intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận và xử trí bệnh nhân đau bụng cấp ở người lớn

Chia sẻ: Phan Văn Trường _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau bụng cấp là một tình trạng rất hay gặp tại khoa Cấp cứu, nguyên nhân vô cùng đa dạng. Điều khó khăn nhất là phân biệt được cơn đau bụng này có chỉ định ngoại khoa hay không với các cơn đau bụng khác. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận và xử trí bệnh nhân đau bụng cấp ở người lớn

  1. TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG CẤP Ở NGƯỜI LỚN TS. Phạm Hồng Phương; BSCKI. Trần Bá Biên 1. ĐỊNH NGHĨA  Đau bụng cấp là một tình trạng rất hay gặp tại khoa Cấp cứu, nguyên nhân vô cùng   đa dạng. Điều khó khăn nhất là phân biệt được cơn đau bụng này có chỉ  định ngoại khoa   hay không với các cơn đau bụng khác. Đôi khi cơn đau bụng ngoại khoa có biểu hiện sớm  rất kín đáo. Ngoài các thăm dò chức năng hỗ trợ chẩn đoán, theo sát các cơn đau chưa loại   trừ các nguyên nhân ngoại khoa giúp chúng ta tránh được những sai sót không đáng có. 2. CHẨN ĐOÁN 2.1. Chẩn đoán xác định  2.1.1. Lâm sàng  Khai thác tính chất cơn đau  + Cơn đau nội tạng  từ cơn, giữa các cơn có thể hết hoặc âm ỉ (ví dụ  cơn đau quặn   gan, co thắt ruột, tắc ruột…). + Cơn đau thành  liên tục, âm  ỉ, không dứt, thường có phản  ứng (ví dụ   viêm phúc   mạc ruột thừa, chảy máu trong ổ bụng, thủng tạng rỗng…). + Cơn đau lan   liên quan tới tư thế, nhịp thở…(ví dụ   viêm phổi, áp xe cơ thắt lưng   chậu, tràn mủ màng phổi…). Khai thác vị trí cơn đau  + Đau thượng vị  viêm dạ dày, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, giun chiu ống mật… + Đau hạ vị  viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm phần phụ, chửa ngoài tử cung… + Đau quanh rốn  viêm dạ dày ruột… + Đau hạ sườn phải  áp xe gan, giun chui ống mật, viêm mật cấp… + Đau hố chậu phải  viêm ruột thừa, viêm manh tràng, sỏi niệu quản… + Đau hố chậu trái  sỏi niệu quản, viêm túi thừa… + Đau hai mạn sườn  sỏi niệu quản… Xác định mức độ  đau    phải xác định mức độ  đau để  cho thuốc giảm đau sớm.  Dùng thuốc giúp cho chẩn đoán dễ  dàng và chính xác hơn chứ  không phải làm mất triệu   chứng.      Thang điểm đau VAS  Điểm 0  không đau     Điểm 10  đau dữ dội nhất
  2.     Yêu cầu bệnh nhân đánh giá mức độ từ 0 tới 10 và ghi nhận kết quả  ví dụ  4/10,   7/10. Khai thác tiền sử   + Thời gian xuất hiện cơn đau + Yếu tố liên quan bữa ăn  ngộ độc? dị ứng? + Các bệnh lý toàn thân từ trước  viêm tụy mạn, sỏi mật, sỏi thận… + Sốt? + Thiếu máu? ­ Khám lâm sàng   Thăm khám kỹ bụng ( nhìn, sờ, gõ, nghe) và các lỗ thoat vị, thăm trực tràng. Tìm các  dấu hiệu quan trọng  Bụng chướng, tăng nhu động, quai ruột nổi, phản  ứng thành bụng,   cảm ứng phúc mạc, thoát vị… Toàn thân  ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, sốc, thiếu máu, toan nặng… ­ Định hướng chẩn đoán  Thông thường bụng là cơ quan có nhiều tổ chức bên dưới, do vậy việc chẩn đoán ra  một bệnh cụ  thể  dựa vào lâm sàng rất khó khăn. Sử  dung các thăm dò chức năng để  xác   định và tìm chẩn đoán ngày càng quan trọng. + Thủng tạng rỗng   cơn đau đột ngột dữ  dội, liên tục kiểu ngoại tạng, bụng co   cứng, phản ứng thành bụng. + Tắc ruột  đau bụng từng cơn kiểu nội tạn, bụng chướng, bí trung đại tiện. + Tắc mật  đau bụng mạn sườn phải, sốt, vàng da đôi khi khám thấy túi mật to, ấn   điểm túi mật đau. + Cơn đau quặn thận  đau dữ  dội mạn sườn, lan xuống dưới hoặc xuống bộ phận   sinh dục, tiểu buốt rắt hoặc có máu. + Viêm ruột thừa triệu chứng phụ thuộc vào thời gian tới khám. Giai đoạn sớm đôi   khi chỉ đau vùng thượng vị, sốt nhẹ. Giai đoạn muộn hơn  đau khu trú hố chậu phải, ấn có   phản  ứng thành bụng rõ. Viêm ruột thừa không điển hình đôi khi chẩn đoán rất khó khăn,  cần phải theo dõi sát triệu chứng, thăm khám nhiều lần và phải cảnh giác nghĩ đến viêm  ruột thừa trước các trường hợp đau bụng chưa rõ nguyên nhân. 2.1.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm Khi nghi vấn đến một cấp cứu ngoại khoa hay tim mạch, cần cho người bệnh vào  khoa cấp cứu để 
  3. Đặt đường truyền tĩnh mạch chắc chắn, lấy máu làm xét nghiệm trước mổ  công  thức máu, tiểu cầu, hematocrit, và các xét nghiệm đông chảy máu (máu chảy, máu đông,  thời gian prothrombin, TCK). Ghi điện tim, xét nghiệm nước tiểu bằng giấy thử. Chụp Xquang bụng không chuẩn bị tư thế đứng, phim thẳng, phim nghiêng, phim  chụp hai vòm hoành (tìm liềm hơi) và phim chụp Xquang ngực. Các   xét   nghiệm   khác   được   chỉ   định   theo   định   hướng   lâm   sàng   để   chẩn   đoán  nguyên nhân. + Sinh hóa  xét nghiệm chức năng gan tụy, men tim (LDH,CKP) beta HCG (khi nghi   vấn nguyên nhân sản phụ khoa), tìm độc chất. + Vi khuẩn  cấy máu, soi và cấy nước tiểu. + Chẩn đoán hình  ảnh  siêu âm bụng và tiểu khung, siêu âm qua âm đạo, chụp hệ  thống tiết niệu có dùng thuốc cản quang tĩnh mạch (UIV), khung đại tràng có thuốc cản  quang, chụp CLVT, chụp mạch. + Nội soi tiêu hóa (soi dạy dày ­ tá tràng, soi đại tràng). + Soi ổ bụng để chẩn đoán và/hoặc điều trị.  3. ĐIỀU TRỊ  Đánh giá nhanh chóng các chức nặng sống và nhận định các tình trạng nguy hiểm  tụt huyết áp, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu máu nặng, rối loạn ý thức, suy hô hấp. Giảm đau đầy đủ   cần giảm đau cấp cứu nếu đau > 4/10. Tùy theo loại cơn đau   mà cho thuốc phù hợp  + Cơn đau tạng  Buscopan, Viscrenalgin, Nospa, Atropin. + Cơn đau thành  Perfalgan, Efferalgan, bọc dạ dày. + Cơn đau lan  phong bế, fendene. + Cơn đau phối hợp  phối hợp nhiều thuốc hoặc morphin (nên dùng đúng liều) Các biện pháp giảm đau phối hợp  chườm lạnh, động viên, chọn tư thế đỡ đau… Nên tránh thuốc đường uống nếu đang nghĩ đến bụng ngoại khoa cần phải phẫu  thuật cấp cứu. Luôn chú ý xác định có chỉ định ngoại khoa cấp hay không   Dấu hiệu cần phát hiện   co cứng thành bụng, phản  ứng thành bụng, cảm  ứng   phúc mạc, dấu hiệu của tắc ruột, đa hố chậu phải…? Bệnh lý cần phát hiện   viêm phúc mạc, chảy máu trong  ổ  bụng, chửa ngoài tử  cung, thủng tạng rỗng…
  4. Xử trí theo định hướng  tùy theo nguyên nhân và toàn trạng + Toàn trạng không ổn định  phải có lưu ý đặc biệt về điều trị và theo dõi. Mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp, SpO2, điện tim tùy theo trường hợp cụ thể. Đặt đường truyền tĩnh mạch, nếu sốc phải đặt hai đường truyền ngoại vi cỡ lớn. Nhịn ăn nếu bệnh nhân có nghi ngờ chỉ định ngoại khoa. Làm các xét nghiệm cơ  bản, đông máu, HIV, HbsAg và các xét nghiệm cần cho   phẫu thuật. Đặt ống thông dạ dày dẫn lưu nếu bụng chướng, cần theo dõi dịch dạ dày. Hạn chế hoặc chú ý đặc biệt khi di chuyển bệnh nhân đi chụp chiếu, siêu âm. Ưu   tiên làm các thăm dò tại chỗ. Lưu ý phát hiện và xử trí hội chứng khoang bụng cấp (tăng áp lực trong ổ bụng) Thông báo tiên lượng cho gia đình. + Với các trường hợp đau bụng có nguyên nhân rõ ràng và toàn trạng ổn định  Giảm đau đầy đủ Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn nếu phải cân thiệp ngoại khoa. Ghi các xét nghiệm cần thiết. Gửi chuyên khoa điều trị. + Trường hợp chưa rõ chẩn đoán   Loại trừ  các nguyên nhân nguy hiểm biểu hiện kín đáo  chửa ngoài tử  cung, vỡ  tạng rống, viêm ruột thừa không điển hình, tắc mạch mạc treo, viêm túi thừa, viêm hạch   mạc treo. Những cơn đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân mặc dù đã khám kỹ và làm nhiều   thăm dò và xét nghiệm  cần theo dõi sát nếu cơn đau dai dẳng không dứt. Có thể phải giữ  bệnh nhân nằm lưu lại để theo dõi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Văn Đính và Cộng sự “Hồi sức cấp cứu toàn tập”, NXB Y học 2015. 2. Các xét nghiệm hóa sinh thường gặp trong thực hành lâm sàng năm 2013. 3. Cẩm nang điều trị nội khoa Harrison. 4. Rosen’s Emergency Medicine 2019. 5. Current diagnosis and treatment Emergency Medicine, 8th edition, McGraw Hill   2019. 6. “Phác đồ cho bác sỹ trực cấp cứu” , Nhà xuất bản y học 2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2