Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng
lượt xem 84
download
Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng CÙNG PHÁT TRIỂN VÀ THỊNH VƯỢNG: CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM. Thông tin chung và giới thiệu Cách tiếp cận hành lang kinh tế đối với sự phát triển tiểu vùng được các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tổ chức tại Manila năm 1998, nhằm thúc đẩy tốc độ hợp tác kinh tế tiểu vùng. Ba hành lang kinh tế GMS ưu tiên được xác định trong cuộc họp này...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng
- Bản thảo Chỉ để thảo luận Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng CÙNG PHÁT TRIỂN VÀ THỊNH VƯỢNG: CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Tháng 8, 2009
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Tóm tắt Thông tin chung và giới thiệu Cách tiếp cận hành lang kinh tế đối với sự phát triển tiểu vùng được các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tổ chức tại Manila năm 1998, nhằm thúc đẩy tốc độ hợp tác kinh tế tiểu vùng. Ba hành lang kinh tế GMS ưu tiên được xác định trong cuộc họp này là: Hành lang Kinh tế Đông Tây, Hành lang Kinh tế Bắc Nam, và Hành lang Kinh tế phía Nam (xem Hình 1). Tại hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 3 được tổ chức tại Viên Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tháng 3 năm 2008, các nhà lãnh đạo GMS đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực trong việc chuyển hành lang giao thông thành hành lang kinh tế để tối đa hóa lợi ích từ việc kết nối vật lý đã được cải thiện ở tiểu vùng. Tiếp cận hành lang kinh tế hướng đến việc (i) tối đa lợi ích của các kết nối giao thông đã được cải thiện đến các vùng xa và các vùng nằm sâu trong đất liền ở GMS, những vùng đã phải chịu bất lợi do thiếu sự hội nhập với các khu vực thịnh vượng lân cận và có địa điểm thuận lợi hơn; (ii) mang lại sự tập trung về mặt không gian cho các hoạt động GMS, với các điểm trụ cột, các trung tâm phát triển và các điểm nút được xem là chất xúc tác cho sự phát triển các khu vực xung quanh; (iii) mở ra nhiều cơ hội cho các hình thức đầu tư khác nhau trong và ngoài GMS; (iv) tăng cường ảnh hưởng các hoạt động tiểu vùng thông qua các nhóm dự án; (v) là cơ chế để ưu tiên và hợp tác đầu tư giữa các nước láng giềng; và (vi) tạo ra các hiệu quả thực hiện hữu hình. Việc phát triển hành lang kinh tế là một quá trình phức tạp và lâu dài, và việc xây dựng các liên kết giao thông mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Phát triển hành lang kinh tế đòi hỏi phải quy hoạch cẩn thận và hợp tác chặt chẽ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các biện pháp liên quan nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các cơ hội kinh doanh dọc các hành lang kinh tế. Việc lập và thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động – một lộ trình – cho việc phát triển SEC giải quyết yêu cầu này bằng cách (i) cụ thể hóa hướng tiếp cận đa chiều đối với việc phát triển hành lang kinh tế; (ii) tăng sự tập trung, tăng cường phối hợp, và đảm bảo thực hiện có hiệu quả và duy trì các sáng kiến SEC; (iii) huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các nguồn lực công và tư nhân; và (iv) mở rộng hỗ trợ từ các bên có liên quan khác nhau – đặc biệt ở cấp địa phương – cho sự phát triển SEC. 2
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Hình 1: Các hành lang kinh tế GMS 3
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Hành lang kinh tế phía Nam SEC bao gồm các tiểu hành lang và liên hành lang kết nối các thị xã chính và thành phố ở phía nam của GMS (xem Hình 2): (i) Tiểu hành lang Băng Cốc – Phnôm Pênh – Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (Tiểu hành lang trung tâm); (ii) Tiểu hành lang Băng Cốc – Siêm Riệp – Stung Treng – Rathanakini – O Yadov – Pleiku – Quy Nhơn (Tiểu hành lang phía Bắc); (iii) Tiểu hành lang Băng Cốc – Trat-Koh Kong – Kampot – Hà Tiên – Thành phố Cà Mau - Năm Căn (Tiểu hành lang duyên hải phía Nam); và (iv) Kết nối liên hành lang Sihanoukville – Phnôm Pênh – Kratie-Stung Treng – Dong Kralor (Tra Pang Kriel) – Pakse-Savannakhet (nối liền ba tiểu hành lang SEC với Hành lang kinh tế Đông Tây). Hình 2: Hành lang kinh tế phía Nam SEC bao gồm sáu tỉnh ở vùng đông Thái Lan (Băng Cốc, Chonburi, Rayong, Chantaburi, Trat và Sakaew); bốn vùng ở Campuchia: vùng Phnôm Pênh (Phnôm Pênh), Vùng Tonle Sap (Bantey Meanchey, Siem Reap), vùi Núi (Stung Treng, Rattanakiri) và vùng Duyên hải (Koh Kong và Kampot) gồm 21 tỉnh và thành phố tự trị; bốn vùng ở Việt Nam: vùng Đông Nam (Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai), duyên hải Nam Trung Bộ (tỉnh Bình Định) và đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà 4
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Mau); và sáu tỉnh ở miền Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Khammouane, Savannakhet, Saravane, Champasack, Sekong và Attapeu). Tiềm năng và cơ hội SEC có tiềm năng lớn để phát triển vì nó có các yếu tố quan trọng cần thiết cho việc hội nhập các hoạt động kinh tế dọc hành lang. SEC đa dạng về mặt kinh tế xét trên phương diện thu nhập và cơ cấu kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và thị trường lao động, tạo ra những sự bổ sung có thể theo đuổi để thúc đẩy phát triển. Những sự bổ sung này mang lại nền tảng tốt để phát triển các mạng lưới sản xuất mà những mạng lưới này có thể kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu. SEC có các động cơ cần thiết để phát triển bao gồm các thị trường đang phát triển trong nước, nền tảng nông nghiệp và công nghiệp, và các tài sản du lịch tầm cỡ thế giới. Với khuôn khổ vật chất, chính sách và thể chế phù hợp, SEC rất có thể sẽ trở thành động lực chính để phát triển kinh tế trong GMS. Thái Lan và Việt Nam có nền tảng sản xuất mạnh ở Tiểu hành lang trung tâm, đặc biệt ở vùng ven biển phía Đông (Chonburi và Rayong) của Thái Lan và Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu ở Việt Nam. Trung tâm công nghiệp ở Thái Lan, bao gồm Băng Cốc và vùng ven biển phía đông đang trở thành vùng chiếm ưu thế về công nghiệp nặng ở Đông Nam Á. Việc kết nối hai trung tâm sản xuất này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh dọc SEC cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Mặt khác các tiểu hành lang phía Bắc và duyên hải phía Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất và chế biến thuỷ sản cũng mang lại nhiều cơ hội đầu tư trong SEC. Thái Lan và Campuchia có thể thu hút hơn 20 triệu khách du lịch, có thể coi Thái Lan là một trung tâm hàng không của Đông Nam Á, trong khi Campuchia có điểm hấp dẫn du lịch tầm cỡ thế giới như Ăngco Vát. Ngoài ra, đường bờ biển dọc SEC có tiềm năng tốt để phát triển du lịch, điều này có thể giúp tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho các cộng đồng dọc Tiểu hành lang duyên hải phía Nam, đặc biệt là các khu vực SEC ở Campuchia và Việt Nam. Có rất nhiều địa điểm ở SEC có thể phát triển hơn nữa để phục vụ mục đích du lịch sinh thái. Lợi thế so sánh và sự bổ sung Những điểm mạnh chính của hợp phần Thái Lan trong SEC bao gồm sự phát triển ở mức độ cao về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, lực lượng lao động có tay nghề, khả năng quản lý tốt, thành phần kinh tế tư nhân năng động, nền tảng công nghệ tốt, các hoạt động sản xuất hướng đến việc xuất khẩu đã có từ lâu, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi hàm lượng kỹ năng cao, và vị trí chiến lược ở Vịnh Thái Lan để phát triển cảng nước sâu và khu công nghiệp. Tuy nhiên, Thái Lan đang ngày càng thiếu lao động giản đơn, và mức lương tháng trung bình của họ thường cao hơn từ ba cho đến bốn lần so với lao động giản đơn ở Campuchia và Lào. Hợp phần Campuchia trong SEC có lợi thế là đất nông nghiệp dồi dào, phong phú về tài nguyên nước,lâm nghiệp, trữ lượng thuỷ sản và tài nguyên khoáng sản – bao gồm cả dầu khí, có các tài sản du lịch nổi tiếng thế giới như các điểm du lịch ở Xiêm Riệp và Phnôm Pênh, có nguồn cung lớn về lao động giản đơn, có các khu vực duyên hải và cảnh quan đẹp phù hợp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, giáo dục và tay nghề lực lượng lao động của Campuchia vẫn còn tương đối thấp, còn thiếu cơ sở vật chất, đặc biệt là việc cung cấp điện. Hợp phần Việt Nam của SEC có diện tích đất nông nghiệp dồi dào, tài nguyên rừng và biển phong phú với trữ lượng thủy sản, trữ lượng khoáng sản lớn đặc biệt là dầu khí, nền tảng công nghệ và khoa học mạnh, lực lượng lao động có tay nghề và giáo dục cao, nền tảng công 5
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM nghiệp mạnh và nhiều điểm thu hút du lịch chính như ở xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Hợp phần Lào của SEC cũng giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đất nông nghiệp, tài nguyên rừng, khoáng sản, nước với tiềm năng lớn về thủy điện, nguồn cung ứng lao động giản đơn, và văn hóa đa dạng và cảnh quan đẹp. Lào có vị trí chiến lược, kết nối SEC với EWEC và xa hơn về phía Bắc, tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng giống như hợp phần Campuchia, trình độ và tay nghề của công nhân Lào vẫn còn thấp, và cơ sở hạ tầng và các dịch vụ còn cần phải nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên, dân số còn tương đối trẻ của Campuchia và Lào có nghĩa rằng ở đây có một lực lượng lao động đang phát triển cũng như một thị trường tiêu dùng đang mở rộng có thể hỗ trợ cho sự phát triển của SEC. Các Trở ngại và Hạn chế Việc hiện thực hóa hết tiềm năng của SEC đòi hỏi phải vượt qua các trở ngại và hạn chế nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hành lang và cho phép tích hợp các hoạt động kinh tế dọc theo hành lang. Các trở ngại và hạn chế này bao gồm cả các khía cạnh “phần cứng” hay các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và khía cạnh “phần mềm” của sự phát triển hành lang kinh tế. Các hạn chế lớn đối với sự phát triển SEC bao gồm các vấn đề liên quan đến: • Cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu, đường sắt, điện, viễn thông và các cơ sở hạ tầng biên giới; • Các chính sách, quy định, quy trình, đặc biệt sự trậm chễ trong việc thực hiệp Hiệp định Vận tải Qua lại Biên giới (CBTA) nhằm hỗ trợ việc vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới; • Nguồn nhân lực như thiếu nhân công có tay nghề, và thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc thực hiện các quy định và quy trình; và • Các yếu tố thể chế bao gồm sự yếu kém trong phối kết hợp giữa các tổ chức liên quan và giữa các cấp trung ương và địa phương. Các thách thức chính Có hai thách thức lớn đối với sự phát triển của SEC, đó là: (i) làm thế nào để hội nhập hoàn toàn các khu vực kém phát triển hơn trong SEC với các khu vực phát triển hơn, để các khu vực này có thể giành được những lợi ích có ý nghĩa từ sự phát triển của hành lang, và (ii) làm thế nào để giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường và xã hội trong sự phát triển SEC. Có sự cách biệt lớn giữa các mức thu nhập và nghèo đói của các hợp phần quốc gia trong SEC, cũng như giữa các tiểu hành lang SEC. Vì vậy, một thử thách lớn là phải làm thế nào để đạt được sự phát triển cân bằng của các khu vực SEC, trong đó, các khu vực kém phát triển hơn có thể cải thiện đáng kể nấc thang thu nhập của mình và không chỉ đơn thuần đóng vai trò như một vùng trung chuyển. Việc này đòi hỏi sự hội nhập của các hợp phần quốc gia kém phát triển hơn vào các hợp phần phát triển hơn, và tương tự, sư hội nhập của các tiểu hành lang kém phát triển hơn – Tiểu Hành lang Duyên hải phía Bắc và phía Nam – vào Tiểu Hành hang Trung tâm. Liên kết Liên hành lang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Mặc dù sự phát triển của SEC được kỳ vọng là sẽ mang lại lợi ích cho người dân địa phương nhờ sự gia tăng đầu tư và thương mại, và các cơ hội tạo thu nhập lớn hơn, sự phát 6
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM triển này cũng có những hậu quả không mong muốn tiềm ẩn đối với SEC và người dân sinh sống tại hành lang và cần phải được giải quyết một cách hiệu quả. Các hậu quả này bao gồm các vấn đề xã hội như sự lan rộng của các bệnh lây như HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ trẻ em và buôn lậu; và các vấn đề về môi trường như chặt phá rừng và suy thoái môi trường. Về mặt môi trường, biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết do các nước SEC là những nước dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Khung chiến lược: Tầm nhìn, Mục đích và Mục tiêu Tầm nhìn của SEC là tạo ra một hành lang kinh tế thịnh vượng và năng động có thể mang lại hạnh phúc cho người dân sống trong hành lang khi đảm bảo rằng hành lang phát triển hòa nhập và bền vững. Hành lang sẽ đóng vai trò là một động cơ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong phần phía Nam của GMS. Dựa trên tầm nhìn này, mục đích của sự phát triển SEC là tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo và cải thiện điều kiện sống của người dân trong hành lang và các vùng xung quanh. Để hiện thực hóa tầm nhìn và các mục đích này, mục tiêu của chiến lược và kế hoạch hành động cho phát triển của SEC là : (i) củng cố cơ sở hạ tầng và kết nối giữa các vùng trong hành lang; (ii) đẩy mạnh và tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư dựa trên nền tảng cũng như sự bổ sung phát triển và lợi thế cạnh tranh của các khu vực trong SEC; (iii) giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình phát triển SEC; và (iv) tăng cường cơ chế thúc đẩy sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân và sự phối hợp của thành phần kinh tế công – tư nhân trong quá trình phát triển của SEC (xem Hình 3 để có nội dung tóm tắt về chiến lược và kế hoạch hành động của SEC). Sự quan tâm đặc biệt sẽ được dành cho: (i) mở rộng lợi ích của sự phát triển của SEC để những lợi ích này có thể đến được với những người dân nghèo ở các tỉnh và vùng địa phương của hành lang; và (ii) thúc đẩy khía cạnh “mềm” của phát triển hành lang kinh tế, vì việc thực hiện chúng đã bị chậm tiến độ trong quá trình giải quyết các hạn chế cơ sở hạ tầng. Việc thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động cho phát triển của SEC sẽ được dẫn dắt bởi các nguyên tắc và cách tiếp cận cơ bản sau: • Thành phần kinh tế tư nhân dẫn đầu • Thành phần kinh tế công đóng vai trò xúc tác và thúc đẩy • Hướng thực tế và kết quả • Sự tham gia của các bên liên quan được mở rộng • Đặc biệt nỗ lực để đảm bảo lợi ích cho các vùng kém phát triển hơn • Phối hợp chặt chẽ giữa các nhà tài trợ chính và với các khuôn khổ và sáng kiến liên quan. • Phù hợp với các kế hoạch và ưu tiên phát triển của quốc gia Thực hiện Chiến lược Kế hoạch hành động Chiến lược phát triển của SEC được chuyển thành kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp có ràng buộc thời gian và cụ thể cần thiết để đạt được mục đích và mục tiêu. Trong giai đoạn 5 năm (2009-2013), Kế hoạch Hành động cho phát triển của SEC trình bày các thông tin dưới đây cho mỗi mục tiêu của chiến lược: (i) kết quả hoặc đầu ra mong đợi; (ii) các chỉ tiêu tiến độ và thực hiện; (iii) tổ chức hoặc cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện; (iv) khung thời gian 7
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM hoặc ngày hoàn thành mục tiêu; và (v) tình trạng. Nó bao gồm các biện pháp đang được thực hiện và các biện pháp được lên kế hoạch hoặc dự kiến khởi động trong giai đoạn 2009-2013. Cơ cấu tổ chức Việc thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động cho phát triển SEC sẽ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia trong SEC và giữa các thể chế GMS bao gồm: các Hội nghị Bộ trưởng GMS, các Hội nghị Quan chức Cao cấp, các diễn đàn và nhóm làm việc GMS, và Diễn đàn Doanh nghiệp GMS. Trong tháng 6 năm 2008, các nước GMS đã thiết lập Diễn đàn các Hành lang Kinh tế (ECF) nhằm chú trọng hơn đến sự phát triển hành lang kinh tế trong GMS. Diễn đàn Quản trị được thành lập trong phạm vi ECF dự kiến sẽ làm tăng cường và thể chế hóa sự tham gia của các nhà chức trách địa phương trong các sáng kiến hành lang kinh tế. Cấp vốn Về các cam kết cấp vốn, khoảng 46% tổng chi phí dự toán được dành để cấp vốn dưới hình thức các cam kết thực tế hoặc các cam kết dự kiến. Thiếu hụt tài chính, nghĩa là các biện pháp mà việc cấp vốn cho chúng đang hoặc vẫn sẽ được yêu cầu, là vào khoảng 1,8 tỷ đô la hoặc hơn một nửa tổng chi phí. Trong các hợp phần của Kế hoạch Hành động, các biện pháp môi trường, xã hội, và thúc đẩy giao thông vận tải / thương mại có mức cấp vốn cao nhất với các cam kết hoặc cam kết dự kiến cho các dự án có dự toán đạt gần 100%. Kết quả này là nhờ vào các biện pháp thúc đẩy và xúc tiến đầu tư với tỷ lệ cam kết / cam kết dự kiến là 49,1%. và cơ sở hạ tầng là 36,5%. Hơn một nửa các dự án vận tải của SEC có các cam kết hoặc cam kết dự kiến. Số vốn chưa được cấp cho cơ sở hạ tầng bao gồm hai dự án điện lớn và một dự án đường, các dự án này phù hợp với các bố trí đối tác công – tư nhân. Không kể các dự án này, phần chưa được cấp vốn của SEC là vào khoảng 250 triệu đô la. Để thực hiện Kế hoạch Hành động một cách hiệu quả, cần phải đảm bảo rằng các cam kết dự kiến phải được chuyển thành cam kết chắc chắn và việc cấp vốn phải được dành cho các dự án và chương trình chưa được cấp vốn. Giám sát và đánh giá Việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch Hành động SEC sẽ được xem xét định kỳ và điều chỉnh nếu thấy phù hợp và cần thiết. Một trong các nhiệm vụ của các diễn đàn GMS và các nhóm làm việc liên quan đến vấn đề này là việc giám sát thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động cho SEC (tương tự cho EWEC và NSEC), với sự trợ giúp của Ban Thư ký GMS, các Điều phối viên Quốc gia và các cơ quan thực hiện tại các nước SEC. Một hệ thống đánh giá và giám sát đơn giản và thực tế đã được đề xuất vì mục đích này. 8
- CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO HÀNH LANG KINH TẾ PHÍA NAM Hình 3: Tóm tắt Chiến lược và Kế hoạch Hành động của SEC Cùng phát triển và thịnh vượng: Chiến lược và kế hoạch hành động cho Hành lang kinh tế phía nam Một hành lang kinh tế thịnh vượng và năng động có thể mang lại hạnh phúc cho người dân Tầm nhìn sống trong hành lang khi đảm bảo rằng hành lang phát triển hòa nhập và bền vững M ụ c đ íc h Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo đói và cải thiện điều kiện sống trong SEC Củng cố cơ sở hạ Xúc tiến và thúc đẩy Giải quyết các vấn Tăng cường sự tham Mục tiêu tầng và tính kết nối thương mại và đầu đề môi trường và xã gia của thành phần tư hội kinh tế tư nhân Các biện pháp để Các biện pháp để • Xã hội: các biện Các biện pháp để • Giải quyết các • Thực hiện thúc pháp nâng cao • Thúc đẩy đối mối liên kết còn đẩy và hỗ trợ tay nghề cho thoại thiếu CBTA người lao động, • Tăng cường sự • Kết nối các khu • Xúc tiến đầu tư giải quyết các hậu tham gia của các vực nông thôn trong nông quả xấu, giải phòng thương với các con nghiệp, công quyết các vấn đề mại đường chính của nghiệp chế biến di cư • Tăng cường tiếp Kế hoạch hành động SEC và sản xuất, du • Môi trường: các cận với các • Củng cố /mở rộng lịch, hậu cần biện pháp để duy nguồn cấp vốn các tiện ích (điện, • Thúc đẩy sự phát trì tính bền vững • Thúc đẩy các dự viễn thông, nước) triển các khu kinh lâu dài, giải quyết án PPP • Cải thiện các cơ tế và cụm công các hậu quả xấu sở hạ tầng biên nghiệp biên giới và thay đổi khí giới hậu • Thành phần kinh tế tư nhân dẫn đầu • Thành phần kinh tế công đóng vai trò xúc tác và thúc đẩy Nguyên tắc • Hướng thực tế và kết quả hướng dẫn • Sự hội nhập hiệu quả của các vùng kém phát triển hơn • Phối hợp chặt chẽ với các khuôn khổ và sáng kiến liên quan 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn