CHƯƠNG 4. BỘ SƯU TẬP VÀ BIÊN MỤC TÀI LIỆU SỐ<br />
<br />
113<br />
<br />
Chương 4<br />
<br />
BỘ SƯU TẬP VÀ BIÊN MỤC TÀI LIỆU SỐ <br />
<br />
1. CÁC KHÁI NIỆM <br />
<br />
Một sưu tập - collection: tập trung vào đối tượng số hóa, bao<br />
gồm văn bản, hình ảnh và âm thanh cùng với phương thức truy cập,<br />
truy hồi, chọn lọc, tổ chức, bảo trì sưu tập đó. Sưu tập do chuyên gia<br />
thư viện tạo nên. Một sưu tập - collection thông tin bao gồm nhiều tài<br />
liệu dưới nhiều hình thức.<br />
Một tài liệu - document: là thông điệp mang thông tin dưới hình<br />
thức điện tử. Tài liệu là đơn vị cơ sở từ đó bộ sưu tập thông tin được<br />
xây dựng, mặc dù chúng có thể có những cơ sở hạ tầng và những tập<br />
tin kết hợp riêng. Nói chung tài liệu bao gồm văn bản, hình ảnh, âm<br />
thanh hay video.<br />
Một bộ sưu tập thông tin: là một sưu tập bao gồm nhiều tài liệu<br />
dưới nhiều dạng thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình<br />
ảnh động, tuy nhiên cung cấp một giao diện đồng nhất qua đó tất cả<br />
các tài liệu có thể được truy cập, mặc dù cách mà tài liệu đó hiển thị sẽ<br />
tuỳ thuộc vào phương tiện và dạng thức của tài liệu đó. Ví dụ muốn<br />
đọc một văn bản PDF thì phải tích hợp trình ứng dụng Adobe Acrobat<br />
hay muốn xem một đoạn video thì phải tích hợp trình ứng dụng<br />
Windows Media Player, …<br />
<br />
114<br />
<br />
NGUYÊN LÝ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ<br />
<br />
Hình 4.1: Ví dụ minh họa về một bộ sưu tập bằng phần mềm Greenstone<br />
<br />
Một bộ sưu tập như thế trước khi trình bày phải qua một quá trình<br />
hình thành để tạo nên những cấu trúc hỗ trợ cho việc truy tìm và lướt<br />
tìm được dùng cho việc truy cập sưu tập.<br />
Khi xây dựng xong, bộ sưu tập có thể được xuất bản trên Internet<br />
hoặc xuất ra CD-ROM một cách hoàn toàn tự động.<br />
Một khi sưu tầm thêm tài liệu mới, ta có thể dễ dàng bổ sung<br />
thêm vào bộ sưu tập bằng cách tái xây dựng.<br />
Một thư viện nói chung bao gồm nhiều bộ sưu tập khác nhau, mỗi<br />
sưu tập tổ chức mỗi khác, tùy theo hình thức tài liệu được sưu tầm và<br />
tùy theo chủ đề, đề tài được quan tâm; tuy nhiên hoàn toàn giống nhau<br />
về phương cách xây dựng và hiển thị.<br />
<br />
CHƯƠNG 4. BỘ SƯU TẬP VÀ BIÊN MỤC TÀI LIỆU SỐ<br />
<br />
115<br />
<br />
Hình 4.2: Ví dụ minh họa về một bộ sưu tập bằng phần mềm Dspace<br />
<br />
Những chuyên viên thư viện số trong một thư viện với sự phối<br />
hợp và tương tác với người sử dụng sẽ tạo nên những bộ sưu tập cần<br />
thiết và hữu ích cho thư viện, phục vụ tốt công tác nghiên cứu, giảng<br />
dạy, học tập trong những cơ sở đào tạo; đồng thời đáp ứng nhu cầu<br />
khảo cứu của học giả, nhà nghiên cứu và nhiều đối tượng khác. Đây là<br />
công việc thường xuyên của một thư viện đòi hỏi chuyên viên thư viện<br />
số phải phối hợp với bộ phận Dịch vụ thông tin để nắm bắt yêu cầu<br />
thông tin của người sử dụng nhằm phục vụ tốt cho việc sưu tầm thông<br />
tin; có kỹ năng số hóa tài liệu; am hiểu chuẩn Dublin Core trong công<br />
tác biên mục tài nguyên; và nhất là thành thạo trong việc sử dụng phần<br />
mềm nguồn mở Greenstone.<br />
2. Ý NGHĨA VÀ NHU CẦU <br />
<br />
Thế giới thư viện ngày nay đang trải qua một giai đoạn thay đổi<br />
lớn. Các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu đang đối mặt với sự<br />
phát triển mới. Cùng với sự phát triển việc sử dụng các công nghệ<br />
<br />
116<br />
<br />
NGUYÊN LÝ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ<br />
<br />
mới, sự gia tăng thông tin số dưới dạng xuất bản phẩm điện tử và<br />
nguồn tin trên mạng, cũng như sự có mặt Internet ở khắp mọi nơi.<br />
Thực tế, việc phát triển CNTT và truyền thông đã và đang giúp<br />
cho đội ngũ giảng viên ngày càng nâng cao và cập nhật kiến thức<br />
chuyên môn. Tuy nhiên thông tin ngày càng trở nên quá tải. Trách<br />
nhiệm của những người làm công tác quản lý thông tin trong một<br />
trường đại học là làm thế nào để giúp cho đội ngũ giảng viên, sinh<br />
viên và cán bộ có được những thông tin có ý nghĩa và hữu ích để họ<br />
thật sự có thể nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn, phục vụ<br />
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Một nhu cầu về<br />
lưu trữ, tổ chức và truy cập thông tin đã và đang đặt các thư viện trước<br />
ngưỡng cửa của thư viện số. Thông tin cần được chọn lọc, tổ chức và<br />
phục vụ dưới dạng kỹ thuật số.<br />
Để làm được điều đó việc xây dựng, phát triển các bộ sưu tập số<br />
cần phải có một kế hoạch, một chiến lược phát triển lâu dài. Sau đây<br />
là một số bước tạo lập bộ sưu tập thông tin:<br />
- Xác định các loại tài liệu cần thiết trong một lĩnh vực cụ thể<br />
hay trong toàn bộ sưu tập.<br />
- Đối chiếu tính xác đáng, mức độ yêu cầu của tài liệu nhằm<br />
đảm bảo sự chọn lựa tốt nhất đã được thực hiện mà không<br />
vượt quá kinh phí cho phép.<br />
- Số hóa các tài liệu được chọn với giá hợp lý theo phương cách<br />
hiệu quả nhất.<br />
- Đóng gói các tài liệu số thành các bộ sưu tập và phân phối các<br />
bộ sưu tập tới đông đảo bạn đọc.<br />
Toàn bộ quá trình phải tập trung vào việc cung cấp tài liệu đáp<br />
ứng nhu cầu thông tin đã được xác định và phù hợp, gắn liền với hoạt<br />
động của thư viện trong quá trình xác định vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu<br />
hoạt động của mình. Chính vì vậy mà phát triển bộ sưu tập không thể<br />
là một yếu tố hay quá trình đơn lẻ; mà ngược lại nó cần được đặt trong<br />
mối quan hệ chung mà ở đó nhu cầu sử dụng của các nhóm đối tượng<br />
<br />
CHƯƠNG 4. BỘ SƯU TẬP VÀ BIÊN MỤC TÀI LIỆU SỐ<br />
<br />
117<br />
<br />
người dùng, cũng như mối tương quan với các quan hệ bên ngoài cần<br />
phải được xác định và thỏa mãn.<br />
3. MỘT SỐ BỘ SƯU TẬP MẪU <br />
<br />
Như khái niệm đã đề cập, một bộ sưu tập thông tin là một sưu tập<br />
bao gồm nhiều tài liệu dưới nhiều dạng thức khác nhau: văn bản, hình<br />
ảnh, âm thanh, hình ảnh động...; dưới đây là một số bộ sưu tập mẫu<br />
được thể hiện theo các dạng thức khác nhau; phần lớn các bộ sưu tập<br />
mẫu này được xây dựng bằng phần mềm nguồn mở Greenstone.<br />
3.1. Các bộ sưu tập theo loại hình xuất bản <br />
<br />
Bộ sưu tập tạp chí điện tử:<br />
Với Greenstone ta có thể tạo ra các sưu tập về tạp chí điện tử theo<br />
từng số xuất bản mà không phá vỡ cấu trúc mục lục nguyên gốc của<br />
tạp chí điện tử đó, làm cho người sử dụng không thấy có sự khác biệt<br />
của tạp chí khi đưa vào quản lý bởi phần mền Greenstone và tạp chí<br />
điện tử nguyên gốc xuất bản trên mạng của nhà xuất bản như:<br />
TidBITS, Journal of Artificial Intelligence Research (The New<br />
Zealand Digital Library). Ngoài ra cũng có thể sưu tập hoàn toàn là<br />
danh mục tạp chí (chỉ biên mục quản lý nguồn mà không quản lý dữ<br />
liệu toàn văn của từng bài tạp chí) mà người sử dụng khi kết nối nội<br />
dung sẽ kết nối trực tiếp đến tạp chí gốc của nhà xuất bản: IISc<br />
Publication (Indian Institute of Science, India)<br />
<br />
Hình 4.3: Danh mục tạp chí của IISc Publications (Indian Institute of Science, India)<br />
<br />