intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi mainboard mà không cần cài đặt lại Windows 7

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

174
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi có sự thay đổi lớn về phần cứng, đặc biệt là đối với bo mạch chủ (mainboard, motherboard), bạn thường phải tiến hành cài đặt lại hệ điều hành, một công việc rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, với Windows 7 thì điều này đã được thay đổi hoàn toàn, bởi hệ điều hành này cho phép bạn tiến hành nâng cấp bo mạch chủ của mình mà không cần cài đặt lại hệ thống. Bài viết sau đây sẽ trình bày các bước thực hiện, giúp bạn giải quyết vấn đề này một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi mainboard mà không cần cài đặt lại Windows 7

  1. Thay đổi mainboard mà không cần cài đặt lại Windows 7 Khi có sự thay đổi lớn về phần cứng, đặc biệt là đối với bo mạch chủ (mainboard, motherboard), bạn thường phải tiến hành cài đặt lại hệ điều hành, một công việc rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, với Windows 7 thì điều này đã được thay đổi hoàn toàn, bởi hệ điều hành này cho phép bạn tiến hành nâng cấp bo mạch chủ của mình mà không cần cài đặt lại hệ thống. Bài viết sau đây sẽ trình bày các bước thực hiện, giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách chính xác và nhanh gọn nhất. - Các chuẩn bị cần thiết cho máy tính Để bắt đầu, bạn hãy sao lưu tất cả các dữ liệu đang có trên ổ đĩa hệ thống, đặc biệt là thư mục (C:)\tên_bạn\users. Sau khi đã thực hiện sao lưu, kiểm tra các ứng dụng đang chạy và chắc chắn rằng mình có quyền truy cập vào mã kích hoạt của chúng. Sự hiện diện của một đoạn mã phần cứng mới như bo mạch chủ có thể khiến ứng dụng bị khóa (một chức năng nhằm chống vi phạm bản quyền), do đó bạn có thể cần phải nhập lại mã kích hoạt sau khi thêm bo mạch chủ mới. Bạn cũng nên loại bỏ các phần mềm của Adobe vì chúng có thể làm cho máy tính không thể làm việc trên một bo mạch chủ mới, hoặc yêu cầu phải đặt lại. Điều này cũng có thể xảy ra với các game. - Cài đặt trình điều khiển & ổ đĩa Tùy thuộc vào loại bo mạch chủ và cách thay đổi mà bạn có thể cần phải cập nhật trình điều khiển cho hệ thống của mình. Ví dụ, nếu bạn thay đổi bo mạch chủ cũ với một chipset Intel phiên bản mới hơn, thì cần phải cập nhật trình điều khiển từ website của nhà sản xuất thì bo mạch chủ mới có thể hoạt động một cách
  2. chính xác. Trước khi tiếp tục, bạn cũng cần phải kiểm tra và so sách các thiết lập giao diện đĩa cứng giữa 2 bo mạch chủ. Nếu ổ đĩa sử dụng giao diện điều khiển IDE, nhưng bạn lại chuyển sang sử dụng bo mạch chủ chỉ hỗ trợ giao diện SATA thì chúng không thể tương thích, và bạn phải giải quyết bằng cách mua một cáp chuyển đổi IDE-to-SATA để hỗ trợ việc này. Cuối cùng, tốt nhất bạn hãy cân nhắc trong việc chọn nhà sản xuất, vì sau này khi bạn muốn thay đổi bo mạch chủ do bị lỗi thì việc tìm một sản phẩm cùng model hoặc sử dụng cùng chipset sẽ có thể trở nên dễ dàng hơn. - Để Windows 7 làm việc với bo mạch chủ mới System Preparation Tool (sysprep) là một tiện ích có sẵn trong Windows 7 có thể sử dụng để cấu hình Windows, sẵn sàng cho những sự thay đổi phần cứng trên hệ thống. Tiện ích này có thể được sử dụng để chạy Windows 7 trên một bo mạch chủ mới, hoặc trong trường hợp cần chuyển ổ đĩa cứng sang một môi trường làm việc hoàn toàn mới. Trước khi bắt đầu cài đặt phần cứng mới, bạn truy cập vào Start Menu và mở Command Prompt as Adminis trator (gõ cmd vào hộp tìm kiếm, bấm chuột phải vào mục cmd.exe và chọn Run as administrator). Hãy chắc chắn rằng bạn không chạy bất kỳ phần mềm nào khác tại thời điểm này. Trong cửa sổ Command Prompt xuất hiện, nhập vào dòng nội dung để khởi động công cụ System Preparation Tool: %windir%\ System32\Sysprep\Sysprep. exe, bấm Enter. Tại đây, bạn chọn Enter System Out-of-Box-Experience (OOBE) trong menu thả xống của mục System Cleanup Action, đánh dấu trước hộp kiểm Generalize và chọn Shutdown trong menu thả xuống của mục Shutdown Options. System Preparation Tool sau đó sẽ bắt đầu thiết lập để làm việc. Trong khi quá trình này thực hiện, bạn cần đảm bảo không chạy bất kỳ một ứng dụng hoặc tiện ích n ào khác. Khi công việc xong xuôi, công cụ sẽ tắt máy, và sau đó bạn có thể cài đặt bo mạch chủ mới. Hoặc nếu di chuyển ổ cứng sang một máy tính mới thì bạn lập quá trình thực hiện tương tự trên hệ thống mới.
  3. - Khởi động Windows ở ổ đĩa cứng cũ Với ổ đĩa cứng cũ kết nối với bo mạch chủ mới vừa thay thế và cài đặt tất các các công cụ cần thiết, bạn có thể tiến hành bật nguồn để khởi động máy tính của mình. Thông thường, ban đầu màn hình khởi động của Windows sẽ hiển thị nội dung “Setup is installing devices” để nhận diện phần cứng. Windows sẽ y êu cầu bạn khai báo các thông tin về ngôn ngữ, thiết lập bàn phím, vị trí, thời gian... và sau đó đến màn hình khởi tạo tài khoản. Bạn sẽ không thể sử dụng tài khoản hiện tại của mình mà cần phải tạo một tài khoản tạm thời cho đến khi truy cập được vào màn hình đăng nhập của Windows. Sau đó, bạn có thể sử dụng tài khoản cũ của mình, thực hiện xóa tài khoản mới lập trong Control Panel > User Accounts và thêm các trình điều khiển được yêu cầu như GPU, bo mạch chủ, vv... - Lưu ý quan trọng Để phòng ngừa “thảm họa” mất dữ liệu, bạn hãy sao lưu các tập tin quan trọng của mình trước khi bắt đầu. Ngoài ra, nếu sử dụng Windows có bản quyền, bạn sẽ không thể kích hoạt với bo mạch chủ mới, trường hợp này, hãy gọi liên hệ với Microsoft để nhận được mã kích hoạt mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2