vào là 25cm. Lòng tháp cũng hình vuông, rỗng có diện tích khoảng 9m2, nơi đặt pho tượng đá Adiđà. Có nhiều loại gạch xây tháp: - Loại dài 23cm, rộng 20cm, dầy 5cm - Loại dài 55cm, rộng 20cm, dầy 5cm
  4. - Loại dài 40cm, rộng 20cm, dầy 5cm Ngoài ra còn một loại gạch xây có một góc hơi nhọn và dầy hơn các góc kia. Chắc hẳn các loại gạch này dùng để xây các góc tháp làm cho các góc đều nghiêng vào tâm (khoảng 190). Bên cạnh gạch để xây cốt lõi tháp còn có gạch trang trí ốp bên ngoài tháp. Đề tài trang trí ở tháp Tường Long là hoa lá, rồng phượng,... Gạch trang trí hoa lá chủ yếu là hoa sen, rồi đến gạch in hoa tranh 4 cánh, hoa cúc, hoa dây, mây quyện; hình rồng được thể hiện gọn gàng trong một chiếc lá đề; hình chim phượng có chỗ được thể hiện như ở hình rồng nhưng có chỗ được thể hiện sinh động hơn. ở những viên gạch chạm chim phượng được chạm cả hai mặt, có chỗ khoét thủng, khoét sâu, có chỗ được chạm như một bức tranh sinh động,... Vật liệu xây dựng tháp, ngoài gạch còn có đá, nhất là ở phần chân móng tháp. Trên nền tháp còn có một số hiện vật đá, đấy là dấu vết của các vật được thờ. Cuộc khai quật đã tìm thấy một bệ tượng hình bát giác chạm rồng. Bệ được làm bằng đá xanh đã mất 4 cạnh, chỉ còn lại 4 cạnh. Tám cạnh được bố trí xen kẽ 1 cạnh dài, 1 cạnh ngắn. Trên mỗi cạnh có 4 hàng trang trí. Các cạnh dài trang trí rồng mình trơn từng đôi một chầu vào 1 lá đề. Các cạnh ngắn, rồng được thể hiện nối đuôi nhau. Bệ tạo thành hai cấp, mỗi cấp dài khoảng 12cm giống bệ tượng ADiĐà chùa Phật Tích (Bắc Ninh).
  5. Tháp Tường Long cao bao nhiêu thước? Đây còn là một vấn đề chưa ai dám khẳng định chính xác! Tuy vậy ta vẫn có thể hình dung được qua cách mô tả của người xưa qua so sánh với những ngôi tháp cổ còn nguyên vẹn trên đất nước ta ngày nay. Theo sách Đại Nam Nhất thống chí “Tháp cũ Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn huyện Nghi Dương cao 100 thước”. Một thước ở thời Nguyễn khoảng 40cm. Nếu ta hiểu thuần túy như vậy thì tháp Tường Long phải cao gần 40m. Hiện nay chúng ta có con số về chiều cao của các tháp như: Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), dựng vào thế kỷ XIII cao 16,155m; Tháp Bút ở chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh), dựng vào thời Lê Trung Hưng (1647) cao 13,05m; Tháp Phổ Minh (Nam Hà) dựng năm Hưng Long thứ XII (1305) cao chừng 17m. Đây là một tư liệu tham khảo tốt. Sau cùng xin gợi ra một vài giá trị của tháp Tường Long: 1. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật lớn ở thời Lý thế kỷ XI với chiều cao khá đồ sộ, gần 40m, ở vùng đông bắc đất nước ta. 2. Tháp Tường Long còn là một công trình kiến trúc về tôn giáo làm thỏa mãn tâm linh của người dân Đại Việt thời thịnh vượng. Nhà nước phong kiến ở thế kỷ XI không chỉ quan tâm đến quyền lợi văn hóa, vật chất cho dân mà còn lo cho cả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của họ.
  6. 3. Tháp còn là trạm giao thông liên lạc từ xa gắn với an ninh quốc phòng của quốc gia. Người ta có thể sử dụng khói lửa làm phương tiện thông tin. Trạm giao liên này cũng đồng thời được coi như một vọng gác vững chắc bảo vệ vùng trời, vùng biển ở ven biển của miền Đông Bắc Tổ quốc ta thời bấy giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2