BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
LÊ THỊ THỦY<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN<br />
XUẤT HẠT GIÓNG CÀ CHUA LAI F1 TẠI VÙNG ĐỒNG<br />
BẰNG SÔNG HỒNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng<br />
Mã số: 62 62 05 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN<br />
TS. TRỊNH KHẮC QUANG<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br />
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
Vào hồi<br />
<br />
, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Sản xuất hạt giống lai cà chua (Lycopersicon escumlentum L.) là một<br />
trong những ngành mang lại lợi nhuận khổ ng lồ cho nhiều nước trên thế<br />
giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan..(Xuất khẩu hạt giống cà chua lai<br />
mang lại cho Thái Lan 800-900 nghìn baht mỗi năm (Jirasak, 2006). Trong<br />
khi đó, Việt Nam với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống canh tác<br />
cà chua trên 100 năm, vẫn phải nhập từ nước ngoài 4000 - 4500 kg hạt<br />
giống lai cà chua, hàng năm tiêu tốn khoảng 80-90 tỷ đồng (Trần Văn Lài<br />
và cs, 2005).<br />
Đứng trước nhu cầu và thực tế sản xuất, thời gian qua các cơ quan<br />
nghiên cứu trong nước đã cho ra đời một số giống cà chua ưu thế lai như<br />
HT7, HT42, HT160. FM20, FM29, lai số 9, HPT10, VT3..., cùng với công<br />
nghệ sản xuất hạt giống ngày càng hoàn thiện. Mặc dù vậy, năng suất và<br />
chất lượng hạt giống đôi khi còn thấp, giá thành sản xuất hạt lai cao hơn từ<br />
10 đến 30 lần so với hạt giống thuần. Điều này đã tạo tâm lý hạn chế sử<br />
dụng các giống lai của người nông dân. Do đó, giảm giá thành sản xuất ,<br />
nâng cao chất lượng hạt giống là đòi hỏi bức thiết của sản xuất hiện nay.<br />
Sử dụng các dòng mẹ bất dục bào tử thể (ms), bất dục vị trí (ps, ps2)<br />
để cắt giảm công khử đực trong sản xuất hạt giống cà chua lai đã được ứng<br />
dụng rộng rãi ở một số quốc gia như Cộng hòa Séc, Moldova, Ba Lan và<br />
Bulgaria (Atanassova, 1999). Trong đó việc nghiên cứu sử dụn g các dòng<br />
mẹ bất dục vòi nhụy dài cũng là một trong những hướng nghiên cứu nhiều<br />
hứa hẹn, đang được nhiều nước trên thế giới theo đuổi.<br />
Đề tài ”Nghiên cứu góp phần phát triển công nghệ sản xuất hạt<br />
giống cà chua lai F1" được tiến hành nhằm lựa chọn các dạng bất dục vòi<br />
nhụy vươn dài có kích hoạt bổ sung GA 3, phù hợp làm mẹ , để xây dựng<br />
quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F1 hoàn toàn không phải<br />
khử đực.<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
Xác định được các dòng mẹ cà chua có vòi nhụy vươn dài, mẫn cảm<br />
với GA3 phù hợp cho sản xuất hạt giống cà chua lai F1 (không phải khử<br />
đực) tại vùng đồng bằng sông Hồng.<br />
Bước đầu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai<br />
F1 không cần khử đực dòng mẹ thông qua việc ứng dụng các dòng mẹ có<br />
vòi nhụy vươn dài, mẫn cảm với GA3.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống ở Việt nam về tính<br />
bất dục vòi nhụy vươn dài ở hoa cà chua. Trên cơ sở đánh giá biểu hiện<br />
<br />