1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới và ở Việt Nam, hạn hán trong những năm qua đang
là thách thức lớn, hạn là yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất ngô, đặc biệt là ở những vùng trồng ngô chỉ nhờ nước trời,
không có khả năng tưới. Với sự phát triển của khoa học công nghệ,
việc ứng dụng các công nghệ mới trong chọn, tạo dòng/giống ngô lai
chịu hạn là cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu tạo dòng ngô đơn
bội kép chịu hạn bằng công nghệ kích tạo đơn bội phục vụ chọn
tạo giống ngô lai” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chọn tạo được các dòng và tổ hợp lai ngô đơn bội kép chịu hạn
bằng công nghệ kích tạo đơn bội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm số liệu, dữ liệu khoa học, kết quả nghiên cứu thực
nghiệm về việc tạo dòng ngô đơn bội kép chịu hạn bằng phương
pháp sử dụng cây kích tạo đơn bội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định được 9 dòng ngô đơn bội kép có khả năng chịu hạn:
D4, D6, D7, D8, D10, D14, D20, D22 và D23, từ đó đã lai tạo và
chọn được 2 tổ hợp lai đơn triển vọng là TH32 và TH2 có tiềm năng
phát triển thành giống phục vụ sản xuất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giống ngô lai đang thương mại ở Việt Nam, có khả năng chịu
hạn như: NK67, NK4300, NK7328, DK8868, DK9901, CP333,
30Y87, VN8960, LCH9; 3 dòng kích tạo đơn bội nhập từ CIMMYT
(TAILP1, TAILP2 và TAILP1 x TAILP2); dòng đối chứng chịu hạn