intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toan táo nhân – dưỡng tâm, an thần

Chia sẻ: Skinny Skin | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Toan táo nhân hay táo nhân là nhân hạt của quả táo chua đã chín già phơi khô. Về thành phần hóa học: Toan táo nhân có dầu, beta sitosterol, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C. Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung) cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toan táo nhân – dưỡng tâm, an thần

  1. Toan táo nhân – dưỡng tâm, an thần
  2. Toan táo nhân hay táo nhân là nhân hạt của quả táo chua đã chín già phơi khô. Về thành phần hóa học: Toan táo nhân có dầu, beta sitosterol, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C. Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung) cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn). Liều dùng: 12g đến 24g. Nên giã giập trước khi sắc, rang nướng, xào rán. Táo nhân được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Bổ tâm, an thần: Bài 1: táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt.
  3. Bài 2: táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời. Bổ âm, cầm mồ hôi: Dùng cho các chứng bệnh do âm hư, nhiều mồ hôi. Bài thuốc: táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống. Chữa lao phổi và sốt hâm hấp vào buổi chiều, do nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, nhiều mồ hôi. Một số món ăn chữa bệnh có táo nhân: Cháo táo nhân: táo nhân 60g, gạo tẻ 200g, nước thục địa hoàng 100g. Toan táo sắc gạn lấy nước, nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín nhừ, cho tiếp nước thục địa vào, đun sôi đều. Ăn tùy ý nhiều lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp đau nhức cơ thể, bồn chồn kích ứng, hồi hộp mất ngủ. Nước hồ toan táo nhân, nhân sâm, phục linh: toan táo nhân 30g, nhân sâm 30g, phục linh 30g. Sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần 12 – 16g, hòa tan trong nước cháo loãng (hay nước bột năng). Ăn khi nóng. Dùng cho các trường hợp ra mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm). Cháo nhị đông táo nhân: mạch đông 10g, thiên đông 10g, táo nhân 10g, gạo nếp 100g, đường trắng lượng thích hợp. Đem 3 dược liệu sắc lấy nước, nấu cháo gạo nếp, thêm đường. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, mất ngủ.
  4. Viên nhục táo nhân thang: long nhãn 12g, toan táo nhân sao 15g, thêm nước đun cách thủy, cho ăn thường ngày. Dùng cho các trường hợp đau đầu mất ngủ. Cháo táo nhân: toan táo nhân 15g, gạo tẻ 150g. Táo nhân sao tán thành bột, nấu với gạo thành cháo, cho ăn khi đói. Chữa các trường hợp hồi hộp mất ngủ kích ứng tăng xúc cảm. Kiêng kỵ: người thực tà uất hỏa cấm dùng. Theo BS. Nguyễn Tiểu Lan Toan táo nhân – dưỡng tâm, an thần Thứ Bảy, 13/10/2012 14:06 Toan táo nhân hay táo nhân là nhân hạt của quả táo chua đã chín già phơi khô. Về thành phần hóa học: Toan táo nhân có dầu, beta sitosterol, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C. Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung) cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn). Liều dùng: 12g đến 24g. Nên giã giập trước khi sắc, rang nướng, xào rán. Táo nhân được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Bổ tâm, an thần: Bài 1: táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt.
  5. Bài 2: táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời. Bổ âm, cầm mồ hôi: Dùng cho các chứng bệnh do âm hư, nhiều mồ hôi. Bài thuốc: táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống. Chữa lao phổi và sốt hâm hấp vào buổi chiều, do nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, nhiều mồ hôi. Một số món ăn chữa bệnh có táo nhân:
  6. Cháo táo nhân: táo nhân 60g, gạo tẻ 200g, nước thục địa hoàng 100g. Toan táo sắc gạn lấy nước, nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín nhừ, cho tiếp nước thục địa vào, đun sôi đều. Ăn tùy ý nhiều lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp đau nhức cơ thể, bồn chồn kích ứng, hồi hộp mất ngủ. Nước hồ toan táo nhân, nhân sâm, phục linh: toan táo nhân 30g, nhân sâm 30g, phục linh 30g. Sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần 12 – 16g, hòa tan trong nước cháo loãng (hay nước bột năng). Ăn khi nóng. Dùng cho các trường hợp ra mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm). Cháo nhị đông táo nhân: mạch đông 10g, thiên đông 10g, táo nhân 10g, gạo nếp 100g, đường trắng lượng thích hợp. Đem 3 dược liệu sắc lấy nước, nấu cháo gạo nếp, thêm đường. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, mất ngủ. Viên nhục táo nhân thang: long nhãn 12g, toan táo nhân sao 15g, thêm nước đun cách thủy, cho ăn thường ngày. Dùng cho các trường hợp đau đầu mất ngủ. Cháo táo nhân: toan táo nhân 15g, gạo tẻ 150g. Táo nhân sao tán thành bột, nấu với gạo thành cháo, cho ăn khi đói. Chữa các trường hợp hồi hộp mất ngủ kích ứng tăng xúc cảm. Kiêng kỵ: người thực tà uất hỏa cấm dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2