Tinh Thần Võ Sĩ Đạo - Samurai
lượt xem 65
download
Tinh Thần Võ Sĩ Đạo - Samurai Văn hóa Nhật Bản Đất nước Phù Tang không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thanh nhã của những cánh hoa anh đào, những bông tuyết tung bay trang hoàng cho ngọn núi Phú Sĩ hay nét e ấp của những cô gái trong trang phục Kimono truyền thống… Đất nước phương Đông ấy còn được biết đến bởi sự dũng mãnh của tinh thần võ sĩ đạo – Samurai ! Samurai trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng trước mặt chữ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tinh Thần Võ Sĩ Đạo - Samurai
- Tinh Thần Võ Sĩ Đạo - Samurai Văn hóa Nhật Bản Đất nước Phù Tang không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thanh nhã của những cánh hoa anh đào, những bông tuyết tung bay trang hoàng cho ngọn núi Phú Sĩ hay nét e ấp của những cô gái trong trang phục Kimono truyền thống… Đất nước phương Đông ấy còn được biết đến bởi sự dũng mãnh của tinh thần võ sĩ đạo – Samurai ! Samurai trong tiếng Nhật, chữ Thị được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng trước mặt chữ Tự. Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước trước cửa dinh quan, cửa chùa nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ. Hiểu như thế thì có lẽ chúng ta mới dễ dàng phân biệt được hai chữ Samurai và Bushido (võ sĩ đạo). Hai chữ này tuy hai mà một và tuy một nhưng lại là hai. Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài. Theo sự phát triển của cuộc sống, việc bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng khiếp mà con người phải gánh chịu. Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân) của dòng họ Đằng Nguyên. Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các samurai. Cũng vào thời gian trước đó ít thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Phật giáo Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản và tĩnh lặng cũng ảnh hưởng mạnh đến xã hội Nhật đương thời. Sự an nhiên tạo cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. Sự đơn giản giúp cho samurai nhìn nhận ngay cả sự sống chết cũng là một sự đơn giản, một sự nhẹ nhàng tựa như đời sống của hoa Anh Đào. Anh Đào là loại cây thường nở hoa vào cuối tháng 3 hàng năm. Hoa Anh Đào chỉ nở khi tiết trời đã ấm lên. Khi trời trở lạnh đúng vào dịp nụ đã căng thì cũng sẽ giữ hoa lại không nở cho đến khi trời ấm lên lại. Hoa nở bung ra ít ngày, rồi một trận gió thổi qua hay một trận mưa xuân nhẹ đến, từng cánh anh đào mỏng manh nương theo làn gió lìa hoa, lìa cành. Đời sống của những đóa hoa Anh Đào thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp: khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và khi hoa bay theo 1
- làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi. Kẻ mạnh bao giờ cũng được tôn sùng bởi kẻ yếu, nhờ chiến đấu giỏi họ bảo vệ được quyền lợi của kẻ yếu. Những biệt tài đó nâng kẻ mạnh thành người hùng, thành những chiến sĩ, kiếm sĩ lỗi lạc. Phát triển từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, võ sĩ đạo bắt đầu hình thành, lớn mạnh trong xã hội Nhật và đến triều đại Tokugawa (1603-1867) đã đóng một vai trò quan trọng dưới trướng hai thế lực lớn ở Nhật là Taira và Minamoto. Để có được lực lượng tuỳ tùng giỏi, các lãnh chúa đã tổ chức những kiếm sĩ, những võ sĩ đạo xuất sắc thành một đạo quân được gọi là shogun. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng các lãnh chúa (daimyo). Theo lịch sử Nhật thì hầu hết các cuộc tranh quyền đoạt vị của các lãnh chúa daimyo đều bắt nguồn từ tranh chấp về lãnh thổ. Võ sĩ đạo Nhật đã được huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng, đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi là ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người ronin trung thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn hay trở thành kẻ cướp, côn đồ. Người võ sĩ đạo có nhiều đặc quyền, họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki). Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo. Về trang phục, giới võ sĩ đạo cũng khác. Thường thì họ mặc kimono. Ở giữa thế kỷ thứ 12 và 17 dưới triều đại Edo, bộ 2 mảnh hitatare rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trong nhiều bộ phim như Kagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth... Bên cạnh đó, trên ngực áo của họ còn có mang phù hiệu tương tự như cờ xí của đạo quân shogun mà họ trực thuộc. Sau một thời gian, hitatare mở đường cho bộ kamishimo mà các võ sĩ đạo hay mặc bên ngoài chiếc kimono của mình, phần trên được gọi là kataginu tương tự như một chiếc áo khoác ngoài, phần dưới gọi là hakama, hai ống quần rộng rãi và thoải mái hơn. Kiểu tóc của võ sĩ đạo có truyền thống theo lãnh chúa. Người Nhật vẫn có thói quen buộc một chùm tóc ở ngay trên đỉnh đầu, có lẽ ảnh hưởng từ Trung Quốc dưới triều Asuka-Nara và Heian. Kiểu Mitsu-ori, futatsu-yori cũng là những kiểu tóc rất phổ thông ở thế kỷ thứ 16. Kiểu cạo đầu ở trước trán cũng là thời trang của những năm đầu triều đại Edo, rất được các võ sĩ đạo hưởng ứng. Kiểu tóc này phù hợp với các võ sĩ đạo khi mang eboshi, được làm bằng vải đen và được buộc bằng những tua chỉ gấm. Qua kiểu ăn mặc này người chung quanh có thể nhận ra ai là võ sĩ đạo. Ngoài eboshi dùng trong những lúc bình thường, người võ sĩ đạo trong thời chiến còn được trang bị áo giáp (kikou) rất nặng nề (như Tom Cruise trong bộ phim The Last Samurai), khác biệt tuỳ theo cấp bậc trong giới võ sĩ đạo. Những loại áo giáp chiến đấu và những chiếc mũ (kabuto), mặt nạ (mempo) được làm bằng tre, vải, da, và kim loại đặc biệt để che chở toàn thân. Cuối thế kỷ thứ 15, đạo quân Ashikaga mất quyền kiểm soát lãnh thổ, các lãnh chúa tranh 2
- chấp liên miên và nội chiến kéo dài gần 100 năm. Khi Toyotomi Hideyoshi cuối cùng thống nhất được lãnh thổ, ông đã đưa ra một loạt những thay đổi mới cho võ sĩ đạo. Ông tổ chức cho người võ sĩ đạo có một cuộc sống ổn định hơn trong những dinh thự, lâu đài (tenshu), từ đó họ có thể tự quản lý và phòng chống kẻ thù từ bên ngoài. Đây là bước chuyển biến căn bản thay đổi võ sĩ đạo thành đội ngũ quân sự chuyên nghiệp. Để thực hiện công việc đó, Toyotomi Hideyoshi đã áp dụng phương pháp đánh thuế trên lúa gạo nhằm xác định cấp bậc võ sĩ đạo để quản lý và phát triển. Những nguyên tắc bao gồm qui luật, lời tâm niệm và phong cách của người kiếm sĩ, võ sĩ đạo được gọi là bushido (Luật chiến binh). Điểm chủ yếu là trung thành với lãnh chúa daimyo, tự quản, nói thật và không bộc lộ tình cảm của mình cho người khác biết. Mỗi một đạo quân shogun đều có nguyên tắc danh dự và hành xử riêng của mình, chẳng hạn trong thời Chosokabe Motochika (khoảng 1596), người võ sĩ đạo say sưa quá độ, làm ảnh hưởng đến người khác có thể bị chém đầu. Hoặc thời Takeda Shingen (1547), lấy vợ lấy chồng ngoài lãnh thổ cai trị của lãnh chúa là cấm kỵ. Hầu hết những nguyên tắc của người võ sĩ đạo đều dựa trên căn bản triết lý của đạo Khổng, đạo Phật và Thần đạo. Sau khi triều đại Meiji phục hưng (Minh hoàng Thiên trị, 1868-1912), những nguyên tắc của người võ sĩ đạo được duy trì và rèn luyện trong quân đội Nhật hoàng cho đến năm 1945. Ảnh hưởng này đã khống chế nhiều binh sĩ Nhật. Áp dụng nguyên tắc của người võ sĩ đạo trong Thế Chiến thứ II, không phản bội Tổ quốc, trung thành với Nhật hoàng nên họ đã tự sát trong danh dự để không bị bắt, đầu hàng hoặc trở thành tù nhân. Cái chết đối với người võ sĩ đạo nhẹ như bông, nhưng chết trong danh dự hay chết trong ô nhục mới là vấn đề then chốt. Seppuku là một hình thức tự sát được xem là danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không thể từ chối. Hara-kiri cũng là một hình thức tự sát tương tự, đúng nghĩa của nó là mổ bụng. Seppuku được tiến hành ở ngoài chiến trường, bằng một nghi lễ đặc biệt, tất cả mọi người đều có thể tham dự và chứng kiến. Một khi người võ sĩ đạo đã tự mổ bụng mình, liền tiếp theo đó là đầu rơi. Chết như vậy đối với các võ sĩ đạo là một vinh quang, họ chết vì lãnh chúa để chứng minh lòng trung thành với chủ. Truyền thống này sau đó đã không được các quan cao cấp trong nhiều triều đại của Nhật ủng hộ. Kể từ năm 1603, và một lần nữa vào năm 1663 thực hiện Seppuku đã bị cấm. Tuy vậy, hiện tượng tự sát vẫn không dứt hẳn… Ý nghĩ tự sát trong danh dự là cách giải thoát lý tưởng của nhiều người Nhật trong xã hội hiện đại. Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều vụ tự sát. Họ tự sát có thể vì thất bại công việc làm ăn trên thương trường hoặc chỉ vì thi rớt. Trong triều đại Edo và Tokugawa (1600-1867) nước Nhật sống trong cảnh thanh bình. Tokugawa Ieyasu chọn Edo làm bộ tổng chỉ huy (bakufu) của đạo quân shogun. Đến đầu thế 3
- kỷ thứ 19 thì triều đại Tokugawa đình đốn và suy sập, hệ thống võ sĩ đạo yếu đuối. Tàu nước ngoài đổ bộ, giao thương và du nhập văn hoá phương Tây đã trở thành mối lo ngại của triều đình Tokugawa. Thất bại trước người nước ngoài và bất lực trong việc phát triển đất nước, Hoàng đế Keiki từ chức, đạo quân samurai cuối cùng tan rã. Meiji Mutsuhito lên ngôi nắm tất cả quyền lực. Năm 1871 giới võ sĩ đạo hoàn toàn bị bãi bỏ. Các lãnh chúa daimyo mất hết quyền hành và khả năng kiểm soát nên đã giao lại lãnh thổ cho Thiên hoàng. Meiji thống nhất đất nước mặt trời, đặt Edo làm thủ đô, bây giờ gọi là Tokyo. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt. Các võ sĩ đạo nhóm lại dưới sự lãnh đạo của Saigo Takamori (1827-1877), một nhân vật đầy quyền lực ở miền nam bán đảo Kyushu có tham vọng phục hồi lại triều đại cũ cùng đạo quân Tokugawa. Tiếc thay, chỉ khoảng 9 năm sau - năm1877 - cuộc chiến xảy ra, Saigo Takamori, lãnh tụ đạo quân phiến loạn Satsuma đã hoàn toàn thất trận trước lực lượng quân đội hiện đại của Nhật hoàng. Hơn 40 ngàn võ sĩ đạo đã bị đẩy lui bởi 60 ngàn lính của Thiên hoàng. Một cuộc hỗn chiến đẫm máu. Cuối cùng Saigo Takamori đã bị thương và phải tự sát theo truyền thống võ sĩ đạo. Dù Nhật hoàng đã chiến thắng vang dội, Saigo Takamori vẫn được xem là người anh hùng có tinh thần và truyền thống võ sĩ đạo bất khuất. Ngày nay tại Nhật Bản, tuy võ sĩ đạo không còn vai trò chủ đạo trong xã hội nhưng nó vẫn sáng ngời và hiện diện như một niềm tin kiêu hãnh trong những gia đình còn mang đậm phong cách truyền thống Nhật. Giờ đây, thế hệ trẻ Nhật Bản đang bị ảnh hưởng mạnh vì văn minh Âu Mỹ đang xâm lấn vào trong nếp sống của người Nhật. Chúng ta đang có cơ hội nhìn xem con thuyền Nhật Bản sẽ như thế nào trong những thập niên tới. Giai cấp samurai cuối cùng đã tan rã hơn 130 năm nay, nhưng tinh thần võ sĩ đạo của samurai vẫn mãi còn tiềm tàng trong tinh thần Nhật Bản. Yukio Mishima, một nhà văn lỗi lạc của Nhật đã chọn cách tự sát theo cung cách samurai vào năm 1970 để cảnh tỉnh người Nhật về nguy cơ xâm chiếm của văn minh Âu Mỹ. Người Nhật vẫn là một dân tộc có những đặc điểm kỷ luật mà các dân tộc khác khó có thể sống như họ được. Họ vẫn có được môt tinh thần trách nhiệm cao đối với xã hội. Có lẽ đây là một giá trị tinh thần không phải một sớm một chiều mà một dân tộc nào cũng đạt được như họ. Một cây Anh Đào cho dù có nở rộ cả cây nhưng quả thật một cây Anh Đào cũng không có gì hấp dẫn lắm cho người thưởng ngoạn. Nhưng một vườn Anh Đào nở rộ bên chùa, một rừng Anh Đào nở rộ trên núi thì người ta mới thấy được cái vẻ đẹp thật lạ lùng của xứ Phù Tang. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn