intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội" nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên, tránh những hành vi sai lệch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THƢƠNG HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 3104 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2021
  2. Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Trần Quốc Thành Phản biện 1 : PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng - Viện Tâm lý học Phản biện 2: PSG.TS. Phạm Thị Thu Hoa - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Bắc - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, đền, chùa luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là đặc tính tâm lý tồn tại từ rất lâu đời. Từ sau Cách mạng tháng Tám và đặc biệt là kể từ khi nước nhà thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng của người dân, đã có nhiều chính sách đảm bảo sự tự do tín ngưỡng, duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, trong đó có nhiều ngôi chùa và các đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước. Thanh niên đi lễ chùa trở thành hiện tượng phổ biến. Dưới góc độ tâm lý học, bản chất của hành vi đi lễ chùa là gì, chỉ là vấn đề tâm linh hay có mục đích, động cơ nào khác vẫn chưa được khai thác. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung phát triển của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có đạo Phật. Quá trình đổi mới đã thúc đẩy sự tăng trưởng rất nhanh của nên kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bà Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên, tránh những hành vi sai lệch. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 3.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số mẫu khảo sát gồm là 560 người. Trong đó gồm các khách thể khảo sát thử 50 người, khảo sát chính thức 480 người; phỏng vấn sâu: 20 người và 3 trường hợp điển hình; Sư chủ trì: 5 người, chuyên gia tôn giáo 2 người. 4. Giả thuyết khoa học Hiện tượng sinh viên đi lễ chùa hiện nay khá phổ biến và khá thường xuyên. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiên ở ba khía cạnh nhận thức, niềm tin, hành động và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ. Các biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên ở mức chung là trung bình. Hành vi này bị chi phối chủ yếu bởi sáu yếu tố là: Định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm của ngôi chùa. Trong đó, cơ chế tâm lý xã hội có mức độ thúc đẩy cao nhất. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Xác lập cơ sở lý luận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng các biểu hiện của hành vi đi chùa của thanh niên sih viên
  4. 2 tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 5.3. Kiến nghị giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho sinh viên 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhóm đối tượng sinh viên đang học tại ba trường đại học (trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội), trong đó tập trung sinh viên năm thứ nhât là những người mới vào học tại trường đại học và sinh viên năm thứ tư, những người đang học năm cuối đại học. 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên các mặt biểu hiện: khía cạnh nhận thức; khía cạnh niềm tin; khía cạnh hành động và động cơ thúc đẩy trong quá trình đi lễ chùa của sinh viên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nguyên tắc phương pháp luận - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: hoạt động là cơ sở hình thành và phát triển tâm lý, mặt khác là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Hành vi đi lễ chùa được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên cần phải dựa trên hoạt động đi lễ chùa của họ. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của thanh niên trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa hoạt động đi lễ chùa với các hoạt động khác của thanh niên. - Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: để có cái nhìn khái quát, toàn diện các khía cạnh hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều kiến thức lý luận của các ngành: Tâm lý học, Sinh lý học, Xã hội học, Triết học, Tôn giáo học. Trong đó, lấy hệ thống phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Tâm lý học làm trọng tâm. - Nguyên tắc tiếp cận của Tâm lý học tôn giáo. Hành vi đi lễ chùa là một khía cạnh của Tâm lý học tôn giáo. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu các biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên dựa trên những lý luận cơ bản của Tâm lý học tôn giáo. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về mặt lý luận Đề tài đã xác định rõ được hệ thống các khái niệm công cụ: hành vi, hành vi đi lễ
  5. 3 chùa, hành vi đi lễ chùa của sinh viên và các biều hiện của hành vi. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên là vấn đề mới, nghiên cứu lý luận bổ sung một số vấn đề của hành vi trong Tâm lý học tôn giáo. Tác giả đã xác định được biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên có ba biểu hiện bên ngoài: khía cạnh nhận thức, khía cạnh niềm tin và khía cạnh hành động và có yếu tố động cơ bên trong; Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên gồm: Các yếu tố định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, đặc điểm của ngôi chùa. 8.2. Về mặt thực tiễn Đánh giá được thực trạng biểu hiện các khía cạnh hành vi đi lễ chùa của thanh niên tại 3 trường: trường Đại học Nội vụ Hà Nội; trường Đại học Sư phạm Hà Nội; trường Đại học Giao thông Vận tải trên địa bà Hà Nội.Hành vi đi lễ chùa của sinh viên có biểu hiện rõ ở cả ba khía cạnh là: nhận thức, niềm tin và hành động. Trong đó biểu hiện của khía cạnh nhận thức có mức độ cao và xếp thứ hạng cao nhất, xếp thứ hai là khía cạnh niềm tin và xếp thứ hạng cuối cùng là khía cạnh hành động. Ba mặt biểu hiện này có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với nhau và được thúc đẩy bởi yếu tố động cơ. Luận án cũng đã làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, đặc điểm của ngôi chùa ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Sự tác động của sau yếu tố đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên có khả năng dự báo biến đổi với nhiều mức độ khác nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê; Hành vi đi lễ chùa của thanh niên phản ánh tâm lý của thanh niên trong quá trình đi lễ chùa. Trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm định hướng hành vi đi lễ của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu về hành vi và hành vi tôn giáo 1.1.1. Nghiên cứu về hành vi 1.1.1.1. Tiếp cận lý thuyết học tập 1.1.1.2. Tiếp cận lý thuyết nhận thức 1.1.1.3. Tiếp cận lý thuyết xã hội 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tôn giáo Tôn giáo là hiện tượng đặc biệt, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về Tôn giáo ở các góc độ khác nhau. Với xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa là đa dạng hóa tôn giáo. Không gian lãnh
  6. 4 thổ mở rộng dần, khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác. Tác giả D’Onofrio (1999) trong bài “Understanding biological and social influences on religious affiliation, attitudes, and behaviors: A behavior genetic perspective” [115, tr. 953-984] Nhà Tâm lý học Steven Reiss (2016) “The 16 Strivings for God” " cho rằng “Đó không chỉ là nỗi sợ cái chết. Tôn giáo không thể đạt được sự chấp nhận hàng loạt nếu nó chỉ đáp ứng một hoặc hai mong muốn cơ bản". [145] Tác giả Paul-Labrador và cộng sự (2006), trong tác phẩm “Effects of a randomized controlled trial of transcendental meditation on components of the metabolic syndrome in subjects with coronary heart disease”, [136, tr. 1218-1224] D.Baston và L.Ventis trong cuốn: “The Religious Experience. A social- Sychologycal perspective” (kinh nghiệm tô giáo. Viễn cảnh Tâm lý học xã hội) đã xác định đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Tôn giáo là nghiên cứu tác động tôn giáo mang tính tương hỗ trong cuộc sống của các cá nhân [110] Nhà nghiên cứu y học và tâm thần học người Mỹ, Harold G.Koenig, tác giả chính của cuốn “Handbook of Religion and Health” [124] Tác giả Đại Trung Tiểu (2010) trong bài viết “ ”. Mỗi năm cứ đến dịp trước và sau kỳ thi tuyển sinh đại học, phụ huynh và học sinh lại đi đền miếu dâng hương cầu phật. Khắp các đền miếu đều đông nghịt phụ huynh, học sinh dâng hương, cầu phúc cầu may, giáo viên cũng gia nhập đội ngũ này. [150] Nhà Tâm lý học Tôn giáo Rambo.LR (1993) trong cuốn sách “Understanding Religious Conversion”. Tác giả cho rằng con người khi đến với tôn giáo như một quá trình thay đổi bản thân. Quá trình này với sự tác động của nhiều yêu tố và sự chuyển đổi đến với tôn giáo được thực hiện qua bảy giai đoạn [129] Tác giả Rodney Stark (2003), trong cuốn “One True God: Historical Consequences of Monotheism” Tôn giáo trong các xã hội tiên tiến thường phát triển theo chủ nghĩa độc thần. Đã đề xuất yêu tố phần thượng trong hành vi tôn giáo. [141] Nhà Tâm lý học và giáo dục học người Mỹ Granville Stanley Hall (1904), ông được mệnh danh là “cha đẻ của tuổi thiếu niên” và là người sáng lập ra tạp chí Tâm lý tôn giáo Các công trình được xuất bản của ông nghiên cứu thực nghiệm ý thức tôn giáo. [123]. Edward Conze(1904 – 1979), nhà Phật học lỗi lạc người Anh. Trong cuốn: “Buddhism: Its Essence and Development” [120] W. Jemes (1842 – 1910), Một trong những người sáng lập ra Tâm lý học Tôn giáo ở Mỹ. Trong tác phẩm “The Varieties of Religious Experience” (1999) ông đã lý giải nguồn gốc và chức năng của niềm tin Tôn giáo. Ông giải thích Tôn giáo xuất phát từ tâm lý cá thể: “chúng ta thỏa thuận gọi Tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà chúng đang tôn sùng, Thượng Đế” [146] . Giáo sư nhân học Oscar Salemink (2005) tại Đại học tự do Amserdam “A world of insecurity: Anthropological perspectives on human security” [121]
  7. 5 Các đề tài nghiên cứu từ năm 2003-2014; đề tài cấp bộ năm 2005 của tác giả Vũ Dũng; Tác giả Lê Văn Hảo (2007) cùng cộng sự và tác giả Vương Thị Kim Oanh với luận án Tiến sĩ (2006) nghiên cứu về nhận thức, niềm tin và thực hành tôn giáo trong đạo Tin Lành. Các nghiên cứu cho rằng, phần lớn các tín đồ đều rất tin vào Đức chúa trời, tin vào sự tồn tại của Thiên đường. Niềm tin tôn giáo có vai trò to lớn trong đời sống thực tại của họ, làm cho các gia đình hạnh phúc hơn mọi người sống có sự tương trợ, trách nhiệm với nhau hơn [11] [12] [13] [32] [65] [66] Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), dưới góc độ Xã hội học đã tìm hiểu Niềm tin tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội. Dựa vào kết quả các cuộc khảo sát tôn giáo toàn quốc trong những năm 1992-1994, 1994-1998 và cuộc khảo sát tôn giáo tại khu vực Tây Nguyên (2013), tác giả chỉ ra: Trong quá trình sinh hoạt tôn giáo, bên cạnh việc chia sẻ nhận thức tôn giáo, tín đồ còn chia sẻ nhận thức xã hội và niềm tin xã hội. Chức sắc tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng niềm tin xã hội trong cộng đồng tôn giáo [61, tr. 73-89]. Tác giả Nguyễn Hồng Dương (2001) đã có những công trình nghiên cứu tìm hiểu về nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, ông tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam (2010). Đó là việc hình thành và ảnh hưởng của nếp sống đạo truyền thống và hiện tại; vị trí và vai trò của nếp sống đạo trong văn hóa Việt Nam. Tác giả đi sâu vào phân tích hành vi tham dự thành lễ của tín đồ. Theo quan niệm Công giáo. Thánh lễ là hy tế Thánh Thể, một hành vi thờ phụng chủ yếu của Giáo hội[18, tr. 50]. Tác giả Đặng Văn Bài, trong báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Tác giả cho rắng các nghi lễ thờ cúng ban đầu chỉ mang tính ích dụng, dần dần được hoàn thiện và nhiều yếu tố mang tính thầm mỹ. [71, tr. 95] Trong các công trình nghiên cứu về hành vi tôn giáo các tác giả Lê Minh Thiện (2005), (2016), Nguyễn Hồng Dương (1995), Trương Ngôn (2002), Phạm Văn Quyết (2006), Vũ Dũng cùng cộng sự (2013, 2014), đã tìm hiểu về thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng: tín đồ theo đạo có niềm tin vào chính đạo của họ; tin vào lời dạy của Chúa; tin vào Kinh thánh, giáo lý; tin vào Thiên đàng, Địa ngục. Chính niềm tin đã thúc đẩy họ thực hiện các hành vi tôn giáo một cách tích cực và có ý nghĩa. Niềm tin và thực hành tôn giáo ở chức sắc đạo Công giáo có mức độ sâu sắc hơn và bền vững hơn giáo dân [16, tr. 1-9] [18, tr. 50] [62, tr. 45-47] [70] [86, tr. 44-46] [84, tr. 86- 90] Thái Văn Anh (2017), niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo là định hướng giá trị vững chắc của con người về hệ thống giáo lý, tín điều của một tôn giáo – tín ngưỡng mà họ hướng theo; niềm tin ấy rất thiêng liêng và có khả năng chi phối đời sống tâm lý, tạo động lực thúc đẩy và định hướng nhân cách con người theo phương hướng nhất định phù hợp với tôn chỉ của giáo lý – tín ngưỡng đó. [1, tr. 146-147] Lê Minh Thiện (2018), hành vi cầu nguyện của tín đồ công giáo là những biểu hiện bên ngoài có ý thức của hoạt động tôn giáo của tín đồ, thông qua việc dùng ngôn ngữ (lời
  8. 6 nói) phi ngôn ngữ (suy nghĩ, lòng tin cậy, kính mến) của tín đồ đối với Thiên chúa và được thể hiện qua nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của tín đồ. [85, tr. 143-149] . Hành vi tôn giáo là chủ đề của nhiều công trình và các bài viết. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều ở lĩnh vực xã hội học, văn hóa học, văn hóa du lịch... Các tác giả chủ yếu tập trung mô tả, phân tích về một số biểu hiện đơn lẽ của hành vi. 1.2. Hành vi và hành vi đi lễ chùa 1.2.1. Hành vi 1.2.1.1. Hành vi theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hành vi 1.2.1.2. Hành vi theo quan điểm của Phân tâm học 1.2.1.3. Quan niệm về hành vi của Tâm lý học nhân văn 1.2.1.4. Hành vi theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động Từ các định nghĩa trên ta thấy có những nội dung nổi bật về hành vi như sau: - Hành vi là phản ứng của cơ thể. Hành vi xuất hiện khi có sự kích thích từ môi trường bên ngoài. Là phản ứng của cơ thể nhưng hành vi không phụ thuộc hoàn toàn vào kích thích ban đầu, mà là sự chịu ảnh hướng và tác động qua lại. - Hành vi không phải là phép cộng của các phản ứng mà là sự đại diện cho một chuỗi các phản ứng từ động cơ, nhận thức thái độ và các hành động của cụ thể. - Hành vi biểu hiện ra bên ngoài trong từng hoàn cảnh cụ thể, có thể quan sát được và nó chịu sự tác động chi phối bới các yếu tố bên trong và của hoàn cảnh. - Hành vi luôn gắn liền với sự kích thích của mục đích bên ngoài và sự thúc đẩy như cầu, động cơ bên trong và nó bị sự điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong - Hành vi được biểu hiện chủ yếu với các thanh tố như: Động cơ, nhận thức, thái độ, hành động. Đây cũng chính là bốn thành tố chính trong cấu trúc tâm lý của hành vi của con người. Từ các phân tích trên, ta có thể đi đến khái niệm về hành vi như sau: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài dưới sự tác động qua lại với các cấu trúc tâm lý bên trong của con người”. 1.2.2. Hành vi đi lễ chùa Lễ chùa là một hành vi tín ngưỡng tôn giáo. Để hiểu khái niệm “lễ chùa”, chúng ta phải nắm rõ bản chất của khái niệm “lễ”. Lễ là một hành vi tôn giáo tồn tại ở hầu hết các tôn giáo. Dù được trình bày, lý giải ở các góc nhìn khác nhau, song xét đến cùng, nói đến “lễ” là nói đến hành vi, cử chỉ thành kính của con người đối với đấng thần linh hoặc hiện tượng siêu tự nhiên cụ thể nào đó. Các bước của hành vi đi lễ chùa: Đi lễ chùa, một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật. Biểu hiện đi lễ chùa được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, chuẩn bị hành lễ, Thứ hai, thực hiện nghi lễ tại chùa. Thứ ba, kết thúc nghi lễ
  9. 7 1.3. Hành vi đi lễ chùa của thanh niên viên 1.3.1. Khái niệm sinh viên TNSV là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc hoặc trung học chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường Đại học, Cao đẳng. TNSV là lứa tuổi có sự hoàn chỉnh về cấu trúc và sự phối hợp giữa các chức năng trong cơ thể. Sự phát triển của cơ thể tương đối hoàn chỉnh và ổn định. TNSV là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ…nhưng cũng gặp nhiều mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc. TNSV có khả năng tự ý thức, tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi để tự hoàn thiện nhân cách của bản thân. TNSV có xu hướng chung là tính tích cực xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao. TNSV đã hình thành kế hoạch đường đời và xu hướng nghề nghiệp. Từ những ước mơ và lý tưởng trừu tượng dần dần trở thành hiện thực, định hướng vào chương trình hoạt động thực tiễn trong hoạt động của họ TNSV có hoạt động chủ đạo là học tập. Nhưng không chỉ còn đơn thuần là lĩnh hội tri thức phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp – quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. TNSV là lớp người năng động, luôn nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới. So với thanh niên đang đi làm (có thu nhập) thì TNSV là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập. Đối với xã hội, thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng là một nhóm xã hội được quan tâm. 1.3.2. Khái niệm về hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hành vi đi lễ chùa của thanh niên là một hiện tượng Tâm lý xã hội phức hợp. Nó là một “hình thức diễn biến tâm linh” được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng Phật giáo và nhu cầu của thanh niên từ đó hình thành các biểu hiện hành vi tương ứng, phản ánh đặc điểm và cấu trúc tâm lý bên trong của mỗi cá nhân, theo chu ký nhất định hoặc ngẫu nhiên. 1.3.3. Biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của thanh niên 1.3.3.1. Nhận thức khi đi lễ chùa “Nhận thức là hoạt động tâm lý của cá nhân, tác động đến đối tượng, qua đó hình thành trong đầu óc chủ thể cảm giác, hình ảnh, biểu tượng hay khái niệm về đối tượng” [81, Tr.114]. Để tìm hiểu nhận thức về mục đích cuộc sống của TN-SV, chúng tôi đưa ra 5 mục đích chủ yếu [95]: được giàu sang; có địa vị xã hội; thành đạt trong nghề nghiệp; được làm việc theo sở thích; được phục vụ xã hội. 1.3.3.2. Niềm tin khi đi lễ chùa Niềm tin là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. Theo kết quả nghiên cứu về tình hình thanh niên Việt Nam do ủy ban quốc gia thanh niên Việt Nam tiến hành năm 2001 cho thấy [39] không ít thanh niên tỏ ra hoài nghi
  10. 8 trước tất cả và đem niềm tin gửi gắm vào tín ngưỡng, tôn giáo và thần thánh - đó chính là niềm tin tôn giáo. 1.3.3.3. Thực hiện các nghi lễ khi đi lễ chùa Quan sát một quá trình lễ Phật truyền thống chúng ta thấy có cả luật và tục. Mỗi nghi thức ấy có vẻ rườm rà nhưng xuất phát từ những quan niệm mang tính duy lý triết học vũ trụ và nhân sinh. “Nếu bỏ qua những nghi thức ấy thì buổi lễ dang hương sẽ trở nên trần tục và không còn ý nghĩa văn hóa – tín ngưỡng “linh thiêng” “mầu nhiệm” nơi tâm linh con người nữa” [9, tr. 4] a. Chuẩn bị hành lễ Đức Phật đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, an trụ trong cõi Niết bàn tịnh diệt vô vi, cho nên không còn phụ thuộc vào việc ăn uống. Lễ Phật là việc làm nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài, đồng thời cũng là để kết duyên với tam bảo, cải tổ tâm tính, thiện căn tăng trưởng, từng bước thoát khỏi phiền não khổ đau. Mỗi khi lễ Phật, người ta thường dâng lễ vật. b. Thực hành nghi lễ Chùa là một trung tâm văn hóa tín ngưỡng – đạo đức tâm linh, là nơi tôn nghiêm thành kính. Bên cạnh việc sửa soạn, sắm lễ vật đi chùa, người đi lễ còn cần phải biết về việc vào chùa khấn gì cho phù hợp với những quy định căn bản của nhà chùa. 1.3.3.4. Động cơ khi đi lễ chùa Các biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên được thúc đẩy bởi yếu tố tâm lý bên trong, đó chính là động cơ. “Động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, việc nghiên cứu hiện tượng này giúp lý giải các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó”[29, tr. 211]. Thứ nhất, động cơ thuộc về bản thân thanh niên. Thứ hai, động cơ thuộc về bản thân Phật giáo. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên 1.4.1. Định hướng giá trị Theo I. T. Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [99; tr 68]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một trong những biến đổirõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. 1.4.2. Cảm xúc với Phật giáo Mỗi ngày chúng ta trải qua muôn hình vạn trạng các cảm xúc. Theo lý thuyết Bánh xe cảm xúc của Tiến sĩ Tâm lý Robert Plutchik, cho dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn xoay quanh 8 loại cảm xúc chính được phân thành 4 cặp đối lập: Hân hoan (Joy) - Buồn bã (Sadness); Tin tưởng (Trust) - Chán ghét (Disgust); Kinh hãi (Fear) - Tức giận (Anger); Mong đợi (Antici-pation) - Ngạc nhiên (Surprise) 1.4.3. Các cơ chế tâm lý xã hội Tác giả Trần Quốc Thành (2011), trong cuốn “Tâm lý học xã hội” cho rằng: “Tại nhiều thời điểm, sự tương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn” [83, tr. 35]. Hiện tượng tâm lý này được truyền đi theo nguyên tắc
  11. 9 cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng thành viên của đám đông và cường độ của cảm xúc được lan toả. Như vậy, đám đông càng lớn thì các cơ chế tâm lý xã hội càng mạnh và nhanh 1.4.4. Truyền thống văn hóa dân tộc Văn hóa truyền thống được coi là giá trị di sản của mỗi quốc gia, dân tộc vì nó có nền tảng và là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài. “Truyền thống là những giá trị tinh thần, tư tưởng thể hiện trong kết quả của quá trình hoạt động của các nhóm xã hội được ghi lại dưới hình thức các khái niệm, nghi lễ, cách thức hành vi, ứng xử của các thành viên trong nhóm đối với các quan hệ xã hội [19, tr. 72]. 1.4.5. Điều kiện kinh tế Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế và tôn giáo là mối quan hệ phổ biến, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tôn giáo có nguồn gốc từ kinh tế, do đời sống sản xuất vật chất sinh ra. “Sự khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố cơ bản để tôn giáo hình thành và phát triển”. 1.4.6. Đặc điểm của ngôi chùa Chùa (từ 'templum' trong tiếng Latin) trong Phật giáo đại diện cho vùng đất thanh tịnh hoặc môi trường thanh tịnh thờ cúng Đức Phật. “Những ngôi chùa Phật giáo truyền thống được thiết kế cả bên trong và bên ngoài đều nhằm mục đích để truyền cảm hứng, hướng tới sự bình an, hạnh phúc” [144]. Một ngôi chùa là một cấu trúc thường được xây dựng cho mục đích và luôn dành riêng cho các hoạt động tôn giáo hoặc tâm linh bao gồm cầu nguyện, thiền định, tế lễ và thờ cúng Tiểu kết chƣơng 1 Nghiên cứu về hành vi là chủ đề luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ưu điểm của các nghiên cứu lý luận là đã khái quát vấn đề cơ bản về hành vi, hành vi tôn giáo và đề xuất những hướng tiếp cận cụ thể trong nghiên cứu thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện chưa nhiều. Nghiên cứu về hành vi đi lễ chùa thì chưa được quan tâm nhiều. Có thể kế thừa kết quả nghiên cứu này để xác định khái niệm hành vi, khái niệm lễ chùa, khái niệm hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Hành vi đi lễ chùa của TN được biểu hiện cụ thể qua các thành tố cụ thể là: nhận thức, có nhấn thức về đối tượng thờ cúng trong chùa và nhân thức về Đức phật là ai; Động cơ thúc đẩy, có động cơ thuộc về mục đích của bản thân TN và động cơ từ sự lôi của Phật giáo; Niềm tin có niềm tìn của TN với Đức Phật với và với giáo lý của đạo Phật; Hvà hành động thực hiện nghi lễ. Nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của TN không tách rời việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của họ. Ở đây chúng tôi đưa ra sáu yếu đó là: định hướng giá trị, cảm xúc với Phật giáo, cơ chế tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, hoàn cảnh cá nhân gia đình, đặc điểm của ngôi chùa.
  12. 10 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu Để thực hiện để tài, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên của 3 Trường Đại học trên địa bàn Hà Nội gồm: Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University Of Home Affairs, viết tắt là HUHA) là trường công lập trực thuộc Bộ Nội vụ. Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi national University of Education, viết tắt là HNUE ) thành lập năm 1951, địa chỉ Số 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội trực thuộc bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trường Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Giao thông vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC). Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. 3.1.2. Đặc điểm chùa trên địa bàn Hà Nội Một là, chùa ở Hà Nội thể hiện sự đa dạng về kiến trúc và bài trí thờ tự. Hai là, chùa Hà Nội có sự giao thoa, hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống khác. Ba là, chùa ở Hà Nội có sự thống nhất về đặc điểm nghi lễ 3.1.3. Khách thể nghiên cứu Tổng khách thể nghiên cứu của đề tài là 606 người. Được phân ra 3 giai đoạn khảo sát nghiên cứu: Khảo sát thăm dò: 20 người (TNSV)Khảo sát thử: 50 người (TNSV); Khảo sát chính thức: 536 người Sự phân bố về đặc điểm của khách thể trong mẫu nghiên cứu có tỉ lệ như sau: Bảng 2.1. Sự phân bổ khách thể trong mẫu nghiên cứu STT Khách thể nghiên cứu Tổng số (480) Số ngƣời Tỉ lệ 1 Giới tính Nam 229 47,7 Nữ 251 42,3 2 Sinh viên năm Năm 1 240 50 học Năm 4 240 50 3 Trường theo học Trường ĐH Nội vụ Hà Nội 160 33,3 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 160 33,3 Trường ĐH Giao thông Vận tải 160 33,3 4 Quê quán Thành Phố 127 26,5 Nông Thôn 323 67,3 Vùng cao, vùng sâu, vùng xa 30 6,2 5 Tôn giáo Theo tôn giáo 28 5,8 Không theo tôn giáo 452 94,1 6 Làm thêm Có đi làm thêm 228 47,5 Không đi làm thêm 252 42,5
  13. 11 3.1.3. Tổ chức nghiên cứu Luận án được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2020 theo 5 bước. Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016). Sau khi xác định tên đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm, phân loại và tổng quan những tài liệu liên quan. Nhằm hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án. Bước 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017). Trên cơ sở lý luận chúng tôi tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến từ các chuyên gia và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu. Bước 3: Thử nghiệm và chính xác hóa bộ công cụ liên cứu (từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2018). Bảng khảo sát thừ được phát ngẫu nhiên cho 40 TNSV nhằm khảo sát độ tin cậy, độ hiệu lực của bảng hỏi. Sau đó sửa chữa, hoàn thiện và chính xác hóa bộ công cụ nghiên cứu thành phiếu điều tra chính thức. Bước 4: Thu thập số liệu (từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018). Phiếu điều tra chính thức được khảo sát trên 600 TNSV. Mỗi trường điều tra 200 phiếu, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, chúng tôi xử lý số liệu với 480 phiếu mỗi trường 160 Bước 5: Xử lý kết quả, viết thực trạng và hoàn thiện luận án (từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2020). Tất cả số liệu thu được người nghiên cứu xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Windows15. Từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2020, chỉnh sửa, hoàn thiện luận án để bảo vệ cơ sở và hội đồng cấp Trường. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan. Do đó đây là phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu lý luận của đề tài. 3.2.1.1. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến hành vi và hành vi đi lễ chùa của thanh niên - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến các khái niệm: hành vi, lễ chùa, thanh niên, hành vi đi lễ chùa của sinh viên; biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. - Xây dựng khung lý thuyết của luận án, từ đó xác định quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu những vấn đề về hành vi đi lễ chùa của thanh niên, tương quan giữa các biểu hành vi với các yếu tố ảnh hưởng. 3.2.1.2. Nội dung nghiên cứu Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến niềm tin tôn-giáo. Từ đó chi ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu đã được khái quát nhằm làm cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu. Xác định các khái niệm công cụ cho luận án như: hành vi, lễ chùa, sinh viên, hành vi đi lễ chùa của thanh niên và các khái niệm khác có liên quan. 3.2.1.3. Cách thức tiến hành Đề tài đã sử dụng các thao tác trong nghiên cứu tài liệu như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn
  14. 12 của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, websites về những vấn đề liên quan đến đề tài. 3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với số lượng khách thể lớn để có thể rút ra các kết luận với độ tin cậy cao. Do đó, đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng để nghiên cứu vấn đề thực tiễn. 3.2.2.1. Mục đích điều tra Khảo sát thực trạng mức độ, biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên địa bàn Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của họ. 3.2.2.2. Cách thức tiến hành Để tiến hành điều tra, chúng tôi thực hiện 3 giai đoạn: Thiết kế công cụ nghiên cứu; Khảo sát thử; Điều tra chính thức. + Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu: Để có được đầy đủ nội dung các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có kinh nghiệm hiểu biết về lĩnh vực đời sống sinh hoạt Phật giáo; lấy ý kiến người hướng dẫn đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn soạn thảo bảng thăm dò bằng các câu hỏi mở để tìm hiểu sơ bộ biểu hiện của hành vi đi lễ chùa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Phiếu này được phát cho 20 THSV ngẫu nhiên đang học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phương pháp phân tích nội dung. Tổng hợp các nguồn tài liệu thu được, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm khảo sát về hành vi đi lễ chùa của sinh viên gồm 7 câu hỏi 3.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu 3.2.3.1. Mục đích phỏng vẩn Thứ nhất, thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi; Thứ hai, dẫn chứng, lý giải nguyên nhân các vấn đề đã đỉều tra ở phương pháp định lượng. Khách thể phỏng vấn: Tổng số 32 người: gồm 20 TNSV được lấy từ 560 TNSV khảo sát chính thức; 5 sư chủ trì và 2 chuyên gia Tôn giáo học 3.2.3.2. Nội dung phỏng vấn: Chúng tôi đã thiết kế các mẫu phiếu phỏng vấn với những nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng câu hỏi và cách hỏi. Với Nguyên tắc phỏng vấn như sau: + Đối với người phỏng vấn. Khi phỏng vấn, điều cốt yếu là tạo được niềm tin và không khí thoải mái đến người được hỏi. Để có được những thông tin chính xác, chúng tôi không đặt những câu hỏi “có, không”, câu hỏi mang tính hỏi cung, câu hỏi phạm đời tư của khách thể; biết cách ngắt lời đúng cách, đúng chỗ; tạo cuộc ng vấn như là buổi trò chuyện cởi mở về cuộc sống, sinh hoạt tu tập cùng những dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Đối với người được phỏng vấn. Khách thể có thể tự do trả lời các câu hỏi theo ý kiến riêng của mình bởi vĩ các câu hỏi đưa ra là hệ thống câu hỏi mở, gợi ý. 3.2.3.3. Cách tiến hành phỏng vấn: + Tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp khách thể. Những khách thể không thể phỏng vấn trực tiếp có thể gửi lại phiếu phỏng vấn để khách thể tự trả lời, người phỏng vấn sẽ hẹn và
  15. 13 nhận lại phiếu trả lời ở một thời gian nhất định. + Trình tự nội dung phỏng vấn không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà áp dụng một cách linh hoạt tùy từng đối tượng phỏng vấn. + Ghi lại nội dung phỏng vấn (sử dụng viết tay kết hợp với máy ghi âm). 3.2.4. Phương pháp quan sát 3.2.4.1. Mục đích quan sát: Quan sát trực tiếp bên ngoài biểu hiện hành vi khi TNSV đi lễ chùa, để có bức tranh đầy đủ hơn về thực trạng hành vi đi lễ chùa của TNSV. 3.2.4.2. Nội dung quan sát Quan sát các biểu hiện của hành vi khi TNSV đi lễ chùa như: hành vi với khung cảnh, hành vi sắm lễ, hành vi thực hành nghi lễ, hành vi chờ tạ lễ, hành vi hóa vàng và hành vi với tăng ni trong chùa. 3.2.4.3. Cách thức tiến hành Chúng tôi thực hiện quan sát trực tiếp các biểu hiện của TNSV khi họ lễ chùa. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham gia và các hoạt động như: dọn dẹp, sắp xếp…qua đó thu được các thông tin về mức độ biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của TNSV. Kết quả được ghi lại bằng biên bản, một số trường hợp quan sát có sử dụng máy ghi âm và máy chụp ảnh. 3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 3.2.5.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu sâu và mô tả rõ hơn về hành vi đi lễ chùa của một số sinh viên cụ thể. Kết quả thu được từ phương pháp này sẽ làm rõ thêm kết quả nghiên cứu trên số đông và giúp cho nghiên cứu có chiều sâu, có sức thuyết phục hơn. 3.2.5.2. Nội dung nghiên cứu Việc phân tích tâm lý được tiến hành với từng trường hợp nhằm khảo sát: Thông tin về bản thân và gia đình: hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, nghề nghiệp cá nhân đang theo học, điều kiện số, một số đặc điểm tâm lý cá nhân; Các biểu hiện hành vi đi lễ chùa cụ thể; Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện Sau quá trình khảo sát chính thức, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng tín đồ bằng các câu hỏi mở đã chuẩn bị trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để có những nguồn thông tin đa dạng, chúng tôi chọn các đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp đang theo học, nơi sống, hoàn cảnh gia đình. Khách thể nghiên cứu gồm ba TNSV điển hình đi lễ chùa Với các nôi dung: Thứ nhất, vài nét về bản thân TNSV điển hình Thứ hai, thực trạng các mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa, bao gồm các biểu hiện bên ngoài (khía cạnh nhận thức, khía cạnh niềm tin, khía cạnh hành động) và biểu động cơ thúc đẩy của hành vi. Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi đi lễ chùa 3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 3.2.6.1. Mục đích xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
  16. 14 + Tìm hiểu thực trạng hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên địa bàn Hà Nội; + Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên; + So sánh tương quan biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên các phương diện giới tính, sinh viên năm thứ, trường theo học, nơi ở, gia đình có ai theo tôn giáo không, và bản thân sinh viên đó có đi làm thêm không. + Phân tích sự tương quan giữa mức độ hành vi đi lễ chùa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của Thanh niên. 3.2.6.2. Nội dung xử lý số liệu bằng thống kê toán học: * Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài là: + Điểm trung bình (Mean): Dùng để tính điểm đạt được của từng biểu hiện. + Độ lệch chuẩn (Standarized Deviation): Dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được chọn. + Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi. * Phương pháp thống kê suy luận: 3.2.7. Phương pháp chuyên gia Nhằm chính xác hóa các khai niệm, các chỉ số để đánh giá thực trạng biểu hiện hành vi cũng như ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi đi lễ chùa đi của thanh niên sih viên; đảm bảo độ tin cậy của các công cụ; hướng thu thập số liệu theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xin ý kiến của các chuyện gia về lĩnh vực này. 3.3. Tiêu chí đánh giá thang đo Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiện ở ba khía cạnh: nhận thức, niềm tin, hành động và sự thúc đẩy của động cơ. Nghiên cứu thức trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên, được thực hiện với hai nội dung cơ bản: thực trạng tỉ lệ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên và mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của họ. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Để lượng hóa mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên, chúng tôi gán cho mỗi mức độ một điểm số. Tiểu kết chƣơng 2 Luận án được thực hiện qua 5 bước từ nghiên cứu lý luận, thăm dò ý kiến, thiết kế công cụ khảo sát, khảo sát thử, khảo sát chính thức, xử lý số liệu, phân tích và viết luận án đảm bảo theo từng giai đoạn, quy trình khoa học chặt chẽ. Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra luận án đã sử dụng 7 phương pháp, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Chính vì vậy, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và đã đem đến kết quả mang tính khái quát, đại diện và đầy đủ. Trong đó phương pháp chính chúng tôi sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Các phương pháp nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy nhất định, phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với các vấn đề triển khai nghiên cứu. Cứ liệu thu được từ khảo sát được xử lý định tính và định lượng bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học giúp người nghiên cứu rút ra được những nhận xét và những kết luận có tính thuyết phục cao.
  17. 15 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1. Thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 3.1.1. Khái quát chung về mức độ đi lễ chùa của sinh viên Tìm hiểu mức độ đi lễ chùa của thanh niên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 510 sinh viên thuộc 3 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Giao thông Vận tải). Với tỉ lệ % các biểu hiện của mức độ: không bao giờ 0,5%; Hiếm khi 33,3%; Thỉnh thoáng 49,8%; Thường xuyên 7,4%; Rất thường xuyên 3,5% 3.1.2. Khái quát chung về biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hành vi đi lễ chùa của thanh niên chính là chỉ số hành vi mang tính khái quát hóa về biểu hiện của các thành tố nhận thức, động cơ, niềm tin và hệ thống các thành tố hành động cụ thể của thanh niên trong quá trình lễ chùa. Các chỉ số thực trạng này phản ánh cụ thể ở cả tỷ lệ phần trăm (%) mức độ biểu hiện các thành tố trong hành vi. Bảng 3 1. Thực trạng biểu hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên TT Biểu hiện hành vi đi lễ chùa ĐTB ĐLC TH 1 Nhận thức của hành vi đi lễ chùa 3.03 0,49 1 3 Niềm tin của hành vi đi lễ chùa 2,88 0,67 2 4 Hành động của hành vi đi lễ chùa 2,78 0,53 3 ĐTB chung 2,90 0,42 Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5
  18. 16 b. Nhận thức về Đức Phật Khảo sát với câu hỏi nhận thức Đức Phật là ai chúng tôi có kết quả thể hiên thông qua bảng số liệu 3.3 sau: Bảng 3 3. Nhận thức về Đức Phật là ai của thanh niên khi đi lễ chùa Đức Phật là ai ĐTB ĐLC TH 1.Đức Phật là thái tử sau thời gian tu hành đã đắc đạo, 3,30 1,45 5 giác ngộ thành Phật 2. Đức Phật là người thầy giảng dạy về con đường giác 3.31 1.28 3 ngộ cho những ai hữu duyên, sẵn sàng tu học 3. Đức Phật là nhân vật huyền thoại 2.17 1.06 6 4. Đức Phật là đấng tối cao có quyền năng vô hạn 2.93 1.46 4 5. Đức Phật Là vị Thượng đế đứng đầu thiên giới 1.92 1.03 7 6. Đức Phật là vị Thần linh ban phát tài lộc ở thế gian 4.12 1.17 1 7. Đức Phật vốn là một Thái tử 3.81 0.94 2 7. Đức Phật là người có nhân cách đặc biệt, siêu phàm 3.88 0.95 2 Trung bình 3.18 0.56 Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5
  19. 17 Bảng 3 5. Thực trạng niềm tin vào bản thân trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên Niềm tin vào bản thân ĐTB ĐLC TH 1. Hiểu được hạnh phúc hay đau khổ trong cuộc đời là do 2,94 1,01 4 bản thân mình quyết định 2. Chấp nhận tình trạng thực tế của bản thân 2,27 1,00 6 3. Tin ở sự nỗ lực, cố gắng của bản thân sẽ có được thành 2,60 1,03 5 công trong tương lai 4. Tha thứ cho những sai làm của bản thân trong quá khứ 3,52 1,11 1 5. Hài lòng với những gì bản thân đang có 3,07 1,00 3 6. Có thái độ tích cực trong cuộc sống 3,18 1,08 2 Trung bình 2,93 0,73 Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5
  20. 18 Bảng 3 7. Thực trạng hành động của hành vi đi lễ chùa Hành động thực hiện hành lễ ĐTB ĐLC TH 1. Hành lễ theo đúng trình tự cố định như quy định của nhà chùa 2,95 1,37 1 2. Hành lễ theo ngẫu nhiên, tùy vào hoàn cảnh 2,43 1,18 5 3. Hành lễ theo thói quen 2,85 1,18 2 4. Nhờ người nhà chùa làm lễ 2,45 1,11 4 5. Hành lễ bắt chước những người xung quanh 2,77 1,15 3 6. Chỉ thắp hương, vái lạy, thể hiện sự thành tâm 2,05 1,18 7 7. Không thực hành lễ 2,10 1,36 6 Trung bình 2,57 0,57 Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2