intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display" nhằm thu thập dữ liệu thực tiễn, đảm bảo tính cần thiết, toàn diện, hệ thống, chính xác và hữu ích về tình hình hiện tại. Phân tích để làm rõ các kết quả tích cực cũng như nguyên nhân và hạn chế của các yếu tố và hoạt động quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display; Đề xuất các giải pháp áp dụng quản trị tinh gọn trong sản xuất tại Công ty Samsung Display. Từ đó đưa ra các ý tưởng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ ĐỨC KHANH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY SAMSUNG DISPLAY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN/ ĐỀ ÁN Hà Nội – 2024 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ ĐỨC KHANH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY SAMSUNG DISPLAY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN/ ĐỀ ÁN Hà Nội – 2024 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề án“Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Lê Đức Khanh 3
  4. LỜI CẢM ƠN Trong dịp này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt quãng thời gian thực hiện đề án tốt nghiệp này. Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh vì sự hướng dẫn và động viên không ngừng của thầy trong suốt quá trình nghiên cứu và viết bài. Sự hỗ trợ của thầy đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành đề án này một cách thành công. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Công ty Samsung Display đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu trong suốt quá trình thực hiện đề án. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn ở bên cạnh, động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các Thầy/Cô trong khoa và các bạn bè đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Tác giả luận văn Lê Đức Khanh 4
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ 5 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 8 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 9 DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 10 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 5. Dự kiến đóng góp của đề án....................................................................................... 3 6. Kết cấu đề án .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TRONG DOANH NGHIỆP ................................ 5 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 5 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 6 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn “made in Vietnam” .............................................. 8 1.2.1. Khái niệm Tư duy quản trị tinh gọn “made in Vietnam”” .................................... 9 1.2.2. Mục tiêu của quản trị sản xuất tinh gọn .............................................................. 10 1.2.3. Các công cụ và phương pháp trong quản trị sản xuất tinh gọn ............................ 11 1.2.3.1. Chuẩn hóa quy trình........................................................................................... 11 1.2.3.2. Áp dụng linh hoạt .............................................................................................. 12 1.2.3.3. “Làm đúng ngay từ đầu” - JIT ........................................................................... 12 1.2.3.4. Phương pháp 5S ................................................................................................. 12 1.2.3.5. Cải tiến liên tục – Kaizen................................................................................... 15 1.2.3.6. Công cụ quản lý trực quan (Visual management) ............................................. 16 1.2.3.7. Duy trì năng suất tổng thể (Total productive maintenance – TPM) .................. 16 1.2.3.8. Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality management - TQM)..................... 16 5
  6. 1.2.3.9. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value stream mapping) ...................................................... 16 1.3. Các yếu tố tác động tới hiệu quả quản trị sản xuất tinh gọn .................................... 17 1.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị sản xuất tinh gọn......................................... 17 1.3.2. Yếu tố tác động hiệu quả quản trị sản xuất tinh gọn ........................................... 17 1.4. Lợi ích của việc áp dụng quản trị sản xuất tinh gọn vào hoạt động kinh doanh ...... 22 1.4.1. Mối liên hệ tư duy quản trị sản xuất tinh gọn và hiệu quả hoạt động kinh doanh22 1.4.2. Lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng quản trị sản xuất tinh gọn .............. 23 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 25 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 25 2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................... 27 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 27 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY SAMSUNG DISPLAY .................................................................................................. 31 3.1. Tổng quan về Công ty Samsung Display ................................................................ 31 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 31 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 32 3.1.3. Kết quả hoạt động của Công ty Samsung Display ............................................... 33 3.2. Thực trạng về quản trị sản xuất tinh gọn trong công ty Samsung Display .............. 35 3.2.1. Về nhận thức quản trị sản xuất tinh gọn ............................................................... 35 3.2.2. Về nhận diện lãng phí ........................................................................................... 37 3.2.3. Về các bất hợp lí lãng phí ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3.1. Lãng phí chất lượng ........................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3.2. Lãng phí vật chất ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3.3. Lãng phí nhân lực .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Công cụ quản trị sản xuất tinh gọn ....................................................................... 48 3.2.4.1. Tình hình áp dụng công cụ 5S ........................................................................... 48 3.2.4.2. Tình hình áp dụng công cụ Kaizen .................................................................... 52 3.3. Yếu tố tác động quản trị sản xuất tinh gọn tại công ty Samsung Display ............... 58 3.3.1. Nhân tố lãnh đạo của công ty ............................................................................... 58 3.3.2. Nhân tố năng lực tài chính, năng lực doanh nghiệp ............................................. 59 3.3.3. Nhân tố công nghệ tiên tiến AI ............................................................................. 61 3.3.4. Nhân tố nguồn nhân lực ........................................................................................ 61 3.3.5. Nhân tố văn hoá doanh nghiệp……………………………………………61 3.4. Đánh giá thực trạng quản trị sản xuất tinh gọn tại công ty Samsung Display ......... 62 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 62 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 63 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY SAMSUNG DISPLAY ................................................................................................... 75 6
  7. 4.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Công ty Samsung Display ...................... 75 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................................. 75 4.1.2. Định hướng phát triển ........................................................................................... 75 4.2. Giải pháp về quản trị sản xuất tinh gọn trong công ty Samsung Display ............... 75 4.2.1. Giải pháp về nhân tố lãnh đạo .............................................................................. 75 4.2.2. Giải pháp về nhân tố năng lực tài chính, năng lực doanh nghiệp ......................... 76 4.2.3. Giải pháp về nhân tố công nghệ tiên tiến AI…………………………………….66 4.2.3. Giải pháp về nhân tố nguồn nhân lực ................................................................... 77 4.2.4. Giải pháp về nhân tố văn hoá doanh nghiệp ......................................................... 78 4.3. Kiến nghị ................................................................................................................. 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 88 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 91 BẢNG HỎI VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY SAMSUNG DISPLAY ........................................................................................................................ 91 7
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa Trách nhiệm hữu hạn KPI Chỉ số hiệu quả (Key Performance Indicator) LCD Màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display) OLED Các diode hữu cơ phát quang (Organic Light Emitting Diode) GLD Quản lý cấp cao PLD Quản lý cấp trung Eng’r Kỹ sư PE Kỹ thuật sản xuất KCN Khu công nghiệp ASP Giá bán trung bình SEVT Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên SDC Samsung Display SDV Công ty Samsung Display Việt Nam SEV Công ty Samsung Electronics Việt Nam SEHC Samsung HCMC CE Complex 5S Seiri- Sort (sàng lọc), Seiton – Set in order (sắp xếp), Seiso – Shine (sạch sẽ), Seiketsu – Standardize (săn sóc) và Shitsuke – Sustain (sẵn sàng) QCC Vòng tròn kiểm soát chất lượng (Quality Control Circle) SPC Phương pháp đo lường và kiểm soát chất lượng bằng việc giám sát quá trình sản xuất (Statistical Process Control) PDCA Plan (lập kế hoạch) – Do (thực hiện) – Check (kiểm tra) – Act (điều chỉnh) 8
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí xây dựng bảng hỏi khảo sát ......................................................... 31 Bảng 3.1: Tỷ lệ Yeild tại công ty Samsung Display Việt Nam (%) ............................. 40 Bảng 3.2: Tỷ lệ BIN 2 tại công ty Samsung Display Việt Nam ................................... 41 Bảng 3.4: Kết quả so sánh tỷ lệ lỗi sản phẩm (% lỗi trên tổng sản phẩm) trước và sau triển khai quản trị tinh gọn ............................................................................................ 39 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá về lãng phí gây lỗi sản phẩm .... 40 Bảng 3.6: So sánh số giờ chết trung bình hàng tháng trong dây chuyền sản xuất ........ 40 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá về lãng phí di chuyển ............... 41 Bảng 3.8: So sánh tổng chi phí sản xuất hàng năm (triệu USD) .................................. 42 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá lãng phí tồn kho ........................ 42 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá lãng phí gia công thừa ........... 43 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá lãng phí thao tác thừa .............. 44 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá lãng chờ đợi ............................ 45 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát người lao động đánh giá lãng phí vô hình ...................... 46 Bảng 3.14: Thực trạng lên kế hoạch và tiêu chuẩn thực hiện 5S .................................. 49 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về quản trị trực quan ....................................................... 57 Bảng 4.1: Đề xuất giải pháp quản trị sản xuất tinh gọn trong công ty Samsung Display Việt Nam ....................................................................................................................... 78 9
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nguyên tắc 5S ............................................................................................... 15 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 27 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Samsung Display Việt Nam ............................ 34 Hình 3.2: Doanh thu của 4 nhà máy tại Việt Nam giai đoạn 2020 – Q2/2024 ............. 36 Hình 3.3: Lợi nhuận của 4 nhà máy tại Việt Nam giai đoạn 2020 – Q2/2024 ............. 37 Hình 3.4 : Số năm biết đến và áp dụng quản trị sản xuất tinh gọn trong công việc ..... 38 Hình 3.5: Mức độ sử dụng các công cụ của quản trị sản xuất tinh gọn ........................ 39 Hình 3.6: Một số hình ảnh thao tác thừa tại SDV ......................................................... 42 Hình 3.7: Phân tích cân bằng Line dây chuyền sản xuất ở SDV .................................. 43 Hình 3.8: Mức độ hiểu biết về nội dung và cách thức thực hiện của phương pháp 5S 46 Hình 3.9: Tỷ lệ thời lượng tham gia đào tạo 5S trên tổng thời lượng tham gia đào tạo của công ty .................................................................................................................... 48 Hình 3.10: Mức độ hiểu biết về nội dung và cách thực hiện của phương pháp Kaizen ... ....................................................................................................................................... 50 Hình 3.11: Mức độ hiểu biết về nội dung và cách thực hiện của hoạt động QCC ....... 52 Hình 3.12: Mức độ hiểu biết về nội dung và cách thực hiện của hoạt động SPC ........ 53 Hình 3.13: Mức độ hiểu biết về nội dung và cách thực hiện của PDCA ...................... 54 10
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng GDP khá cao. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO, 2024), trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,42% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình kinh tế Việt Nam hiệu nay cho thấy một bức tranh tổng thể khá tích cực với những yếu tố tăng trưởng ổn định và lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần cẩn trọng trước những thách thức như biến động kinh tế toàn cầu, sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Việc nắm bắt kịp thời các xu hướng kinh tế và áp dụng các chiến lược quản trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức trong thời gian tới. Hiện nay có rất nhiều phương pháp, công cụ quản lý giúp các doanh nghiệp cải tiến sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao lợi nhuận, trong đó quản trị sản xuất tinh gọn có thể được xem là một công cụ hoàn hảo. Quản trị sản xuất tinh gọn là một triết lý quản lý được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp với mục tiêu tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Thực trạng quản trị sản xuất tinh gọn trong các công ty tại Việt Nam hiện nay cho thấy sự chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành sản xuất như dệt may, điện tử và thực phẩm, đã bắt đầu áp dụng các nguyên tắc của sản xuất tinh gọn nhằm giảm thiểu lãng phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến thức chuyên sâu, sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn chưa đủ nguồn lực để triển khai đầy đủ các mô hình quản trị tinh gọn, dẫn đến hiệu quả cải thiện chưa đạt được mức mong muốn. Để tiến xa hơn, cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức liên quan trong việc đào tạo, cung cấp nguồn lực và thúc đẩy các sáng kiến sản xuất tinh gọn, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất màn hình hiển thị, Công ty Samsung Display Việt Nam đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi 1
  12. tối ưu hóa quy trình sản xuất để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu. Quản trị sản xuất tinh gọn không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa chi phí và thời gian, mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất – yếu tố then chốt đối với sự hài lòng của khách hàng và sự bền vững của công ty. Bên cạnh đó, quản trị sản xuất tinh gọn sẽ giúp Công ty Samsung Display nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu lỗi sản phẩm, và tăng cường tính linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng. Trong một ngành công nghiệp công nghệ cao, nơi sự đổi mới liên tục là yếu tố sống còn, việc nghiên cứu và áp dụng quản trị sản xuất tinh gọn sẽ giúp công ty không chỉ cải thiện hiệu suất hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn. Ngoài ra, với sự thay đổi liên tục của chuỗi cung ứng toàn cầu và những thách thức trong quản lý rủi ro, việc nghiên cứu quản trị sản xuất tinh gọn cũng sẽ giúp Công ty Samsung Display giảm thiểu tác động của các biến động kinh tế, chính trị và môi trường, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định và bền vững. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display” là đề tài cho đề án nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tình hình hiện tại về quản trị sản xuất tinh gọn của Công ty Samsung Display. Từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp áp dụng quản trị tinh gọn tại Công ty Samsung Display để giải quyết các vấn đề lãng phí trong sản xuất tại công ty. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp áp dụng quản trị tinh gọn tại Công ty Samsung Display để giải quyết các vấn đề lãng phí trong sản xuất tại công ty. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị sản xuất tinh gọn nhằm xác định khung lý thuyết nghiên cứu trong một doanh nghiệp. + Thu thập dữ liệu thực tiễn, đảm bảo tính cần thiết, toàn diện, hệ thống, chính xác và hữu ích về tình hình hiện tại. Phân tích để làm rõ các kết quả tích cực cũng như nguyên nhân và hạn chế của các yếu tố và hoạt động quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display . + Đề xuất các giải pháp áp dụng quản trị tinh gọn trong sản xuất tại Công ty Samsung Display . Từ đó đưa ra các ý tưởng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của công ty. 2
  13. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cúu của đề án: Các quy trình và tổ chức sản xuất của Công ty Samsung Display 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Samsung Display Về thời gian: Đề án này được thực hiện với dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2020 – 2024 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản trị sản xuất tinh gọn trong Công ty Samsung Display 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề án nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu: + Các vấn đề lãng phí nào đang tồn tại trong hoạt độn sản xuất của Công ty? Thực trạng triển khai, tổ chức sản xuất tại Công ty Samsung Display hiện nay như thế nào? + Quản trị tinh gọn cần được triển khai như thế nào để phù hợp với đặc thù sản phẩm và tổ chức tại Công ty Samsung Display ? 5. Dự kiến đóng góp của đề án + Về mặt lý luận, đề án hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản trị sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp. + Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng các hoạt động quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display , tác giả đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quản trị sản xuất tinh gọn của công ty trong giai đoạn 2020 – 2024. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề lãng phí trong sản xuất tại Công ty Samsung Display . Từ đó đưa ra các ý tưởng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của công ty. 6. Kết cấu đề án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung của đề án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng về quản trị sản xuất tinh gọn tại công ty Samsung Display 3
  14. Chương 4: Giải pháp quản trị sản xuất tinh gọn tại công ty Samsung Display 4
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TRONG DOANH NGHIỆP 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp sản xuất, Panigrahi và cộng sự (2023) nghiên cứu tại 185 công ty sản xuất tại Oman. Kết quả nghiên cứu có thấy hoạt động quản trị sản xuất tinh gọn có thể giải thích hiệu suất kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiều tác giả cho rằng quản trị sản xuất tinh gọn hỗ trợ khả năng cạnh tranh (Billesbach, 1994; Nystuen, 2002; Oliver, 1996; Parker, 2003; Siekman, 2000; Taylor & Brunt, 2001; Vasilash, 2001). Theo Sohal và Eggleston (1994), hai phần ba các công ty tin rằng những lợi thế chiến lược đã được tạo ra với những cải tiến lớn hơn đến từ mối quan hệ với khách hàng, hạn chế về chất lượng và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Lathin (2001) tuyên bố rằng các nhà sản xuất hàng loạt truyền thống có thể mong đợi giảm 90% hàng tồn kho, 90% chi phí chất lượng, 90% thời gian giao hàng và tăng 50% năng suất lao động. Claudius Consulting (2004) nhấn mạnh rằng sản xuất tinh gọn có thể giúp các tổ chức cắt giảm chi phí từ 15 đến 70%, giảm lãng phí 40%, tăng năng suất từ 15 đến 40% và giảm nhu cầu về không gian và hàng tồn kho 60%. Nystuen (2002) tuyên bố rằng thời gian vận chuyển sản phẩm có thể giảm 90%, hàng tồn kho giảm 82% và thời gian chờ sản phẩm giảm 11% bằng cách áp dụng các khái niệm sản xuất tinh gọn trong tổ chức. Bicheno (1999), Hines (1999), Liker (2004) và Womack và Jones (2003) trong nghiên cứu đã công bố của họ đã phát hiện ra rằng các khái niệm sản xuất tinh gọn khá phổ biến và được áp dụng trong ngành ô tô so với các ngành khác. Nếu sản xuất tinh gọn được triển khai đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiều cải tiến tích cực trong tổ chức. Bên cạnh những lợi ích này, sản xuất tinh gọn còn có nhiều lợi ích tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng trong những câu chuyện thành công của ngành. Những lợi ích này không đóng vai trò trực tiếp trong những câu chuyện thành công của các kỹ thuật sản xuất tinh gọn nhưng lại có những vai trò gián tiếp rất quan trọng sau đây không thể bỏ qua. Có nhiều công cụ được sử dụng hiệu quả để loại bỏ lãng phí trong tổ chức. Các công cụ này bao gồm just-in-time, lập bản đồ luồng giá trị (VSM), kaizen, lập kế hoạch yêu cầu vật liệu, kanban, 5S,.. 5
  16. Kaizen là một thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng để chỉ sự cải tiến liên tục; sự tham gia liên tục của mọi người – bất kể là quản lý hay nhân viên. Việc tìm kiếm, nhắm mục tiêu và loại bỏ lãng phí (muda) trong máy móc, lao động hoặc phương pháp sản xuất đề cập đến kaizen trong các công ty sản xuất. Phương pháp JIT có thể được định hình thêm theo phương pháp được gọi là cải tiến liên tục hoặc phương pháp Kaizen. Theo Rawabdeh (2005), quản lý nhà cửa, tiêu chuẩn hóa và loại bỏ lãng phí là ba trụ cột mà phương pháp kaizen dựa trên. Kai là viết tắt của sự thay đổi và Zen là viết tắt của sự tốt hơn, vì vậy kaizen có nghĩa là 'thay đổi liên tục để tốt hơn với sự tham gia của mọi người trong công ty' (Singh & Singh, 2009). Chandrasekaran và cộng sự (2008) đã triển khai phương pháp Kaizen để tìm ra giải pháp cho vấn đề 'không khớp bộ phận' trong dây chuyền lắp ráp của một công ty ô tô. Phương pháp Kaizen đã được sử dụng để loại bỏ các vấn đề từng bước bằng cách thu thập dữ liệu, phân tích nguyên nhân gốc rễ, khám phá và lựa chọn một giải pháp tốt nhất từ nhiều giải pháp khả thi, triển khai và lập tài liệu phù hợp. Những lợi ích khác nhau mà họ nhận được sau khi áp dụng Kaizen là loại bỏ hoàn toàn các lãng phí như thiếu chất lượng, sản phẩm lỗi, làm lại sản phẩm và tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 5S là một phương pháp phân loại, sắp xếp, vệ sinh, chuẩn hóa và duy trì môi trường làm việc hiệu quả. Tăng mức độ an toàn, vệ sinh không gian làm việc, nâng cao năng suất và bảo trì phòng ngừa là một số kết quả của chương trình 5S. 5S đã được Gunasekaran và Lyu (1997) triển khai tại một công ty nhỏ của Đài Loan sản xuất nhiều loại đèn ô tô. Simmons và cộng sự (2010) đã phát hiện ra rằng thời gian hoàn thành dài, chất lượng thấp và hiệu quả thấp là những vấn đề lớn trong các ngành công nghiệp quy mô lớn. 5S là công cụ khởi đầu cơ bản được sử dụng để giúp các công ty trở nên gọn gàng và chuẩn hóa. Có thể tìm thấy các nút thắt cổ chai bằng công cụ cân bằng dây chuyền. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về vai trò của quản trị tinh gọn, Phạm Thu Hương (2017) đã đánh giá Quản trị tinh gọn được xem là giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hướng tới giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh và gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quản trị tinh gọn là tư duy quản trị tạo ra lợi nhuận (giá trị gia tăng) cho doanh nghiệp bằng cách dùng trí tuệ của con người cắt giảm tối đa chi phí lãng phí (Nguyễn Đăng Minh, 2015). Cùng quan điểm này, Lê Quang Hùng và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tại Công ty Thuận Hưng Long An và kết quả cho 6
  17. thấy việc áp dụngquản trị tinh gọn thực sự có thể nâng cao được năng suất lao động, giảm thiểu được những lãng phí không cần thiết phát sinh trong các quá trình sản xuất. Quản trị sản xuất tinh gọn có thể được hiểu là phương pháp quản lý, kiểm soát nhằm loại bỏ tối đa các lãng phí trong quá trình sản xuất thông qua việc áp dụng linh hoạt các công cụ như 5S, Kaizen, quản lý trực quan,… Nghiên cứu về các công cụ này, Nguyễn Đăng Minh (2011) đã chỉ ra duy trì năng suất tổng thể (TPM) là công cụ hữu hiệu khi áp dụng quản trụ sản xuất vào doanh nghiệp và phải thực hiện từ các cấp lãnh đạo đến từng nhân viên. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu ra một số công cụ khác như 5S, 6 sigma và hiệu quả của chúng. Tác giả đã đánh giá thực trạng của 52 doanh nghiệp SXVVN tại Việt Nam khi áp dụng 5S bằng phương pháp phân tích nhân quả “5 câu hỏi tại sao” (5WHYS) (Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại trong thực trạng áp dụng 5S và khuyến nghị đưa chữ S thứ 5 (sẵn sàng) làm trung tâm tác động đến 4 chữ S còn lại. Nghiên cứu về lĩnh vực áp dụng quản trị tinh gọn, Nguyễn Đăng Minh (2018) nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã nghiên cứu đề xuất mô hình Quản trị đại học tinh gọn tại Việt Nam áp dụng vào hệ thống các trường đại học Việt Nam. Đây là hướng tiếp cận mới giúp giải quyết các vấn đề đang vướng mắc trong thực tiễn quản trị đại học, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu tại công ty sản xuất, kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thu Sương (2020) tại Công ty Jia Hsin cho thấy những tồn tại và nguyên nhân như: Quá trình đào tạo vẫn còn hạn chế chưa thể áp dụng đào tạo cho toàn bộ nhân viên; Quy mô và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp ảnh hưởng đến các quyết định về mức độ áp dụng Quản trị sản xuất tinh gọn; Công nghệ ảnh hưởng đến Quản trị sản xuất tinh gọn; Năng lực quản lý điều hành sản xuất khác nhau kết quả áp dụng Quản trị sản xuất tinh gọn cũng khác nhau; Chất lượng người lao động của doanh nghiệp là ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất đến kết quả áp dụng Quản trị sản xuất tinh gọn. Nguyễn Thị Ngọc (2017) nghiên cứu tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã nhận diện những lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm lãng phí vô hình và lãng phí hữu hình). Từ đó đưa ra các giải pháp theo nhân tố lãnh đạo, truyền thông, tài chính, nguồn lực, văn hoá doanh nghiệp và triển khai áp dụng tại Công ty. Phù Lê Lợi (2016), qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Bình Tiên, nhận thấy tồn tại các lãng phí như lãng phí tồn kho bán thành phẩm, lãng phí khuyết tật và lãng phí tìm kiếm. Tác giả đề xuất xây dựng quản trị tinh gọn để khắc phục lãng phí tồn kho 7
  18. bán thành phẩm; hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng để khắc phục lãng phí khuyết tật; đào tạo nhân viên quản lý kho và bố trí mặt bằng kho để khắc phục lãng phí tìm kiếm. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, các công trình nghiên cứu về quản trị tinh gọn đã được thực hiện với nhiều cách tiếp cận và ở các cấp độ khác nhau, cung cấp nhiều ý tưởng để học hỏi và kế thừa. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản trị tinh gọn trong ngành công nghệ tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Một số công trình nghiên cứu về quản trị tinh gọn chủ yếu tập trung ở cấp độ vĩ mô mà chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về công ty Samsung tại Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về vấn đề “Quản trị sản xuất tinh gọn tại Công ty Samsung Display ” sẽ là đề tài nghiên cứu bổ sung cả về lý luận quản trị tinh gọn cũng như nghiên cứu cụ thể về quản trị tinh gọn tại một công ty công nghệ. Nghiên cứu sẽ dựa trên các yếu tố lãng phí vô hình và hữu hình (Nguyễn Đăng Minh, 2015). Dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Minh (2015) và đặc thù của Công ty nên đề án sẽ phân tích quản trị tinh gọn của công ty trên các tiêu chí về chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể là: (i) nhận thức quản trị sản xuất tinh gọn,, (ii) về nhận diện lãng phí, (iii) Công cụ quản trị sản xuất tinh gọn. Đây cũng là điểm khác biệt của đề ánnày so với các công trình khác đã được công bố trước đây. 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn “made in Vietnam” Quản trị sản xuất tinh gọn là một triết lý quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu lãng phí và tạo ra giá trị tối đa cho khách hàng. Triết lý này bắt nguồn từ Hệ thống Sản xuất Toyota (Toyota Production System - TPS) và đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới (Womack & Jones, 1996). Ba nguyên lý cốt lõi của quản trị sản xuất tinh gọn bao gồm: giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa luồng giá trị và tôn trọng con người. Lãng phí trong sản xuất, theo Ohno (1988), bao gồm các yếu tố như sản xuất dư thừa, thời gian chờ, vận chuyển không cần thiết, gia công thừa, tồn kho dư thừa, chuyển động không hiệu quả và lỗi sản phẩm. Tối ưu hóa luồng giá trị giúp đảm bảo mọi bước trong quy trình sản xuất đều tạo ra giá trị thực sự, trong khi nguyên lý tôn trọng con người nhấn mạnh vai trò của nhân viên trong việc cải tiến liên tục (Liker, 2004). 8
  19. Các nội dung cốt lõi của quản trị sản xuất tinh gọn bao gồm cải tiến liên tục thông qua các công cụ như Kaizen và 5S; sản xuất đúng lúc (Just-in-Time), đảm bảo sản phẩm được tạo ra đúng thời điểm và số lượng; quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management), tích hợp chất lượng vào mọi khía cạnh sản xuất; và phân quyền, trao quyền cho nhân viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của họ. Tóm lại, quản trị sản xuất tinh gọn là chiến lược quản lý toàn diện, hướng đến xây dựng một hệ thống sản xuất linh hoạt, hiệu quả và bền vững bằng cách loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa quy trình và phát huy sức mạnh của con người (Rother & Shook, 1999). 1.2.1. Khái niệm Tư duy quản trị tinh gọn “made in Vietnam” “Tư duy quản trị tinh gọn “Made in Vietnam” là tư duy quản trị tạo ra lợi nhuận/giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tổ chức bằng cách dùng trí tuệ của con người (hoặc trí tuệ của tổ chức), cắt giảm tối đa chi phí lãng phí” (Nguyễn Đăng Minh, 2015, trang 14). Tư duy này có thể được diễn giải thông qua hệ công thức dưới đây: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (1) Trong đó: Chi phí = Chi phí thực + Chi phí lãng phí (2) Chi phí lãng phí = Chi phí lãng phí hữu hình + Chi phí lãng phí vô hình (3) Nguồn: Nguyễn Đăng Minh (2014, 14) Chi phí lãng phí tồn tại dưới hai hình thức là chi phí lãng phí hữu hình và chi phí lãng phí vô hình. Chi phí lãng phí vô hình gồm chi phí lãng phí trong tư duy và trong phương pháp làm việc, chi phí lãng phí này được cho là nhiều hơn rất nhiều so với các chi phí lãng phí hữu hình mà chúng ta thường đề cập như quên không tắt đèn, tắt van nước, hàng hỏng phế phẩm… Công thức trên đã chỉ ra rằng, cách thức hiệu quả giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp chính là cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu. Tuy nhiên, việc gia tăng doanh thu thông qua tăng giá bán hoặc tăng sản lượng bán ra thường có giới hạn do phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu trên thị trường và nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận một cách chủ động và bền vững thông qua việc cắt giảm tối đa các chi phí lãng phí bao gồm cả chi phí lãng phí hữu hình và chi phí lãng phí vô hình đang tồn tại trong các hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tinh gọn đã và đang được áp dụng rộng rãi từ doanh nghiệp/tổ chức trong lĩnh vực sản xuất cho đến doanh nghiêp/tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ như bán lẻ (Nguyễn Đăng Minh & Nguyễn Đăng Toản, 2016) 9
  20. Quản trị tinh gọn cung cấp các công cụ, phương pháp (5S, Kaizen, Quản lý trực quan) giúp doanh nghiệp nhận thức được những lãng phí đang tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tiến tới loại bỏ các lãng phí này để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đây là triết lý quản lý đã được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới áp dụng thành công, điển hình là các nhà sản xuất lớn như: Honda, Toyota, Nissan, GM, Ford … Các nhà bán lẻ như Seven Eleven, Family mart... Quản trị tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và loại trừ hiệu quả các loại lãng phí trong cả sản xuất và kinh doanh. Đặt con người làm trung tâm của sự sáng tạo cải tiến, tạo ra môi trường lao động với tâm thế tốt làm việc hiệu quả cao. Hệ thống quản lý này sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực bao gồm cả con người, nguyên vật liệu, thời gian và vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp phát triển bền vững Quản trị tinh gọn thông qua phương pháp cải tiến liên tục, hướng đến phục vụ chính xác các nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Hiểu được những gì khách hàng mong muốn, phản hồi là điểm xuất phát của quản trị tinh gọn. Phương pháp này định hình các giá trị mà khách hàng mong muốn nhận được bằng cách phân tích sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất từ góc nhìn của khách hàng. 1.2.2. Mục tiêu của quản trị sản xuất tinh gọn Quản trị tinh gọn là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, quản lý, tăng hiệu quả hoạt động. Cụ thể hơn, các mục tiêu bao gồm: + Phế phẩm và sự lãng phí: Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu. + Chu kỳ sản xuất: Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm. + Mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
73=>1