intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995

Chia sẻ: Albert Francois | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

473
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới ngày nay, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là đối thoại, hợp tác cùng phát triển. Viêt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bước vào thời kì đổi mới, đất nước ta đứng trước những thách thức của thời vận mới, đòi hỏi có những chính sách đối ngoại phù hợp, nhạy bén và linh hoạt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995

  1. BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995 Hà Nội, tháng 3 năm 2011
  2. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………. …………………1 I. Khái quát chung về chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN…………………2 II. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với một số nước cụ thể…………………………..3 1.Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Campuchia…………………………………….3 1.1. Cơ sở hoạch định chính sách ……………………………………………………..3 1.2. Nội dung và triển khai chính sách………………………………………………..4 2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Lào……………………………………………6 2 .1.Cở sở hoạch định chính sách……………………………………………………..6 2.2. Nội dung và triển khai chính sách………………………………………………..7 3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Thái Lan……………………………………..10 3 .1.Cở sở hoạch định chính sách……………………………………………………..10 3.2.Nội dung và triển khai chính sách………………………………………………..10 III. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………………….13 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………15
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trên thế giới ngày nay, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là đối thoại, hợp tác cùng phát triển. Viêt Nam cũng không nằm ngo ài xu thế đó. Bư ớc vào thời kì đổi mới, đất nước ta đứng trước những thách thức của thời vận mới, đòi hỏi có những chính sách đối ngoại phù hợp, nhạy bén và linh hoạt hơn. Việc vận dụng đối ngoại gắn liền với lợi ích quốc gia đã mạng lại những thành tựu to lớn. Trong đó không thể không kể đến việc gia nhập ASEAN. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã mở ra một trang mới không chỉ trong quan hệ với các quốc gia thành viên mà còn ngay trong chính đ ường lối đối ngoại của Việt Nam. Bỏ qua những mâu thuẫn và b ất đồng trước đây, Việt Nam đã ngày càng kh ẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong tổ chức. Trong bài tiểu luận n ày, chúng tôi chỉ tập trung phân tích chính sách đối ngo ại của Việt Nam với các n ước láng giềng: Lào, Campuchia, Thái Lan trong tổ chức ASEAN để phần n ào làm rõ được đường lối đối ngoại của Việt Nam với tổ chức này. Trong quan hệ với ASEAN , nước ta cần quan tâm nghiên cứu chính sách, vai trò, tầm ảnh hư ởng của các nước trong khu vực nhằm hợp tác một cách có hiệu quả trên cơ sở giữ vững lợi ích quốc gia như nhà ngoại trưởng Anh nổi tiếng Palmerston thế kỉ 19 đã nói: “ Trong quan hệ quốc tế, không có bạn thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu mà chúng ta cần theo đuổi”. I. Khái quát chung về chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN Sau Đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ VII của Đảng, bối cảnh quốc tế có sự thay đổi lớn do sự sụp đổ mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự tan rã của Đảng Cộng Sản Liên Xô, thế giới chuyển dần sang xu thế một cực và nhiều trung tâm do Mỹ khống chế.
  4. Nắm được lợi thế là một siêu cường kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ , Mỹ đang toan tính thực thi chiến lược “ răn đe, vượt trên ngăn ch ặn”, chống lại các lực lượng dân chủ và tiến bộ gây ra tình hình mất ổn định ở nhiều nơi. Tuy nhiên, xu th ế chung của thế giới thời kì này là hòa bình, ổn định và phát triển. Đối với nước ta, để tồn tại, phát triển và đ ẩy lùi nguy cơ tụt hậu, đ òi hỏi phải hết sức tỉnh táo để có thể đ ưa ra những chính sách đúng đắn và kịp thời. Trong xu thế mới của tình hình quốc tế, năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cùng một lúc đ ã giải quyết đ ược nhiều vấn đề còn tồn tại trong nước ta. Đó là giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, bình thư ờng hóa quan hệ với Trung Quốc, nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ký Hiệp định khung với với Liên minh châu Âu, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộ c và các nước đang phát triển ở châu á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La-tinh và các nước công nghiệp phát triển trên thế giới... , góp phần phá thế bị bao vây, cô lập, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và thu ận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa Việt Nam hội nhập về kinh tế với khu vực và qu ốc tế. Sau khi gia nhập ASEAN , vị thế quốc tế của Việt Nam đ ược nâng cao, quan hệ song phương với từng nước ASEAN cũng được cải thiện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đưa ra hư ớng ưu tiên cho hoạt động đối ngoại ,được khẳng định là “ ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN” 1. Chủ trương đ ẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các nước láng giềng , các nước trong tổ chức ASEAN được xem là 1 Đảng Cộng Sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia. ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại Việt Nam. Thực hiện chủ trương trên Việt Nam tiếp tục kiên trì đ ường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, ưu tiên cao cho hợp tác khu vực cả trên bình diện song phương và đa phương .Với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN , Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các ho ạt động của Hiệp hội , đồng thời xúc tiến giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Cụ thể là th ỏa thuân với Malaixia về tài nguyên biển, hợp tác nghiên cứu biển Đông với Philipin , đàm phán với Inđônêxia phân định lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa…Việt Nam đ ã cùng các nước ASEAN xây dựng Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp ( tháng 11/1996) làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh
  5. chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các Hiệp định kinh tế ASEAN. Tháng 12/ 1998, Việt Nam tổ chức th ành công hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội, thông qua “Chương trình hành động Hà Nội” và “Tuyên bố Hà Nội” đưa ra những sáng kiến của Việt Nam về thu hẹp kho ảng cách phát triển giữa các nước th ành viên ASEAN.Gần đây nhất Việt Nam đ ã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 (2010) với vai trò ch ủ tịch nhiệm kỳ. Nh ư vậy sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN, những nghi kỵ được xóa bỏ, tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, tạo điều kiện cho phát triển đất nước. II. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với một số nước cụ thể. 1. C hính sách đối ngoại của Việt Nam với Campuchia: 1.1. Cơ sở hoạch định chính sách. Đối với Campuchia, n ước láng giềng có chung đường biên giới ở phía Tây nam, có nhiều đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội… giống với Việt Nam. Trong chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm m à điển hình là hai cuộc kháng chiến trường kì chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ của Việt Nam đ ã cho th ấy tinh thần chia lửa của quốc gia láng giềng n ày. Trong thời bình, Việt Nam và Campuchia đều xây dựng lại đất nước như trong nghị quyết 13 ngày 20 tháng 5 năm 1988 của Bộ Chính trị đã đưa ra: “Việc Lào và Campuchia sẽ đi lên Xã hội chủ nghĩa hay phát triển theo con đường dân tộc, dân chủ nhân dân là do Đảng và nhân dân hai nước đó quyết định, phù h ợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng của nhân dân nước đó”. Trong bối cảnh, tình hình thế giới có nhiều biết động chuyển từ giai đoạn đấu tranh sang đối thoại cùng với đó là xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa ngày càng phát triển đòi hỏi các nước phải có những thay đổi trong chính sách của mình đ ể thích nghi được với môi trường mới, trật tự thế giới thay đổi mạnh mẽ với sự chi phối của Mỹ sau khi Liên Xô và h ệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế thế giới diễn ra gay gắt do sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường…Việt Nam và Campuchia cùng gia nh ập tổ chức ASEAN mở ra một trang mới về sự h ợp tác và phát triển toàn diện. Mốc son ghi dấu ấn trong quan hệ ngoại giao của của Việt Nam với Campuchia chính là sự kiện kí hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24 tháng 6 năm 1967 giữa Việt Nam và Campuchia. Như lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là: “ Đối với Lào và Miên( Campuchia ngày nay), nước Việt Nam tôn trọng độc lập của hai nước đó và bày tỏ long mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền” đã cho thấy trong chính sách đối ngoại của m ình
  6. Việt Nam luôn trọng các quyền chủ quyền của Campuchia và luôn mong muốn sát cánh với nước bạn trong công cuộc kiến thiết đất nước và hội nhập quốc tế. 1.2. Nội dung và triển khai chính sách. Mối quan hệ giữa hai nư ớc tuy trải qua nhiều thăng trầm và thử thách qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, song bằng nguyện vọng cũng như quyết tâm của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, đến nay mối quan hệ đó đã được củng cố, vun đắp và ngày càng phát triển theo phương châm mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đ ã đ ề ra là: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Nhằm xóa tan những hoài nghi và hiểu nhầm trong lòng người dân Campuchia về quá khứ (trong vấn đề Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân và chính phủ Campuchia lật đổ chế đổ diện chủng Polpot) cũng như tăng cường tình đoàn kết hữu nghị tốt đẹp của hai quốc gia, Việt Nam đã linh hoạt trong hoạt động đối ngoại của m ình thông qua các chuyến gặp gỡ cấp cao. Cuộc thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên ngày 3 đến ngày 5 tháng 3 năm 2000 m ở đường cho chuyến thăm hữu nghị sau đó của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 27 đến ngày 30 tháng 8. Trên tinh thần láng giềng, hữu nghị Việt Nam đã đề nghị nước bạn giúp đỡ trong việc tìm và hồi hương hài cốt các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã hi sinh khi làm nhiệm vụ trong các thời kì chiến đấu ở Campuchia không những thế chuyến thăm cũng mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận nh ư việc hai bên đa kí Hiệp đinh h ợp tác về nông nghiệp và hợp tác về y tế…Qua đó cho ta thấy tinh thần láng giềng thắm tình anh em không chỉ được thể hiện trong kháng chiến mà còn được tô thắm thêm trong thời kì hội nhập thế giới. Sự kiện gia nhập ASEAN của của hai nước ( Việt Nam năm 1995, Campuchia năm 1999) đã tạo ra một trang mới trong lịch sử quan hệ cũng như đối ngoại của Việt Nam với Campuchia. Campuchia được đánh giá là đối tác chiến lược quan trọng h àng đầu của Việt Nam. Trong chính sách chính sách đ ối ngoại của mình Việt Nam đã khẳng định:” Việt Nam sẳn sàng là b ạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển” (tại Đại hội IX, tháng 4/2001) và đ ặc biệt nhấn mạnh định h ướng đối ngoại xuyên su ốt: “Coi trọng và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng” đã cho th ấy Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ với Campuchia và xem đối ngo ại là con đư ờng chủ yếu để thực hiện chủ trương đấy. Đánh dấu nổi bật trong giai đoạn này là việc ngày 9 và ngày 10 tháng 6 năm 1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm hữu nghị chính thức Campuchia, thông qua đó hai b ên đã kí Biên b ản thỏa thuận kì ba của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Campuchia; hiệp định năng lượng giai đoạn 2000-2010 và ngh ị định thư về hợp tác giáo dục và đào tạo.
  7. Sau khi Campuchia gia nhập ASEAN quá trình hợp tác hai nư ớc có nhiều nét mới chính vì thế đòi hỏi Việt Nam linh hoạt chuyển mình phù hợp với xu hướng thay đổi đó, quá trình hợp tác cần theo lộ trình và đúng với quy định của tổ chức ASEAN. Khó khăn đặt ra là làm sao xây d ựng được mối quan hệ hợp tác toàn diện với n ước bạn trong thời kì hội nhập sâu rộng với sự xâm nhập và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đồng thời vẫn giữ được tinh thần anh em, láng giềng truyền thống. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đ ược thực hiện thông qua trong các cuộc gặp gỡ mang tính chất song phương và đa phương đ ặc biệt trong các hội nghị do ASEAN tổ chức trong đó có cuộc gặp cấp cao của Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào- Campuchia tại Hội nghị thứ 3 (tại Xiêm Riệp, Campuchia ngày 20 và 21 tháng 7 năm 2004) tiếp tục lộ trình trong chương trình “Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia” do Hội nghị Thủ tướng ba n ước thông qua năm 2002 tại Th ành phố Hồ Chí Minh nhằm hợp tác m ạnh mẽ h ơn về kinh tế đối ngoại với Campuchia, không những thế để tăng th êm tình đoàn kết và triển khai chính sách có hiệu quả Việt Nam đã bày tỏ tấm lòng của đất nước anh em thông qua việc tài trợ xây dựng cơ sở vật chất cho nước bạn. Điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ xây dựng một bệnh viện ở Phnôm Pênh đồng thời Hà Nội cũng xây dựng một con đường mang tên Hà Nội tại Phnôm Pênh vào tháng 7 năm 2004. Thông qua con đường đối ngoại của m ình, Việt Nam đã không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia trên mọi lĩnh vực từ chính trị, văn hóa, khoa học , giáo dục… Đặc biệt bư ớc vào thời kì hội nhập sâu rộng, nhận thấy đ ược mối nguy hiểm của sự bành trướng và m ở rộng của các thế lực chống đối và ph ản động cùng với đó là chiến lựợc “Diễn biến hòa bình” của các nước tư b ản nhằm chống phá lật đổ chế độ ở Việt Nam. Chính vì thế Việt Nam coi trọng việc củng cố và tăng cường sức mạnh an ninh từ bên trong đồng thời dùng chính sách không khéo mở rộng an ninh ra b ên ngoài với mục tiêu “đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu ”. Nh ằm thực hiện đư ợc mục tiêu đó Việt Nam đã thực hiện chính sách an ninh đối ngoại, hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng, trong đó Campuchia được xem là đối tác hàng đ ầu. Nhanh chóng được triển khai, Hội nghị hợp tác phát triển giữa các tỉnh biên giới Việt Nam và Campuchia lần đầu được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho th ấy nỗ lực rất lớn của Việt Nam. Với việc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra bên ngoài lãnh thổ, Việt Nam đang tường bước tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng b ạn bè thế giới trong đó có nước láng giềng Campuchia. Thông qua con đường đối ngoại toàn diện, Việt Nam đã cho thấy tinh thần mong muốn hợp tác cùng xây d ựng môi trường thế giới hòa bình,ổn định và phát triển.
  8. 2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Lào: 2.1 Cở sở hoạch định chính sách: Trong tình hình thế giới diễn ra những biến đổi sâu sắc, cả hai nư ớc đều đứng trước những khó khăn thử thách to lớn do tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài. Thêm vào đó, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu không ch ỉ tạo ra những hững hụt đột ngột trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng nh ư của Lào, mà còn gây ra ảnh hư ởng nhất định về chính trị và tư tưởng ở mỗi nước. Các thể lực thù đ ịch, đế quốc lợi dụng tình hình này tăng cường chống phá cách mạng hai nước, chia rẽ khối đoàn kết Việt- Lào. Trong bối cảnh n êu trên, việc định hướng Chính sách Đối ngoại của Việt Nam đứng trước yêu cầu khách quan cần đổi mới về cả nội dung lẫn phương thức và cơ chế hợp tác theo hướng tăng cường hiệu quả thực chất. Hơn thế nữa, với cùng mục tiêu chung đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào cùng sát cánh trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đ ế quốc Mỹ xâm lược, và rồi cùng với Campuchia đoàn kết b ên nhau trong mặt trận chung chống các thế lực thù địch trong “vấn đề Campuchia” thông qua các hội nghị ngoại trưởng và Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. Đặc biệt, cả Việt Nam va Lào đều thuộc lưu vực sông Mêkông, đ ều là thành viên của ủy ban sông MêKông, tham gia các chương trình phát triển lưu vực sông Mêkông, các vùng nghèo thuộc hành lang Đông-Tây của Asean. Bên cạnh đó, cả hai nước đều là những nước kém phát triển trong khu vực Đông Nam Á, có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong tham gia h ợp tác Asean. Tuy nhiên, quan h ệ của hai nước cũng có những hạn chế nhất định, cho n ên chính sách đối ngoại của ta cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc triển khai và thực hiện nội dung đề ra, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế bởi Việt Nam và Lào đều còn rất nghèo, kém phát triển, thiếu vốn, trình độ khoa học còn th ấp kém, các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại. 2.2 Nội dung và Triển khai chính sách Tại Đại hội Đảng to àn quốc lần IX, Việt Nam đ ã khẳng định:” Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng gần gũi, các n ước bạn b è truyền thống, trong đó quan hệ hữu nghị hợp tác với nước CHDCND Lào luôn chiếm vị trí ưu tiên.” 2
  9. Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết, hữu nghị giữa hai Đảng và hai nhà nư ớc, Việt Nam chủ động tăng cư ờng quan hệ toàn diện, không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thông qua các cuộc tiếp xúc thường xuyên lãnh đ ạo cấp cao và các bộ, các ngành, các địa phương của hai nước, quan hệ Việt – Lào không ngừng phát triển. hai nước đã ký kết hiệp 2 Đảng Cộng Sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia. ước hữu nghị và h ợp tác, hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1997, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và lâu dài cho việc tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Sang thế kỷ 21, hai nước đ ã hình thành thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2001-2010. Hơn nữa, Lãnh đạo Đảng nhà nước, Quốc hội hai nước thường xuyên duy trì đều đặn các cuộc gặp cấp cao, các cuộc tham khảo ý kiến giữa hai nước. Năm 2010 là năm đánh dấu gần 50 năm kể từ khi th ành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Lào. Việt Nam công nhận đây la mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, gắn bó lâu đ ời giữa hai dân tộc, hai nước láng giềng thân thiện. hơn thế nữa, cả hai nước đều là hai nước XHCN, có Đảng Cộng sản lãnh đạo cùng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở hai nước, nâng cao mức sống mọi mặt của người dân, đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. cả hai nước đều là mục tiêu của các thế lực thù đ ịch luôn tìm cách chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai n ước, tìm cách h ạ thấp, tiến tới lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính quyền nhân dân. Do đó, thắng lợi trong công cuộc xây dựng chủ ngh ĩa xã hội ở nước này sẽ là đ ộng lực và là nguồn cổ vũ rất lớn đối với nước kia. Chính bởi vậy m à Việt Nam ta cũng chủ động trong việc đề ra đường lối chính sách đối ngoại với Lào. Tháng 3/1998, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm chính thức CHDCND Lào, trong chuyên thăm này, Việt Nam và Lào đã kí các văn bản hợp tác : Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật năm 1998 và Biên b ản kì họp lần thứ hai Ủy ban liên Chính phủ, Ngày 20-10- 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải đ ã dự cuộc gặp không chính thức giữa Thủ tướng 3 nước Việt Nam -Lào -Campuchia tại Viêng Chăn (Lào), tại cuộc gặp n ày đồng chí muốn khẳng định :” Việt Nam muốn tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống và h ợp tác vì lợi ích ở khu vực Đông Nam á và thế giới.” tiếp đó, tháng 3/ 2001, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu dự Đại hội VII của Đảng NDCM Lào, cũng tại Đại hội này, đồng chí đã
  10. nêu cao chủ trương, đường lối của Việt Nam: “Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách; xác định ph ương hư ớng, nhiệm vụ trong những năm đầu thế kỷ XXI… tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ la-tinh, các nước trong phong trào Không liên kết; ủng hộ lẫn nhau cùng phát triển, phối hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau”. Đặc biệt trong chuyến thăm chính thức Lào vào tháng 7/2001 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đ ã ra Tuyên bố chung nêu đường hướng chỉ đạo cho quan h ệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Việt Nam một lần nữa khẳng định: ”Hai bên phối hợp chặt chẽ ở các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là các hoạt động ASEAN, tiểu vùng Mê Công, sông Hằng-Mê Công và nhóm công tác phát triển 3 vùng biên giới và các hoạt động hợp tác đa phương khác.” Ngoài ra, Phía Việt Nam ta còn thường xuyên trao đổi đo àn các bộ, ban, ngành các cấp. tháng 2/ 2001, Bộ trưởng Quốc phòng và tháng 5/ 2001 Bộ trưởng Công an Việt Nam có chuyến thăm tới Lào. Gần đây, Việt Nam còn cử các đoàn cấp tỉnh và các đoàn th ể quần chúng sang thăm Lào nh ằm thể hiện với bạn bè rằng, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết đặc biệt Việt – Lào được thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân và nh ất là trong thế hệ trẻ. Trong kinh tế đối ngoại với Lào, Việt Nam luôn đưa ra đánh giá rằng cả hai nước đều là những nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cơ cấu kinh tế hai nước không bổ sung được cho nhau nhiều, do vậy mà Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa h ọc kỹ thuật Việt – Lào luôn quyết tâm, theo dõi và thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực này. Để đối phó với khó khăn do cuôc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào, tháng 6/1999, Việt Nam khai trương ngân hàng liên doanh Việt – Lào tại Viêng Chăn. Tiêp đó, tháng 8/ 1999, Việt Nam tổ chức họp tại Cửa Lò bàn cách tháo gỡ ách tắc trong quan hệ kinh tế với Lào ( với sự có mặt của phó thủ tư ớng Lào), hai bên đã quyết định một số biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất nhập cảnh giữa hai nước. Trong ho ạt động đầu tư, h ợp tác, liên doanh giữa hai nư ớc. Việt Nam chủ động giúp bạn đầu tư tập trung vào một số công trình giao thông cầu đường và nông lâm – thủy lợi. như việc
  11. Việt Nam thỏa thuận cho Lào vay vốn ưu đ ãi để xây dựng đường 18B, đồng thời hoàn thành cảng Vũng Áng giai đoạn một nhằm tạo điều kiện để Lào vận chuyển h àng quá cảnh và sử dụng một số cảng biển miền Trung Việt Nam, về bưu chính viễn thông, Việt Nam cam kết tích cưc ủng hộ đề nghị của Lào đư ợc nối với cáp quang biển của Việt Nam để liên lạc với quốc tế. về công nghiệp và năng lượng, Việt Nam cam kết giúp bạn xây dựng dự án tổng thể điều tra tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ Lào, khảo sát và so ạn thảo quy hoạch phát triển công nghiệp 8 tỉnh Bắc Lào. Bên cạnh đó, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm vận chuyển h àng hóa xuất nhập khẩu của Lào qua các cảng biển của Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với hình thức liên doanh, đ ấu thầu xây dựng và hình thức Việt Nam đầu tư 100% vốn. đặc biệt, hàng năm, Việt Nam còn dành cho Lào một số khoản viện trợ, tập trung cho đ ào tạo cán bộ và sinh viên đại học tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn giúp Lào lập bản đồ biên giới Việt Lào và một số công trình dự án văn hóa khác. Mặc dù đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam với Lào trong giai đo ạn này đã thu hoạch những kết quả quan trọng nhưng do những nguyên nhân khách quan, cũng như chủ quan khác nhau, nên vẫn không thể tránh được những khó khăn, hạn chế; chưa xứng với tiềm năng và nhu cầu mỗi b ên. Hạn chế dễ nhận thấy nhất là cả hai nước đều có điểm xuất phát thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo, đều đang tìm cách tích cực nhập cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. cả hai nước đều thiếu nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Việt Nam chưa th ể đáp ứng yêu cầu về vốn viện trợ phát triển và vốn hỗ trợ hợp tác cho các chương trình hợp tác với Lào, nhất là trên lĩnh vưc nông – lâm nghiệp, giao thông vận tải. mặt khác, cán bộ Lào còn thiếu và hạn chế nên không dễ dàng trong việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm trên các lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng và thế mạnh. 3. C hính sách đối ngoại của Việt Nam với Thái Lan 3.1 Cơ sở hoạch định chính sách Sau năm 1995, năm mà Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Việt Nam - Thái Lan ngày càng được cải thiện và phát triển, cho nên việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam ta với Thái Lan giai đoạn n ày ít bị chi phối bởi những vấn đề trong lịch sử. đặc biệt khi Tổ chức Hiệp ư ớc Đông Nam Á SEATO tan rã, vấn đề Campuchia được giải quyết, chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với những chuyển biến tích cực của tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối ngoại của Việt Nam với Thái Lan đã có nhiều đổi mới. 3.2 Nội dung và triển khai chính sách.
  12. Do quan hệ của Việt Nam với Thái Lan có bước cải thiện nhanh chóng sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết và tiếp tục phát triển mành từ sau khi Việt nam trở th ành thành viên chính thức của ASEAN. Việt Nam với chính sách nâng cao vị thế nước nhà trên trường quốc tế. Th ực hiện đư ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, mà quan hệ hợp tác Việt Nam-Thái Lan đ ã phát triển theo nhiều cấp độ. Nhiều cơ chế hợp tác đ ã đ ược hai nước thông qua và hoạt động rất có hiệu quả như Ủy ban chung về hợp tác thương mại; cuộc họp nội các chung hai nước; Tiểu ban chung về hợp tác an ninh chính trị và Cơ ch ế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Việt Nam đ ã luôn cố gắng hỗ trợ Thái Lan trong các khuôn khổ hợp tác khu vực, tiểu khu vực cũng như tại các diễn đ àn quốc tế. đặc biệt phía Việt Nam ta luôn muốn được hợp tác với Thái Lan để xây dựng biểu trưng của sự phát triển mối quan h ệ giữa các nước láng giềng, trở th ành đối tác chiến lược không chỉ vì lợi ích chung của hai nước m à còn vì sự ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của người dân trong khu vực. Quan hệ hợp tác với Thái Lan trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế thương m ại và đ ầu tư đang ngày càng được Việt Nam mở rộng và phát triển. Hợp tác du lịch được đẩy mạnh (năm 2006 có trên 120.000 khách Thái Lan sang Việt Nam và trên 200.000 khách Việt Nam sang Thái Lan). Việt Nam luôn coi trọng và muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác khu vực và diễn đàn quốc tế như ASEAN, ACMECS, WEC, GMS… Nước ta cũng nhận được sự ủng hộ của Thái Lan trong gia nh ập WTO và ứng cử viên không thường trực hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 -2009. Về kinh tế, Việt Nam luôn cố gắng thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển với Thái Lan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm hai ngày nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh giữa hai nước. Việt Nam cam kết:” tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại để tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên, nhất trí khuyến khích và thúc đ ẩy các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại và đầu tư nh ằm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương đ ạt 5 tỉ USD trong vài năm tới.” Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, Việt Nam đưa ra việc hợp tác xuất khẩu gạo với Thái Lan theo 3 cấp độ: chuyên viên chính phủ, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu hai nước. Mục đích của việc hợp tác là trao đổi thông tin, cập nhật chính sách, phân tích thị trường, kinh nghiệm sản xuất, giá cả, giao nhận, cân b ằng cán cân thương mại giữa hai nước, kinh nghiệm xúc tiến thương m ại. Tuy rằng vấn đề giá gạo chưa được b àn chi tiết nhưng về nguyên tắc hai b ên đồng ý sẽ gặp gỡ nhau đề bàn một cách cụ thể hơn, hợp tác chặt chẽ hơn vì lợi ích của hai nước và cũng là trách nhiệm đối với cộng đồng.
  13. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh xúc tiến th ương m ại với Thái Lan. Nư ớc ta đã đưa ra bản ghi nhớ làm cơ sở cho việc thiết lập tăng cường hợp tác giữa hai b ên trong ngành công nghiệp du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp triễn lãm. Phía Việt Nam ta chủ động phối hợp cùng phía Thái Lan tiến hành khảo sát thị trư ờng khu vực Đông Nam Á; Hỗ trợ nhau bảo đảm cho sự thành công của ngành công nghiệp triển lãm , đồng thời triển khai những sự kiện giới thiệu tiềm năng và lợi thế của nước ta chính là cam kết để đạt mức tăng trưởng m ạnh mẽ hơn trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Điều này sẽ giúp Việt Nam đ ến gần th ế giới hơn trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, Việt Nam luôn thể h iện rõ quan điểm ủng hộ các chương trình giao lưu, trao đổi, hợp tác giữa hai bên, nh ất là chương trình giao lưu ngôn ngữ, văn hóa của thanh niên – sinh viên hai nước.... Từ đó thế hệ trẻ Việt Nam - Thái Lan ngày càng hiểu nhau và đoàn kết hơn để cùng vun đ ắp tình hữu nghị giữa hai nước và cùng xây dựng cộng đồng ASEAN bền vững. Công tác phố i hợp mở lớp bồi dưỡng giáo viên d ạy tiếng Việt cho kiều bào Việt Nam sinh sống tại Thái Lan được tiến hành ch ặt chẽ, hiệu quả. Việt Nam luôn đánh giá cao chương trình giao lưu thanh niên – sinh viên giữa hai nư ớc trong những năm qua. Có thể nói trong khu vự c Đông Nam Á, Thái Lan vừ a là 1 một người bạn cùng phát triển đáng tin cậy nhưng đồng thời cũng là 1 đố i thủ cạnh tranh đáng gờm. Nhưng với chính sách đối ngoại củ a Đảng và Nhà Nước ta: Một là, tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộ c xây d ựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai là, ra sức tranh thủ những điều kiện quố c tế thuận lợi góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, mở rộng h ợp tác kinh tế. Ba là, nâng cao vị thế nước nhà trên trường quố c tế. Bốn là, chủ động tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân th ế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quan hệ Việt Nam -Thái Lan đã phát triển ngày càng tốt đẹp, tạo ổn định khu vực và quố c tế. 1 lần nữa khẳng định lại chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác mọi mặt với Thái Lan, tin tưởng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều m ặt song phương Việt Nam – Thái Lan cũng như trong khuôn khổ ASEAN sẽ không ngừng được củng cố và phát triển, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vự c và trên thế giới. III. Bài học kinh nghiệm.
  14. Từ phân tích chính sách đối ngo ại của Đảng, nhà nước về mở rộng quan h ệ Việt Nam – ASEAN từ sau năm 1995, có thể rút ra một số bài họ c kinh nghiệm. 1. Kết hợp chặt ch ẽ yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn nước ta với xu th ế vận độ ng của thế giới đ ể bảo đảm tính hiệu quả và sự phát triển bền vững trong quan h ệ Việt Nam với ASEAN. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại ở bất kỳ thời đại nào của quốc gia đều nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản: An ninh, Phát triển, Ảnh hưởng. Để hoàn thành các mục tiêu này, quan hệ đối ngoại phải phát huy đư ợc nội lực dân tộc và ngo ại lực quốc tế. vì vậy, chính sách đối ngo ại của Đảng và Nhà nước, trước hết phải xuất phát từ tình hình và yêu cầu của đất nư ớc. Trên cơ sở đó, phải lắm bắt đúng xu th ế của thời đại, đánh giá và d ự báo chính xác chiều hướng phát triển của thế giới. Từ đó mới có thể xác định được đường lối, chủ trương đối ngo ại một cách đúng đắn. Việt Nam gia nhập ASEAN trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp. Trong nư ớc phải đối phó với nhiều nguy cơ thách thức. Nhận thức sâu sắc về thực trạng và nh ững yêu cầu của đất nước, Đảng ta đã đề ra đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa mà việc gia nhập ASEAN năm 1995 là một ví dụ điển hình. Việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển kinh tế trong hòa bình ổn định. Một Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có quan hệ rộng rãi với nhiều nước trên th ế giới là đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực, đồng thời có ý nghĩa quan trong trong việc mở rộng quan hệ Việt Nam – ASEAN 2. Quán triệt đ ường lối đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở của Đảng là nhân tố bảo đảm thắng lợi việc mở rộng quan hệ Việt Nam – ASEAN. Vấn đề giữ vững hòa bình, m ở rộng quan hệ hữu nghị và h ợp tác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động đối ngoại. Xây dựng một nước Việt Nam ổn định và phát triển cũng chính là sự đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Ho ạt động đối ngoại phải chủ động và sáng tạo trong việc xử lý quan hệ với từng nước cũng như đ ối với khu vực, mọi sao chép, rập khuôn máy móc đều có thể dẫn đến sai lầm. yếu tố độc lập, tự chủ và rộng mở trong quan hệ đối ngoại đối ngoại chính là nh ằm quán triệt tinh thần dựa vào sức mình là chính. Đại hội Đảng lần thứ VIII và các nghị quyết Trung ương Đảng tiếp tục phát triển sâu sắc hơn quan điểm đối ngoại rộng mở, đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng – kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thêm bạn bớt thù. Đảng ta thực sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho việc mở rộng quan hệ với ASEAN. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở của Đảng đã trở thành cơ sở cho các bước đi đúng đắn trong quan hệ Viêt Nam – ASEAN, là nhân tố bảo đảm vị trí thành viên tích cực, tự chủ, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của hiệp hội. 3. Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, linh hoạt và sáng tạo về biện pháp, khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi, hạn chế các cản trở nếu có, là bài học quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN. Hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước luôn là nhu cầu thường trực đối với dân tộc ta. Chính vì vậy Việt Nam luôn chủ động: “ khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, sẵn sàng thiết lập quan hệ với các nư ớc vị lợi ích chung. Thời điểm bùng nổ“ vấn đề Campuchia” , Đảng ta đã th ể hiện lập trường: “mong muốn và sẵn sàng cùng với các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác.
  15. Sự linh hoạt và sáng tạo về biện pháp trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực và quốc tế đ ã làm cho các nước ASEAN hiểu rõ thiện chí và lập trường của ta trong việc giải quyết “vấn đề Campuchia”, giải tỏa sự nghi kỵ và những trở ngại trong quan hệ Việt Nam với các Nư ớc ASEAN, thúc đẩy quan hệ song phương lẫn đa phương giữa nước ta với các nước ASEAN phát triển mạnh mẽ, góp phần phá vỡ thế b ị bao vây, cô lập với b ên ngoài, nâng cao vị thế nư ớc ta trên trường quốc tế. KẾT LUẬN Nếu khách quan nhìn nh ận lại sự vận động trong đường lối đối ngoại của Việt Nam với ASEAN từ khi gia nhập cho đến nay, ta có thể thấy một đường lối vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Bỏ qua những mẫu thuẫn trong quá khứ, Việt Nam bước vào cánh cổng ASEAN với một tâm thế mới, một niềm tin mới. Để cho thấy vai trò và vị thế của mình trong tổ chức, Việt Nam thực hiện đư ờng lối đối ngoại trong mối quan hệ với các nước một cách chân tình, hữu ngh ị trên nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…”. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng lan rộng cùng với đó là quá trình xâm nhập của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, Việt Nam đã chủ động mở rộng hợp tác với các nước ASEAN một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực thông qua đối ngoại song phương và đa phương, chủ động xây dựng mối quan hệ thân thiện, hữu nghị cùng h ợp tác và phát triển thông qua đối thoại và đàm phán. Do những ảnh hư ởng tiêu cực của tình hình th ế giới tác động vào khu vực, cũng như sự thay đổi trong đường lối và chính sách của các nước thành viên ASEAN, Việt Nam cần linh hoạt “uốn mình” theo dòng chảy, nhằm chủ động đón đ ầu mọi khó khăn và thách thức trong tương lai.
  16. ASEAN là môi trường tốt cho Việt Nam thể hiện mình và Chính sách đối ngoại là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng và thúc đ ẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2