Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ LỌC SIÊU CAO TẦN BĂNG C<br />
TÍNH NĂNG CAO SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SIW<br />
ỨNG DỤNG CHO ĐÀI RA ĐA THỤ ĐỘNG SDD<br />
Trần Thị Trâm*, Lê Vĩnh Hà, Dương Tuấn Việt, Trần Minh Nghĩa, Võ Văn Phúc<br />
Tóm tắt: Các bộ lọc đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống thu phát<br />
của các đài ra đa. Chính vì vậy, bài báo này đề xuất một giải pháp để thiết kế, chế<br />
tạo bộ lọc thông dải siêu cao tần băng C chất lượng cao sử dụng công nghệ SIW-<br />
CPW. Bộ lọc này được thực hiện bằng cách khoan 2 hàng lỗ dọc trên 2 cạnh của<br />
bề mặt chất nền kết hợp với việc lựa chọn cấu trúc thích hợp. Bộ lọc siêu cao tần<br />
SIW-CPW có các tính năng kỹ thuật vượt trội như: dải thông rộng, suy hao trong<br />
dải thấp và đặc tính chặn dải tốt. Bộ lọc này được dùng trong máy thu của đài ra<br />
đa thụ động SDD.<br />
Từ khóa: Bộ lọc; Siêu cao tần; Ống dẫn sóng; SIW; Băng C.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các bộ lọc thông dải đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống thu phát của các<br />
thiết bị vô tuyến điện tử nói chung và các hệ thống ra đa nói. Thực tế hiện nay cho thấy<br />
rằng với việc phải phân chia các dải tần số cho các mục đích dân sự và quân sự thì việc cải<br />
thiện các bộ lọc để tăng độ chọn lọc của các thiết bị viễn thông cũng như các hệ thống khí<br />
tài quân sự là một điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, các hệ thống ra đa thế hệ mới và hệ<br />
thống truyền thông số dải sóng cm, mm và các hệ thống siêu cao tần hiện đại đã và đang<br />
phát triển một cách nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng đó đi đôi với việc phát triển<br />
các công nghệ mà đem lại hiệu quả cao cũng như chi phí thấp, khả năng tích hợp cao và<br />
cải thiện hiệu suất làm việc. Các bộ lọc truyền thống hầu như là khó tích hợp với các mạch<br />
phẳng hoặc có cấu trúc phức tạp và được nhập ngoại dưới dạng mô đun hoặc tích hợp vào<br />
các hệ thống thu phát.<br />
Trong những năm qua, bộ lọc sử dụng công nghệ ống sóng tích hợp vật liệu nền SIW<br />
(Subtrate Intergrated Waveguide-SIW) đã thu hút rất nhiều sự chú ý do các đặc tính ưu<br />
việt của nó như chi phí thấp, tổn hao thấp, dải thông rộng và tính tương thích với quy trình<br />
mạch in phẳng [1].<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một bộ lọc thông dải siêu cao tần (SCT) tính năng<br />
cao bao phủ dải tần số băng C sử dụng công nghệ SIW-CPW (Subtrate Intergrated<br />
Waveguide-Coplanar Waveguide). Bộ lọc này có thể ứng dụng vào các hệ thống siêu cao<br />
tần trong các đài ra đa băng C như trong hệ thống thu của đài ra đa thụ động SDD.<br />
2. THIẾT KẾ BỘ LỌC THÔNG DẢI SIÊU CAO TẦN TÍNH NĂNG CAO BĂNG C<br />
SỬ DỤNG CẤU TRÚC SIW<br />
2.1. Lựa chọn cấu trúc SIW phù hợp cho bộ lọc tính năng cao băng C<br />
Ống dẫn sóng đồng phẳng là một loại đường truyền điện phẳng có thể được chế tạo<br />
bằng cách sử dụng công nghệ bảng mạch in, và được sử dụng để truyền các tín hiệu tần số<br />
cao. Trên một quy mô nhỏ hơn, các đường dây truyền dẫn sóng đồng phẳng cũng được<br />
tích hợp vào các mạch tích hợp vi sóng nguyên khối. Ống dẫn sóng đồng phẳng thông<br />
thường (CPW) bao gồm một đường truyền dẫn phẳng in trên đế điện môi kết hợp với một<br />
cặp dây dẫn. Tất cả ba dây dẫn đều nằm trên cùng một mặt của đế, và do đó, gọi là đồng<br />
phẳng. Cặp dây dẫn được tách ra khỏi đường truyền dẫn trung tâm bởi một khoảng trống<br />
nhỏ, có chiều rộng không thay đổi dọc theo chiều dài của đường truyền.<br />
<br />
<br />
172 T. T. Trâm, …, V. V. Phúc, “Thiết kế, chế tạo bộ lọc siêu cao tần … ra đa thụ động SDD.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Còn cấu trúc SIW được tạo ra bằng cách khoan 2 hàng lỗ dọc trên 2 cạnh của bề mặt<br />
chất nền vì vậy thường được gọi là ODS tích hợp vật liệu nền SIW.<br />
Các cấu trúc CPW và SIW được minh họa trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) CPW (b) SIW<br />
Hình 1. Minh họa cấu trúc CPW và SIW.<br />
Do các cấu trúc SIW có tính chất cắt tần số và các cấu trúc chu kỳ thường có tính chất<br />
dải chặn, nên các bộ lọc băng rộng nhỏ gọn có thể có được bằng cách tích hợp SIW với<br />
một cấu trúc chu kỳ nào đó, chẳng hạn như cấu trúc đồng phẳng nhỏ gọn-cấu trúc dải chắn<br />
điện từ (UC-EBG: Uniplanar Compact Electromagnetic Bandgap Structures), đồng phẳng<br />
nhỏ gọn- cấu trúc mặt đế không hoàn hảo (UC-DGS: Uniplanar Compact defect ground<br />
structures), và cấu trúc ống dẫn sóng đồng phẳng (CPW: coplanar waveguide). Những bộ<br />
lọc kết hợp kiểu này sẽ cho băng thông rộng hơn so với bộ lọc SIW thông thường. Mặt<br />
khác, SIW và các cấu trúc chu kỳ như UC-EBG, DGS và CPW được kết hợp chặt chẽ với<br />
nhau, và kết quả sẽ tạo ra các bộ lọc có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các bộ lọc SIW<br />
thông thường, kích thước tổng thể có thể so sánh với bước sóng hoạt động của nó [2], [3].<br />
Hơn nữa, các bộ lọc như vậy có tổn hao chèn thấp và độ chọn lọc tốt do hệ số phẩm chất<br />
của SIW cao và đặc tính tổn hao thấp của các cấu trúc chu kỳ (UC-EBG và CPW) [4].<br />
Tuy nhiên, trong thiết kế hệ thống tần số cao, thường yêu cầu một mặt phẳng đất lớn để<br />
giảm tạp tạo ra bởi các thành phần sóng cm và mm như bộ khuếch đại tạp thấp (LNA) và<br />
bộ dao động. Trong trường hợp này, nếu sử dụng bộ lọc SIW-UC-EBG và SIW-DGS sẽ<br />
không phải là thích hợp nhất vì các cấu trúc EBG và DGS sẽ gây ra tổn hao bức xạ lớn. Để<br />
phóng to mặt phẳng đất và giảm tổn hao bức xạ, có thể đặt các ô UC-EBG lên trên lớp phủ<br />
các SIW. Vì các ô UC-EBG cũng có thể được xem như cấu trúc CPW vì vậy cấu trúc này<br />
có thể được xem như là một SIW tích hợp với một CPW có chu kỳ nên gọi là bộ lọc SIW-<br />
CPW [1], [5].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc của bộ lọc SIW-CPW đề xuất<br />
(a) Mặt trước, (b) Mặt sau, (c) Kích thước của một ô.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 173<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
Hình 2a biểu thị cấu trúc SIW và các ô UC-EBG, khoảng cách giữa các ô UC-EBG là<br />
Dcell, khoảng cách này có thể được sử dụng để điều khiển các đỉnh cộng hưởng theo cách<br />
giống như của bộ lọc SIW-DGS. Tham số Sw được sử dụng để kiểm soát độ ghép giữa<br />
SIW với các cổng đầu vào và cổng đầu ra. Vì UC-EBG, DGS và CPW có thể tích hợp<br />
được hoàn toàn với SIW nên những cấu trúc này sẽ là ứng viên lý tưởng cho việc thiết kế<br />
bộ lọc băng rộng rất nhỏ gọn. Bộ lọc kiểu cấu trúc CPW-SIW này chủ yếu dựa trên các<br />
cấu trúc có chu kỳ nên việc tổng hợp bộ lọc được đơn giản hóa rất nhiều, hiệu suất và độ<br />
chọn lọc tốt hơn và thực hiện đơn giản chỉ bằng cách tăng thêm ô [6]. Do tính chất của cấu<br />
trúc SIW là có hệ số Q cao và cấu trúc CPW tuần hoàn có đặc điểm là tổn hao chèn thấp<br />
nên trong các thiết kế và mô phỏng bộ lọc thông dải băng C lựa chọn cấu trúc SIW-CPW<br />
như minh họa trên hình 2.<br />
2.2. Thiết kế bộ lọc thông dải SCT băng C SIW-CPW tính năng cao<br />
Việc xây dựng các tham số bộ lọc thông dải SCT băng C SIW-CPW tính năng cao dựa<br />
trên việc tham chiếu các tham số của bộ lọc thông dải nằm trong máy thu của đài ra đa thụ<br />
động SDD.<br />
Trong máy thu của đài ra đa thụ động SDD có rất nhiều bộ lọc thông dải SCT khác<br />
nhau, các bộ lọc này đảm bảo chức năng tách hoặc loại bỏ các tần số ở dải tần mong muốn<br />
trên một dải, chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thu tín<br />
hiệu nhằm đáp ứng các chức năng chiến - kỹ thuật của toàn bộ hệ thống. Bộ lọc thông dải<br />
băng C nằm trong các khối DPX, KKX2, …[7]<br />
Hình 3 trình bày vị trí cụ thể của 1 bộ lọc thông dải băng C trong khối KKX2 của máy<br />
thu đài ra đa thụ động SDD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối KKX2 (Phần in đậm là bộ lọc thông dải băng C).<br />
Bài toán thiết kế bộ lọc thông dải SCT băng C dựa trên cấu trúc CPW-SIW được thực<br />
hiện với các tham số kỹ thuật theo bảng 1.<br />
Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ lọc SCT băng C SIW-CPW.<br />
TT Tham số kỹ thuật Đơn vị đo Cần đạt<br />
1 Dải tần làm việc MHz 4000 8000<br />
2 Suy hao trong dải dB 3<br />
3 Độ chắn ngoài dải (@f0 ± 1,5f) dB ≥ 30<br />
4 Độ nhấp nhô trong dải dB 1<br />
5 Dải thông (mức -3 dB) MHz 4000 ± 100<br />
6 Tổn hao phản hồi ≥ 10<br />
Các bước tính toán, thiết kế bộ lọc thông dải SCT băng C tính năng cao sử dụng cấu<br />
trúc SIW-CPW [1], [8], [9]:<br />
Bước 1: Chọn tần số trung tâm f0: f0 = 6 GHz;<br />
Bước 2: Chọn kích thước ống sóng: (34,85 x 15,8) mm;<br />
Bước 3: Tính bước sóng trong không gian tự do 0: 0 = c/f0 50 mm;<br />
<br />
<br />
<br />
174 T. T. Trâm, …, V. V. Phúc, “Thiết kế, chế tạo bộ lọc siêu cao tần … ra đa thụ động SDD.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Bước 4: Chọn loại chất nền sẽ sử dụng để thiết kế: Rogger 5880 có hằng số điện môi εr =<br />
2.2, độ dày chất nền h = 0.762 mm, độ dày lớp đồng t = 0.017 mm;<br />
Bước 5: Tính chiều rộng Weff của ống dẫn sóng kim loại lấp đầy điện môi εr theo công thức<br />
với Wcon = 35 mm (Wcon là kích thước của ODS kim loại thông thường):<br />
Weff = Wcon/√εr = 35/√2.2 23.6 mm;<br />
Bước 6: Chọn đường kính và khoảng cách giữa các lỗ: Trong thiết kế này ta chọn d = 0.4<br />
mm và s = 0.8 mm để đảm bảo các yêu cầu về chống rò rỉ bức xạ;<br />
d2<br />
Bước 7: Tính kích thước SIW theo công thức: W SIW Weff = 23.8 mm;<br />
0.95s<br />
Bước 8: Chọn khoảng cách giữa các ô theo công thức: D cell 0.2W SIW nên ta chọn<br />
Dcell = 4.5 mm;<br />
Bộ lọc SIW-CPW được thiết kế gồm 11 ô như trên hình 4. Bảng 2 liệt kê các tham số<br />
hình học cho bộ lọc SIW-CPW 11 ô trên cơ sở lý thuyết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ cấu trúc thiết kế bộ lọc SIW-CPW băng C.<br />
<br />
Bảng 2. Giá trị của các tham số đã được tính toán cho bộ lọc SIW-CPW.<br />
TT Tham số Giá trị TT Tham số Giá trị TT Tham số Giá trị<br />
1 WSIW (mm) 23.8 6 Ecl (mm) 1.5 11 H (mm) 0.762<br />
2 d (mm) 0.4 7 Egap (mm) 0.25 12 Eltl (mm) 0.8<br />
3 s (mm) 0.8 8 Esl (mm) 0.65 13 Esw (mm) 0.8<br />
4 ECW (mm) 12 9 Dcell (mm) 4.5 14 Eltw (mm) 0.6<br />
5 Estl (mm) 1.25 10 W50 (mm) 1.8 15 Estw (mm) 0.25<br />
Dựa trên bảng tham số đã được tính toán theo lý thuyết, tiến hành mô phỏng bộ lọc<br />
SIW-CPW trên phần mềm CST [10]. Trong quá trình mô phỏng đã điều chỉnh các tham số<br />
để kết quả mô phỏng là tối ưu nhất. Bảng 3 liệt kê các tham số sau khi đã tiến hành mô<br />
phỏng và điều chỉnh để cho kết quả tối ưu nhất.<br />
Bảng 3. Giá trị của các tham số đã được tối ưu trên phần mềm CST.<br />
TT Tham số Giá trị TT Tham số Giá trị TT Tham số Giá trị<br />
1 WSIW (mm) 25 6 Ecl (mm) 2 11 H (mm) 0.762<br />
2 d (mm) 0.4 7 Egap (mm) 0.25 12 Eltl (mm) 0.9<br />
3 s (mm) 0.8 8 Esl (mm) 0.65 13 Esw (mm) 0.85<br />
4 ECW (mm) 14 9 Dcell (mm) 4.5 14 Eltw (mm) 0.5<br />
5 Estl (mm) 1.25 10 W50 (mm) 1.8 15 Estw (mm) 0.25<br />
3. CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM<br />
3.1. Các kết quả mô phỏng bộ lọc SIW-CPW băng C trên phần mềm CST<br />
Các kết quả mô phỏng tổn hao trong dải, độ chắn ngoài dải và tổn hao phản hồi của bộ<br />
lọc thông dải SCT băng C SIW-CPW được thể hiện trên hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 175<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b)<br />
<br />
<br />
Hình 5. (a) Tổn hao trong dải và độ chắn ngoài dải, (b) Tổn hao phản hồi.<br />
3.2. Các kết quả thực nghiệm với bộ lọc thông dải SCT băng C SIW-CPW<br />
Hình 6 trình bày ảnh chụp bộ lọc thông dải băng C SIW-CPW đã thiết kế chế tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Ảnh chụp bộ lọc đã thiết kế chế tạo và kết nối vào khối KKX2<br />
của máy thu đài ra đa thụ động SDD.<br />
Các kết quả đo thực tế tổn hao trong dải và độ chắn ngoài dải của bộ lọc thông sải SCT<br />
băng C SIW-CPW được thể hiện trên hình 7. So sánh kết quả mô phỏng và kết quả đo thực<br />
tế đặc tuyến của bộ lọc như trên hình 8.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 7. (a) Suy hao trong dải và độ chắn ngoài dải, (b) Tổn hao phản hồi.<br />
<br />
<br />
176 T. T. Trâm, …, V. V. Phúc, “Thiết kế, chế tạo bộ lọc siêu cao tần … ra đa thụ động SDD.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. So sánh kết quả mô phỏng và kết quả đo thực tế đặc tuyến của bộ lọc:<br />
1 - Kết quả mô phỏng, 2- Kết quả đo thực tế.<br />
<br />
Bảng 4. Bảng so sánh kết quả mô phỏng và kết quả đo thực tế bộ lọc.<br />
Đơn vị Yêu cầu Kết quả KQ đo<br />
TT Tham số kỹ thuật<br />
đo mô phỏng thực tế<br />
4000 3900 4000 <br />
1 Dải tần làm việc MHz<br />
8000 8500 8000<br />
2 Tổn hao trong dải dB 3 2,6 2,6<br />
Độ chắn ngoài dải dải<br />
3 dB ≥ 30 ≥ 35 ≥ 40<br />
(@f0 ± 1,5f)<br />
4 Độ nhấp nhô trong dải dB 1 1 1<br />
5 Dải thông mức -3 dB MHz 4000 ± 100 4600 4000<br />
6 Tổn hao phản hồi dB ≥ 10 ≥ 10 ≥ 10<br />
Các tham số đo được đáp ứng yêu cầu đặt ra khi thiết kế. Từ kết quả mô phỏng và đo<br />
thực tế thấy rằng: Giữa kết quả mô phỏng và thực tế có sự sai khác về dải thông. Do đó,<br />
khi thiết kế thực tế chúng ta phải điều chỉnh và có tính toán đến sai số về dải thông giữa<br />
mô phỏng và thực tế để tạo ra được bộ lọc có kết quả như mong muốn.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bộ lọc thông dải ứng dụng công nghệ CPW-SIW ở dải tần băng C đã được thiết kế, chế<br />
tạo và đưa vào sử dụng trong thực tế. Bộ lọc đạt được các tham số vượt trội về suy hao<br />
trong dải và độ chắn ngoài dải so với các bộ lọc siêu cao tần băng C thông thường. So sánh<br />
kết quả mô phỏng và kết quả đo kiểm thực tế cho thấy sự tương đồng của các tham số. Các<br />
tham số đo kiểm của bộ lọc đáp ứng yêu cầu đặt ra của các bộ lọc băng C trong máy thu<br />
đài ra đa thụ động SDD. Sản phẩm nghiên cứu có được ứng dụng trong máy thu của đài ra<br />
đa thụ động SDD.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. D. Deslandes and K. Wu, “Accurate Modeling, Wave Mechanisms, and Design<br />
Considerations of a Substrate Integrated Waveguide”, IEEE Trans. Microwave<br />
Theory & Tech ., VOL. 54, NO 6, pp. 2516-2526, JUN. 2006;<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 177<br />
Kỹ thuật Điện tử – Thông tin<br />
[2]. F. R. Yang, K. P. Ma, Y. X. Qian, and T. Itoh, “A uniplanar compact<br />
photonic-bandgap (UC-PBG) structure and its applications for microwave circuits,”<br />
IEEE Trans. Microw. Theory Tech., vol. 47, no. 8,pp.1509–1514, Aug. 1999;<br />
[3]. Y. Rong, A. Zaki, J. Gipprich, M. Hageman, and D. Stevens, “LTCC wide-band<br />
ridge-waveguide bandpass filters,” IEEE rans. icrow. Theory Tech., vol. 47, no. 9,<br />
pp. 1836–1840, Sep. 1999;<br />
[4]. J. Sor, Y. Qian, and T. Itoh, “Miniature low-loss CPW periodic structures for filter<br />
applications,” IEEE Trans. Microw. Theory Tech., vol. 49, no. 12, pp. 2336–2341, Dec.<br />
2001;<br />
[5]. J. Gipprich, D. Stevens, M. Hageman, A. Piloto, K. A. Zaki, and Y. Rong,<br />
“Embedded waveguide filters for microwave and wireless applications using cofired<br />
ceramic technologies,” in Proc. Int. Microelectron. Symp., San Diego, CA, Nov.<br />
1998, pp. 23–26;<br />
[6]. F. R. Yang, K. P. Ma, Y. X. Qian, and T. Itoh, “A novel TEM waveguide<br />
using uniplanar compact photonic-bandgap (UC-PBG) structure,” IEEE<br />
Trans. Microw. Theory Tech., vol. 47, no. 11, pp. 2092–2098, Nov. 1999;<br />
[7]. Tài liệu thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng ra đa SDD;<br />
[8]. T. V. Duong, W. Hong, Z. C. Hao, W. C. Huang, J. X. Zhuang, and M. H. Nguyen, “A<br />
new class of selectivity-improved mm-waves dual-mode substrate integrated waveguide<br />
filters,” in Proc. Asia–Pacific Microw. Conf., vol. 1. Dec. 2015, pp. 398–40;<br />
[9]. “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống dẫn sóng tích hợp vật liệu nền trong thiết kế<br />
các hệ thống siêu cao tần”/ Hội thảo quốc gia 2017 về Điện tử, truyền thông và<br />
công nghệ thông tin (REV-ECIT 2017);<br />
[10]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm CST Microwave Studio Suite 2015.<br />
ABSTRACT<br />
DESIGN AND FABRICATION HIGH-PERFORMANCE C BAND FILTER<br />
USING SUBSTRATED INTERGRATED WAVEGUI TECHNICAL<br />
APPLY IN MODULES OF RADAR PASIVE SDD’RECEIVER<br />
The filter closing role of the important in the radar systems. So this paper<br />
propose a solution to design and fabrication of high-performance C-band<br />
microwave filters using SIW technology. By drilling two rows of vertical holes on<br />
the two sides of the flat wave conductor surface in conjunction with selecting the<br />
appropriate structure to create a good selection of SIW-CPW filters. In this study,<br />
we implemented the high-performance C-band SIW-CPW filter with wide<br />
bandwidths, low insertion loss and superior features beyond out of bandwidth. This<br />
filter will apply in modules of radar passive SDD’s receiver.<br />
Keywords: Bộ lọc; Siêu cao tần; Ống dẫn sóng; SIW; băng C.<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa, Viện KHCNQS.<br />
*<br />
Email: tramhtvrd@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
178 T. T. Trâm, …, V. V. Phúc, “Thiết kế, chế tạo bộ lọc siêu cao tần … ra đa thụ động SDD.”<br />