Ứng dụng các công cụ trong Lean nhằm hạn chế các lãng phí tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước
lượt xem 2
download
Bài viết nhằm mục đích xác định các lãng phí và đề xuất giải pháp hạn chế lãng phí trong Lean tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước. Trong nghiên cứu này đã dùng những công cụ trong Lean và JIT như Pareto, biểu đồ nhân quả, để xác định những lãng phí trong quá trình sản xuất và tính toán được chi phí tổn thất do các lãng phí gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng các công cụ trong Lean nhằm hạn chế các lãng phí tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước
- ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN NHẰM HẠN CHẾ CÁC LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GĂNG TAY BÌNH PHƯỚC Nguyễn Vương Băng Tâm1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: tamnvb@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này nhằm mục đích xác định các lãng phí và đề xuất giải pháp hạn chế lãng phí trong Lean tại Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước. Trong nghiên cứu này đã dùng những công cụ trong Lean và JIT như Pareto, biểu đồ nhân quả, để xác định những lãng phí trong quá trình sản xuất và tính toán được chi phí tổn thất do các lãng phí gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dạng lãng phí đã được xác định một cách có hệ thống và toàn diện. Các dạng lãng phí được xếp hạng ưu tiên cải tiến và các giải pháp tương ứng đã được đề xuất. Từ khóa: Lean, lãng phí, Pareto, biểu đồ nhân quả Abstract DETERMINATION OF WASTES AND PROPOSE WASTE SOLUTIONS IN LEAN AT THE BINH PHUOC GLOVE JOINT STOCK COMPANY This paper aims to identify wastes and propose solutions to reduce waste in Lean at Binh Phuoc Gloves Joint Stock Company. In this study, Lean and JIT tools such as Pareto, causality diagram, etc. were used to determine the wastes in the production process and calculate the cost of losses caused by the wastes. Research results show that waste forms have been systematically and comprehensively identified. Waste types are ranked as improvement priority and corresponding solutions have been proposed. Keywords: Lean, waste, Pareto, cause, and effect diagram 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, với áp lực của bối cảnh hội nhập kinh tế buộc Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước phải không ngừng nâng cao năng suất chất lượng để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những mô hình sản xuất mà Công ty tìm hiểu và áp dụng là Lean Manufacturing. Mô hình Lean Manufacturing giúp công ty giảm chi phí, tăng năng suất và thiết lập một hệ thống sản xuất uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức. Lý thuyết về việc triển khai áp dụng Lean vào doanh nghiệp cũng đã được nghiên cứu. Và cũng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm về việc áp dụng mô hình Lean thành công từ các công ty trên thế giới. Lợi ích của mô hình quản lý Lean đang được chứng minh đầy thuyết phục trên khắp thế giới thông qua việc áp dụng nó ở các công ty đa quốc gia. Do đó, nghiên cứu này đã dùng những công cụ trong Lean và JIT để xác định những chí phí lãng phí trong quá trình sản xuất, giúp Công ty Cổ phần Găng tay Bình Phước giảm lãng phí, tăng năng suất chất lượng góp phần tăng lợi nhuận, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. 327
- 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm Lean Manufacturing và lãng phí Lean Manufacturing (tạm dịch là Sản Xuất Tinh Gọn) là một nhóm phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất (Phan Chí Anh, 2005). Theo quan điểm Toyota, lãng phí là tất cả các hoạt động tiêu tốn thời gian, nguồn lực hoặc không gian mà không tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Có rất nhiều lãng phí tồn tại trong quá trình sản xuất thường chúng ta chỉ xét đến 7 loại lãng phí tiêu biểu dưới đây: - Di chuyển (Transportation): Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất nên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn được sử dụng tức thời bởi công đoạn kế tiếp. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất. - Tồn kho (Inventory): Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. - Thao tác (Motion): Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân. - Chờ đợi (Waiting): Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. - Sản xuất dư thừa (Over-production): Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì nhiều hơn một cách chú chủ ý, kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng lean. - Gia công thừa (Over-processing): Gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụ như đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm. - Khuyết tật (Defects): Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết (Phan Chí Anh, 2005). 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để nhận diện các lãng phí, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: (1) phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tìm hiểu các dữ liệu thứ cấp của công ty để tìm ra các lãng phí, (2) 328
- phương pháp nghiên cứu tại hiện trường nhằm trực tiếp khảo sát đo lường các lãng phí, (3) phương pháp thống kê định lượng nhằm tính toán các số tiền lãng phí. Để xác định các nguyên nhân của các lãng phí, tác giả sử dụng các phương pháp như biểu đồ nhân quả, 5whys, phương pháp chuyên gia. Để đưa ra các giải pháp, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia. Các lãng phí được xác định gồm: 3.1. Lãng phí do chờ đợi Lãng phí do chờ đợi thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là chờ đợi do thiếu nhân lực hay máy móc dừng hoạt động hoặc thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất… Dù là từ nguyên nhân nào cũng làm cho chuyền sản xuất bị trì trệ, hàng hóa ứ đọng mất cân bằng giữa các chuyền, thời gian nhàn rỗi tăng, chi phí nhân công và các chi phí không chất lượng khác tăng làm giá thành sản phẩm tăng dội lên. Sau đây là bảng tổng hợp những hư hỏng của máy móc tại Công ty trong tháng năm 2022: Bảng 3.1: Bảng tổng hợp những hư hỏng của máy móc tại Công ty trong tháng năm 2022 Tên lỗi Số lần xuất hiện Thời gian khắc phục/lần Tổng thời gian Nhiệt lò hơi yếu 120 10 – 20 phút 20 – 40giờ Lật chuyển 50 1 – 24 giờ 50 – 1200 giờ Motor bị kẹt 20 45 phút 15 giờ Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được thời gian lãng phí do chờ đợi của Công ty mỗi tháng Công ty có thể lãng phí thời gian chỉ cho hoạt động chờ đợi vào khoảng 8.5 – 125.5 giờ/ tháng (tùy vào thời gian sửa chữa lật chuyền của mỗi lần hư hỏng). Lương của 4 nhân viên QA là 15.000.000 VND/ người, 10 nhân viên phân loại là 9.000.000 VND/ người và 4 nhân viên sấy là 12.000.000 VND/ người (1 tháng 26 ngày công) như vậy số tiền lương Công ty phải trả cho nhân viên khi máy hư như sau: Bảng 3.2: Bảng tổng chi phí phải trả cho nhân viên máy móc hư hỏng tại Công ty trong tháng năm 2022 Tên lỗi Nhân viên QA Nhân viên phân loại Nhân viên sấy Tổng tiền Nhiệt lò hơi 5.400.000VND- 8.000.000VND- 4.300.000VND- 17.700.000VND- yếu 10.800.000VND 16.000.000VND 8.600.000VND 35.400.000VND Lật chuyển 13.400.000VND- 20.000.000VND- 10.800.000VND- 44.200.000VND- 32.100.000VND 48.200.000VND 25.700.000VND 106.000.000VND Motor bị kẹt 4.000.000VND 6.000.000VND 3.200.000VND 13.200.000VND Số tiền lương Công ty phải trả cho nhân viên khi máy hư 75.100.000VND- 154.600.000VND Bảng 3.3: Giải pháp khắc phục lãng phí do chờ đợi. Tên lỗi Nguyên nhân Khắc phục Nhiệt lò hơi yếu Do đường dẫn khí này lâu ngày không Giữ cho các máy móc, trang thiết bị luôn sạch sẽ: được vệ sinh hoặc bị hư hỏng (bị lủng, có kế hoạch phân công về công việc và trách nhiệm lệch đường dẫn) hoặc do nhiệt lò đốt của nhân viên trong việc lau chùi, kiểm tra và làm chưa đủ cao sạch các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ Lật chuyển Do khuôn bị va chạm với tủ sấy làm cho Luôn kiểm tra, vệ sinh và chiết thêm dầu bôi trơn giữa hai bên đường ray chuyền không cân vào các băng chuyền, xích tải, mắt xích tránh bằng, xích tải bị lật hoặc do đường chuyền tình trạng đứt, gãy do thiếu độ trơn gây ra không được vệ sinh sạch làm xuất hiện những vật thể khiến đường ray lệch Motor bị kẹt Motor bị bám bụi bẩn Phân công trách nhiệm của nhân viên trong việc lau chùi, kiểm tra và làm sạch motor 329
- 3.2. Lãng phí do di chuyển Tại khu vực đóng gói, thiết bị dụng cụ không được sắp xếp trật tự, nguyên vật liệu để xa khu vực đóng gói gây khó khăn cho nhân viên sản xuất khi cần sử dụng, tiêu tốn thời gian vận chuyển nguyên vật liệu làm trì trệ sản xuất. Lãng phí do mất thời gian di chuyển tìm dụng cụ hay do vận chuyển nguyên vật liệu từ kho đến khu vực đóng gói cho thấy việc tiêu tốn nhân lực vào những việc không mang lại giá trị, gây tốn thời gian và mặt bằng khu vực sản xuất không được sử dụng hiệu quả. + Dụng cụ không sắp xếp ngăn nắp, để xa khu vực máy gây khó khăn khi cần sử dụng do mất thời gian di chuyển không cần thiết để đi lấy dụng cụ gây ra lãng phí. + Nguyên vật liệu không ngăn nắp để cách xa chuyền, công nhân dùng xe nâng tay di chuyển nguyên vật liệu đến khu vực cần sử dụng gây lãng phí thời gian do di chuyển và dẫn đến lãng phí do chờ đợi. Hậu quả: Việc di chuyển nguyên vật liệu từ khu vực nguyên vật liệu đến khu vực đóng gói gây mất thời gian, công nhân trên chuyền nhàn rỗi do phải chờ đợi nguyên vật liệu. Trong khi đó, khoảng thời gian nhàn rỗi này, không có sản phẩm được tạo ra nhưng công ty vẫn phải trả lương cho công nhân. Tôi ước tính được: + Khoảng cách di chuyển: 300 mét, hai lượt đi về là 600 mét. + Thời gian di chuyển: 5 phút. + Chi phí tiền lương trả công nhân/ 1 giờ: 50000 đồng. Bảng 3.4: Ước tính chi phí các lãng phí do di chuyển khu nguyên vật liệu đến khu đóng gói trung bình một tháng Khoảng cách di chuyển lãng Thời gian Chi phí trả lương Chỉ tiêu phí (mét) di chuyển (phút) (VND) Một ca (12h) 600 5 4170 Một ngày 2 ca (24h) 1200 10 8300 Một tháng (26 ngày) 31200 260 216.600 - Theo quy định của công ty, bộ phận đóng gói muốn di chuyển nguyên vật liệu từ kho về khu vực của mình để sử dụng phải xuống văn phòng kho làm phiếu move. Như vậy, nhân viên phải đi bộ từ trên phân xưởng xuống văn phòng và theo ước tính, khoảng cách từ phân xưởng đóng gói đến văn phòng kho là 500m. Tính cả hai lượt đi và về là 1km. Thời gian trung bình mỗi lần như vậy là 20 phút. Bảng 3.5: Ước tính chi phí lãng phí do di chuyển của công nhân từ phân xưởng đóng gói đến kho trung bình một tháng. Khoảng cách di chuyển lãng Thời gian Chi phí trả lương Chỉ tiêu phí (mét) di chuyển (phút) (VND) Một ca (12h) 1000 20 16.700 Một ngày (24h) 2000 40 33.400 Một tháng (26 ngày) 52000 1040 886.700 Giải pháp vấn đề lãng phí do di chuyển. Tiến hành thực hiện 5S tại phân xưởng đóng gói nhằm hạn chế tối đa thời gian di chuyển tìm dụng cụ, nguyên vật liệu. - Áp dụng công cụ quản lý trực quan: 330
- + Sử dụng các ô vẽ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng. + Sử dụng các thẻ Kanban trong kiểm soát trực quan giúp theo dõi được chất lượng hàng thành phẩm, giúp công nhân dễ dàng phân biệt hàng lỗi với hàng đạt chất lượng trong quá trình xử lý 3. Lãng phí do khuyết tật Lỗi khuyết tật của thành phẩm găng tay thường là găng tay bị lỗ kim, thủng, điểm mỏng, dính… Những găng tay này sẽ bị loại ra và đánh giá chưa đạt. Các sản phẩm khuyết tật, chưa đạt như đã nêu ở trên sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho nhân công và cũng gây lãng phí thời gian. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin đến bộ phận sản xuất, đến công nhân sản xuất chậm trễ, thiếu hụt thông tin sản xuất, công nhân không đủ thông tin dẫn đến thao tác làm việc sai tạo ra sản phẩm sai lỗi. Thiếu thông tin cần thiết dẫn đến thao tác làm việc sai là nguyên nhân gây ra những loại lãng phí khác (lãng phí do sản xuất dư thừa, chờ đợi, sửa sai, khuyết tật, di chuyển). Ngoài ra, khuyết tật còn phát sinh trong quá trình làm thủ tục giấy tờ xuất thành phẩm găng tay ra thị trường tiêu thụ, làm giảm giá thành sản phẩm. Để thấy được chi phí do lãng phí khuyết tật sản phẩm gây ra cho công ty ta có bảng thống kê mức giá chênh lệch giữa các loại hàng của công ty năm 2022 như sau: Bảng 3.6: Mức giá chênh lệch giữa hàng loại 1,2 và 3 của Công ty Quý Số lượng hàng Mức chênh lệch hàng Số lượng hàng Mức chênh Tổng tiền (VND) loại 2 loại 1 và 2 loại 3 lệch hàng loại 1 và 3 I 1.780 60.000 1.023 110.000 219.330.000 II 1.834 60.000 939 110.000 213.330.000 III 2.016 60.000 1.207 110.000 253.730.000 IV 1.985 60.000 1.284 110.000 260.340.000 Từ đó, chúng tôi thấy được khuyết tật cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra lãng phí (tăng nhân công để sửa sai lỗi, tăng chi phí tiền lương phải trả thêm, lãng phí thời gian) và gây tổn hại cho doanh nghiệp (sản phẩm sai lỗi khuyết tật đến tay khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, có nguy cơ phải đền bù tổn thất làm giảm doanh thu doanh nghiệp). Bảng 3.7: Các khuyết tật thường gặp thường gặp và số lần xuất hiện của các khuyết tật. Tần số Tỷ lệ Phần trăm STT Tên lỗi Kí hiệu xuất hiện phần trăm tích lũy 1 Lỗ kim A 10172 32.19 32.19 3 Thủng B 8364 26.47 58.66 5 Điểm mỏng C 6073 19.22 77.87 2 Dính D 3609 11.42 89.29 4 Cục đông E 1871 5.92 95.22 6 Mép cuốn F 1159 3.67 98.88 7 Bẩn G 353 1.12 100.00 Tổng 31601 100.00 331
- BIỂU ĐỒ PARETO VỀ SỐ LỖI CỦA GĂNG TAY THƯỜNG GẶP TAI CÔNG TY CỔ PHẦN GĂNG TAY BÌNH PHƯỚC NĂM 2022 100,00 31601 98,88 100,00 95,22 89,29 90,00 25280,8 77,87 80,00 Số lần xuất hiện 70,00 % tích lũy 18960,6 58,66 60,00 50,00 12640,4 10172 40,00 8364 30,00 32,19 6073 6320,2 3609 20,00 1871 1159 10,00 353 0 0,00 A B C D E F G Tần số xuất hiện Phần trăm tích lũy Theo biểu đồ Pareto phải giải quyết 3 lỗi: lỗ kim, thủng, điểm mỏng . Để giải quyết các lỗi trên nhóm đã sử dụng biểu đồ nhân quả (biểu đồ xương cá) để tìm ra những chi tiết để cải thiện chất lượng của găng tay trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng khi phân tích, cải thiện chất lượng, thực hiện khắc phục lỗi của quá trình sản xuất găng, là một công cụ để sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ của một kết quả đã cho và nguyên nhân tiềm tàng của nó. Nguyên nhân gây ra các khuyết tật: Do công nhân của công ty có ít kinh nghiệm, trình độ chưa cao do chưa được đào tạo nhiều và chuyên sâu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan do tính thần làm việc chưa cao khiến công nhân có thể mắc các lỗi sau:không kiểm soát nhiệt độ của bồn tạo đông khiến nó quá cao gây ra lỗi lỗ kim, không kiểm tra nồng độ teric gây bọt khí, không kiểm tra nồng độ KOH dẫn đến nồng độ cao gây thành mảng bám trên Former,… Máy móc, thiết bị: lỗi lỗ kim có thể xảy ra khi các máy móc, thiết bị của công ty bị hư hỏng, trục trặc về kỹ thuật, cụ thể như sau: Former bị hư hỏng hoặc dính vết bụi bẩn, hệ thống khuấy bị hư không tạo được sự lưu thông trong bồn nên tạo bọt khí và không rửa sạch được vết dơ trên former. Không châm thêm hóa chất phá bọt khí. Không kiểm tra thiết bị khuấy làm cho bồn tạo động và bồn mủ có bọt khí xuất hiện. Không kiểm tra nồng độ hóa chất ở bồn tạo đông cũng như mức hỗn hợp trong bồn, khiến cho chất tạo động không bám trên bề mặt former hoặc bám ít. Chất lượng nguyên vật liệu: do chất lượng của các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của công ty không đạt chất lượng và do sự cố cúp điện khiến dây chuyền sản xuất ngưng hoạt động gây ra lỗi trên. Giải pháp vấn đề Lãng phí do khuyết tật: Công ty nên dành nhiều thời gian cũng như kinh phí để mở các lớp hoặc cho nhân viên tham gia các khóa học nhằm nâng cao tay nghề và kinh nghiệm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân bằng cách khen thưởng hoặc xử phạt. 332
- Nếu số găng bị lỗi lỗ kim ít ta có thể tăng nồng độ chất tẩy rửa để tẩy sạch những chất tạo đông dư thừa. Kiểm tra điều chỉnh nhiệt độ bồn tạo đông về mức phù hợp, châm chất phá bỏ những bọt khí. Châm thêm hóa chất phá bọt khí vào các bồn nhất là bồn tạo đông và bồn mủ latex, tránh tình trạng bọt khí xuất hiện. Đảm bảo hệ thống cánh khuấy hoạt động ổn định nhằm duy trì độ đồng nhất của bồn tạo đông. Kiểm tra former trước khi sản xuất đảm bảo former luôn sạch. Kiểm tra độ lưu thông và hệ thống khuấy ở các bồn. Điều chỉnh nhiệt độ tủ sấy phù hợp giúp sấy khô găng trước khi qua công đoạn khác. Kiểm tra lại chổi cọ đã hoạt động hay chưa và đảm bảo chổi cọ tiếp xúc với former chà sạch former trước khi qua công đoạn tiếp theo. Bổ sung chất teric nhằm giúp cho dung dịch tạo đông dễ bám vào bề mặt former, tránh tình trạng chất tạo đông không bám vào former hoặc bám ít Xây dựng hệ thống kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào kỹ hơn tránh trường hợp nguyên vật liệu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến mẻ hàng của công ty gây tổn thất. 4. KẾT LUẬN Lean manufacturing là một công cụ phổ biến được hầu hết các công ty, doanh nghiệp ứng dụng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Sử dụng Lean giúp xác định được các lãng phí đang tồn tại gây tổn thất cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành loại bỏ các lãng phí này, cải thiện môi trường làm việc sạch sẽ hơn giúp tinh thần nhân viên thoải mái, thao tác làm việc chính xác hơn. Ứng dụng Lean giúp doanh nghiệp giảm khoảng thời gian chờ đợi và những di chuyển không tạo ra giá trị chất lượng cho công ty gây lãng phí thời gian, tiền bạc và nhân lực. Đặc biệt, Lean giúp giảm những lãng phí gây ra do khuyết tật sản phẩm chủ yếu phát sinh trên hệ thống dây chuyền máy móc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Chí Anh (2005), Quản trị sản xuất tinh gọn – Một số kinh nghiệm Thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tạ Thị Kiều An (2010), Giáo trình Quản lý chất lượng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị Kinh doanh, NXB Thống kê 3. Trịnh Vũ Minh (2016), Tài liệu môn học Quản trị chất lượng, Học viện Kỹ thuật quân sự, Hà Nội 4. Nguyễn Như Phong (2016), Sản xuất tinh gọn, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Như Phong (2013), Quản lý sản xuất,NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đặng Thị Mai Phương (2016), Kiến thức cơ bản về áp dụng Lean tại doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội. 7. Phạm Ngọc Tuấn (2005), Đảm bảo chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 333
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Phương pháp định lượng trong quản lý
234 p | 1237 | 282
-
Phát triển lợi thế cạnh tranh: Giới thiệu và ứng dụng một số các công cụ phân tích phổ biến.
20 p | 226 | 71
-
Bài giảng Ứng dụng tin học trong kinh tế và quản trị kinh doanh
77 p | 522 | 41
-
Phá vỡ nguyên tắc trong email marketing Không ai yêu email marketing bằng tôi đâu.
0 p | 113 | 30
-
Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
16 p | 239 | 27
-
Ứng dụng BSC và KPI trong doanh nghiệp
99 p | 131 | 25
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh 1: Chương 4 - ĐH Tôn Đức Thắng
20 p | 129 | 19
-
Xu hướng Distribution trong content marketing
9 p | 119 | 17
-
Quảng cáo trên cốc Café – Công cụ marketing đầy sức mạnh
2 p | 97 | 17
-
Quan hệ công chúng (public relations - PR) công cụ hữu hiệu xây dựng văn hóa tổ chức trong thời kỳ hội nhập
6 p | 111 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý Marketing: Chương 8 - Trần Hồng Hải
10 p | 209 | 13
-
Sáng tạo trong ứng dụng mã QR
11 p | 109 | 8
-
Nghệ thuật thiết kế: Biểu trưng - Nhãn hiệu
3 p | 105 | 8
-
Bài giảng Quản trị tri thức - Chương 3: Công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức
10 p | 122 | 8
-
5 chiêu để bán ứng dụng đạt hiểu quả nhất
2 p | 67 | 7
-
Internet: Công cụ đo lường thương hiệu đắc lực
3 p | 104 | 7
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 0: Giới thiệu học phần
7 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn