intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm về nhóm Oxi

Chia sẻ: Trần Bá Trung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

212
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trắc nghiệm về nhóm Oxi Tài liệu trắc nghiệm về nhóm Oximang tính chất tham khảo giúp ích cho các bạn trong luyện thi ĐHCĐ, rèn luyện kỹ năng giải đề, giải các bài tập, tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm về nhóm Oxi

  1. Trắc nghiệm về nhóm Oxi CÂU 209. Câu trả lời nào đúng khi nói về lí tính của oxi A. Oxxi là một chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí B. Oxi hòa tan rất nhiều trong nước nên nhờ đó mà sinh vật sống được trong nước C. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ thấp dưới áp suất khí quyển CÂU 210. Nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên là: A. Nhôm B. Silic C. Oxi CÂU 211. Thể tích của oxi trong không khí chiếm một tỉ lệ là A. 21% B. 78% C. 49.2% CÂU 212. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai. 1. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại và phi kim 2. Sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp và thối rữa có sự tham gia của oxi 3. Oxi lỏng và khí oxi là 2 dạng thù hình của oxi Đ S ĐS ĐS CÂU 213. Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn ta phải A. Đánh bóng mặt kim loại B. Lau chùi thường xuyên C. Mạ kền CÂU 214. Hãy cho biết khẳng định nào đúng A. Sự cháy mãnh liệt có tỏa nhiệt B. Sự cháy chậm không tỏa nhiệt C. Cơ thể chúng ta là nơi diễn ra các phản ứng oxi hóa chậm D. 2 điều B, C E. 2 điều A, C CÂU 215. Không khí của khí quyển có chứa nitơ, oxi và các khí trơ với một tỉ lệ khác nhau. Có thể nói về một phân tử không khí được không? C K CÂU 216. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất? Cho biết S (Z=16), Se (Z=34) Te (Z=52) A. H2S B. H2Te C. H2Se CÂU 217. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất
  2. A. H2TeO4 B. H2SeO4 C. H2SO4 CÂU 218. Chất nào dưới đây tác dụng với oxi cho 1 oxit axit A. Natri B. Kẽm C. Lưu huỳnh D. Nhôm Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau CÂU 219. Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) là: A. 3 lít B. 4 lít C. 5 lít D. 7 lít CÂU 220. Người ta nhiệt phân 24.5g kaliclorat. Tính thể tích oxi thu được ở đktc (K=39, Cl = 35.5) A. 4.55 lít B. 6.72 lít C. 45.5 lít CÂU 221. Người ta đốt lưu huỳnh trong 2 lít oxi (sự cháy là hoàn toàn (đktc)). Tính khối lượng lưu huỳnh đioxit được tạo thành A. 5.70 g B. 7.15 g C. 4.4 g CÂU 222. Dùng phương trình 2KClO3 = 2KCl + 3O2 Tính khối lượng KClO3 phải nhiệt phân để có được 4g oxi A. 5g B. 10.2 g C. 96g CÂU 223. Tính khối lượng nước phải điện phân để được 5 lít oxi (đktc) A. 8.04 g B. 0.80 g C. 16.08 g CÂU 224. Tính thể tích không khí cần để oxi hóa 100 lít khí NO thành nitơ đioxit NO2 (các thể tích khí lấy ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) A. 50 lít B. 100 lít C. 250 lít
  3. CÂU 225. Tính chất nào sau đây không phải là lí tính của lưu huỳnh A. Giòn, dễ vỡ B. Có vẻ sáng như sắt, đồng C. Không tan trong nước CÂU 226. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là một chất rắn có một trong những tính chất sau đây: A. Cách điện, cách nhiệt B. Không giòn, khó biến thành bột C. Rất dẻo, kéo sợi và dát mỏng được CÂU 227. Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phương trình phản ứng nào? A. S + O2 = SO2 ↑ B. S + ½ O = SO C. S + O2 = SO + ½ O2 ↑ CÂU 228. Dung dịch trong nước của SO2 có tính chất gì? A. Có tính axit vì SO2 + H2O = H2SO3 B. Có tính bazơ làm quỳ tím đổi sang xanh C. Không có tính axit và không có tính bazơ CÂU 229. Hai oxit SO2 và SO3 của lưu huỳnh được gọi là oxit axit vì: A. Dung dịch trong nước tạo thành bazơ B. Dung dịch trong nước tạo thành 2 axit tương ứng C. Dung dịch trong nước tạo thành cùng 1 axit CÂU 230. Lưu huỳnh tác dụng với bột kim loại xảy ra theo một trong những trường hợp sau: A. Ở nhiệt độ cao tạo thành sunfua kim loại B. Ở nhiệt độ cao tạo thành H2S C. Ở nhiệt độ thường tạo thành H2S CÂU 234. Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây A. Al + S AlS B. 2Al + 3S Al2S3 C. 2Al + S Al¬2S CÂU 235. Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh cho sunfua sắt là: A. Đốt cháy hỗn hợp B. Để hỗn hợp trong không khí ẩm C. Để hỗn hợp ngoài nắng CÂU 236. Nhận định các tính chất I. Khí không màu
  4. II. Nặng hơn không khí III. Dễ hóa lỏng IV. Không hòa tan trong nước Hidrosunfua có lí tính nào sau đây A. I và IV B. I và II C. II và IV D. II và III Đề chung cho 2 câu 237 và 238 Lưu huỳnh là………(237)………..vì lưu huỳnh đioxit …………….(238)…………… (237) A. Kim loại B. Phi kim C. Cả A và B đều đúng (238) A. Tan trong nước cho 1 dung dịch có tính axit B. Tác dụng với dung dịch bazơ cho muối C. Cả A và B đều đúng CÂU 239. Nhận định các tính chất I. Chất rắn màu vàng II. Dẫn điện dẫn nhiệt tốt III. Giòn, dễ vỡ IV. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi Lưu huỳnh có lí tính nào sau đây: A. I + II B. II + III C. II + IV D. I + III CÂU 240. Lưu huỳnh và clo có lý tính nào trong những đặc tính sau: A. Thể rắn ở nhiệt độ thường B. Có vẻ sáng đặc biệt C. Cách nhiệt, cách điện D. Hòa tan trong nước CÂU 241. Oxit của lưu huỳnh thuộc loại oxit nào? A. Oxit axit B. Oxit bazơ C. Oxit lưỡng tính CÂU 242. Cacbon và lưu huỳnh có lí tính nào kể sau: A. Giòn, dễ vỡ, không dát mỏng và kéo sợi được B. Dẫn nhiệt tốt C. Thể khí ở điều kiện thường CÂU 243. Oxit nào trong các oxit sau có tính khử: A. CO2 B. CO
  5. C. SO3 CÂU 244. Chọn chất có tính dẫn điện A. Lưu huỳnh B. Cacbon C. Clo CÂU 245. Lưu huỳnh đioxit tan trong nước theo phản ứng nào? A. SO2 + H2O → H2SO3 B. SO2 + 2H2O → H2SO4 + H2 ↑ C. SO2 + H2O → SO3 + H2 ↑ Câu 246. Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu A. H2SO4 B. H2S C. SO2 D. SO3 CÂU 247. Phản ứng của lưu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì? A. Sunfat B. Sunfit C. Sunfua CÂU 248. Hidrosunfua có mùi gì? A. Lưu huỳnh cháy khét B. Trứng thối C. Lưu huỳnh CÂU 249. Chất điện li trong bình ắc quy là một dung dịch trong nước của chất gì? A. Amoniắc B. Etanol (rượu etylic) C. Axit sunfuric CÂU 250. Lưu huỳnh đioxit không dùng để A. Tẩy màu B. Điều chế axit sunfuric C. Để oxi hóa clo CÂU 252. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai 1. Axit sunfuric là một chất lỏng, nhờn, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt 2. Có thể đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc không gây nguy hiểm 3. Axit sunfuric gây vết bỏng nguy hiểm khi chạm vào da 4. Axit sunfuric có ứng dụng kĩ nghệ quan trọng 5. Thuốc thử để nhận biết axit sunfuric là AgNO3 6. NaHSO4 là muối trung hòa Đ S ĐS
  6. ĐS ĐS ĐS ĐS CÂU 252. Cu tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng cho một khí có tính chất gì? A. Mùi rất dễ chịu B. Làm mất màu cánh hoa hồng C. Dung dịch trong nước có tính bazơ CÂU 253. Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H¬2SO4 đậm đặc phản ứng nào dưới đây xảy ra: A. H2SO4 + C = CO + SO3 + H2 B. 2H2SO4 + C = 2SO2 + CO2 + 2H2O C. H2SO4 + 4C = H2S + 4CO CÂU 254. Axit H2SO4 loãng tác dụng với Zn cho sản phẩm nào? A. Sunfat kẽm và khí hidro B. Sunfua kẽm và khí hidro C. Sunfat kẽm và khí sunfurơ CÂU 255. Thuốc thử của axit H2SO4 là gì? A. BaCl2 B. AgNO3 C. Giấy quỳ tím CÂU 256. Zn tác dụng với H¬2SO4 trong điều kiện nào để cho khí SO2 ↑ A. Loãng ở nhiệt độ thường B. Đậm đặc ở nhiệt độ thường C. Đậm đặc và đun nóng CÂU 257. Đồng tác dụng với axit sunfuric trong điều kiện nào để cho SO2? A. H2SO4 loãng, nhiệt độ thường B. H2SO4 loãng, 10oC C. H2SO4 đậm đặc và đun nóng CÂU 258. Axit sunfuric loãng tác dụng với sắt tạo thành sản phẩm nào? A. Fe2(SO4)3 + H2 B. FeSO4 + H2 C. FeSO4 + SO2 CÂU 259. Axit sunfuric đậm đặc đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất A. Làm bùng cháy que diêm gần tắt B. Làm mất màu cánh hoa hồng C. Làm đục nước vôi CÂU 260. Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây? A. Khí H2 B. Khí CO2 C. Hơi nước
  7. CÂU 261. Trong các axit sau đây, axit nào không phải là chất oxi hóa A. H2SO4 B. HNO3 C. HCl CÂU 262. Một chất khí bay ra khi cho axit sunfuric loãng tác dụng với A. Bari clorua B. Natri sunfit C. Bạc CÂU 263. Cho biết tên muối của axit sunfuric A. Sunfat B. Sunfit C. Sunfua CÂU 264. Tác dụng của axit sunfuric đậm đặc và nóng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây? A. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑ B. Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O C. 2Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑ CÂU 265. Tác dụng của axit sunfuric loãng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây? A. 2Cu + H2SO4 loãng = Cu2SO4 + H2 ↑ B. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑ C. Cả 2 phương trình trên đều sai CÂU 266. Muốn hoà tan H2SO4 đậm đặc vào nước, ta phải làm thế nào? A. Đổ từ từ nước vào lọ đựng axit B. Đổ axit từ từ vào nước C. Cả 2 cách trên đều được CÂU 267. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không thể xảy ra được? A. H2SO4 + dung dịch BaCl2 B. H¬2¬SO4 + dung dịch Na2CO3 C. H2SO4 + dung dịch Na2SO4 CÂU 268. Hidrosunfua là 1 axit A. Có tính khử mạnh B. Có tính oxi hóa mạnh C. Có tính axit mạnh D. Tất cả đều sai CÂU 269. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai 1. Axit sunfuric là một axit mạnh 2. Axit sunfuric loãng có tính khử mạnh 3. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh 4. Ion H+ trong H2SO4 loãng có tính oxi hóa 5. S+6 trong H¬2SO4 đăch có tính oxi hóa 6. S+6 trong dung dịch muối sunfat có tính oxi hóa mạnh Đ S ĐS ĐS ĐS ĐS ĐS
  8. CÂU 270. Hidro có lẫn tạp chất là hidrosunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong những dung dịch cho dưới đây để loại hidrosunfua ra khỏi hidro A. Dung dịch hidroclorua B. Dung dịch natri sunfat C. Dung dịch natri hidroxit CÂU 271. Axit sunfuric đậm đặc tác dụng với một chất rắn màu trắng tạo ra một chất khí. Chất rắn màu trắng này: A. Không thể là sunfit B. Có thể là sunfit C. Là một sunfat Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau CÂU 272. Cho 24g lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính thể tích lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành ở đktc A. 50.4 lít B. 16.8 lít C. 22.4 lít CÂU 273. Trộn một ít bột lưu huỳnh với bột sắt dư cho vào một ống nghiệm rồi đốt trên ngọn lửa người ta thu được 4.4g một chất mới. Tính khối lượng lưu huỳnh đã dùng A. 2.8g B. 1.6g C. 16g CÂU 274. Cacbon nóng đỏ đưa vào một luồng hơi lưu huỳnh. Gỉa sử tất cả lưu huỳnh biến thành cacbondisunfua CS2. Tính khối lượng lưu huỳnh cần thiết để điều chế 22.8g CS2 A. 12.9 g B. 24.2g C. 19.2g CÂU 275. Lưu huỳnh tác dụng với kali clorat tạo thành lưu huỳnh đioxit và kali clorua. Tính khối lượng kali clorat phả trộn với 0.24g lưu huỳnh để được một hỗn hợp nổ mạnh nhất A. 0.306g B. 0.612g C. 0.0612g CÂU 276. Người ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu=64). Chất khí thoát ra có tên gì? A. Khí hidro B. Khí oxi C. Lưu huỳnh đioxit CÂU 277. Trong bài tập 276 trên tính thể tích khí thoát ra ở đktc A. 525 lít B. 5.25 lít C. 52.5 lít
  9. CÂU 278. Một quặng pyrit chứa 75% FeS2. Tính khối lượng lưu huỳnh chứa trong 1 tấn quặng ấy. A. 200kg B. 400kg C. 720kg CÂU 279. Trong bài tập 278 trên tính thể tích khí SO2 thu được (đktc) khi nướng 1 tấn quặng này trong một luồng không khí A. 280 m3 B. 140 m3 C. 248 m3 CÂU 280. Người ta oxi hóa 9.8 lít lưu huỳnh đioxit bằng không khí (đktc). Tính khối lượng lưu huỳnh trioxit tạo thành A. 35g B. 12.2g C. 28g CÂU 281. Người ta điều chế 10l lưu huỳnh đioxit (đo ở đktc) do tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với lưu huỳnh. Tính khối lượng của lưu huỳnh đem dùng: A. 4.76g B. 4.27g C. 7.16g CÂU 282. Trong bài tập 281 trên tính khối lượng của axit sunfuric đã dùng A. 14.6g B. 29.2g C. 43.8g CÂU 283. Nưỡng kẽm sunfua trong một luồng không khí. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào đúng? A. ZnS + O2 = Zn + SO2 B. ZnS + 3/2 O2 = ZnO + SO2 C. ZnS + 2O2 = ZnO2 + SO2 CÂU 284. Tính thể tích đioxit lưu huỳnh thu được với 1446kg sunfua kẽm (Zn=65.4). Tính khối lượng axit cần dùng. A. 333m3 B. 333 lít C. 33.3 m3 CÂU 285. Cho axit sunfuric loãng tác dụng với 6.54g kẽm (Zn=65.4) Tính khối lượng axit cần dùng. A. 14g B. 9.8g C. 19.6g
  10. CÂU 286. Trong bài tập 285 trên tính thể tích chất khí bay ra và cho biết tên của nó A. 4.48 lít SO2 B. 2.24 lít SO3 C. 2.24 lít H2 CÂU 287. Tính khối lượng lưu huỳnh cần đốt cháy để có được 735g axit sunfuric giả sử biến đổi được hoàn toàn A. 310g B. 240g C. 490g CÂU 288. Đổ axit sunfuric vào một dung dịch Bari Clorua chứa 52g muối này. Đun nóng cho nước bay hơi, chất bã còn lại được đem cân (Ba=137). Chất bã này cân nặng bao nhiêu A. 58.25g B. 121g C. 12.1g CÂU 289. Axit sunfuric tác dụng với NaCl cho ta 1 tấn Na2SO4. Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng. A. 69kg B. 690kg C. 345kg CÂU 290. Trong bài tập 289 trên tính thể tích khí HCl bay ra. A. 158m3 B. 315m3 C. 630m3 CÂU 291. Cho 14.7g axit sunfuric loãng tác dụng với Fe dư (Fe=56). Tính thể tích khí bay ra vào cho biết tên chất khí. A. 1.68 lít H¬2 B. 3.36 lít SO2 C. 3.36 lít H2 CÂU 292. Trong bài tập 291 trên tính khối lượng sắt sunfat và cho biết sắt (II) sunfat hay sắt III (sunfat) A. 41.7g FeSO4 B. 11.2g Fe2(SO4)3 C. 22.8g FeSO4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2