
Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
lượt xem 1
download

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" nhằm đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong kế toán thuế GTGT của các công ty này tác giả đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TẠ THỊ LIÊN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ HÀ NỘI, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TẠ THỊ LIÊN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG LAM HÀ NỘI, 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đề án “Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu và kết quả sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Học viên, Tạ Thị Liên
- ii LỜI CẢM ƠN Suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và những đóng góp quý báu từ nhiều tập thể và cá nhân, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản đề án này. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hồng Lam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề án. Kế tiếp, tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Viện Kế toán – Kiểm toán và Viện Đào tạo sau đại học đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý cùng các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Khu Công nghiệp Châu Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu, cung cấp số liệu và dành thời gian quý báu để thực hiện khảo sát. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Học Viên Tạ Thị Liên
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án: ........................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi của đề án ..........................................................................2 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án .......................................................3 5. Kết cấu đề án .........................................................................................................6 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ...........................................................................................7 1.1. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .........................................................7 1.1.1. Nội dung thuế giá trị gia tăng ........................................................................7 1.1.2. Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp ...................................9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT ......................................15 1.2.1. Kế toán thuế GTGT của một số doanh nghiệp khác ...................................15 1.2.2. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................20 PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN .......................................................................22 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, TP. PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ........................................................22 2.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .......................................................................................22 2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .......................................................23 2.1.3. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ...........................................................................................................................31
- iv 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ............................................................................34 2.2.1. Chứng từ kế toán ...........................................................................................34 2.2.2. Tài khoản và trình tự kế toán thuế GTGT .................................................36 2.2.3. Sổ kế toán .......................................................................................................41 2.2.4. Trình bày thông tin về thuế GTGT trên báo cáo tài chính .......................43 2.2.5. Kê khai, hoàn thuế GTGT ............................................................................43 2.3. CÁC KẾT LUẬN QUA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM .....................46 2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................46 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế ....................................................48 2.4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM.............................................................51 2.4.1. Hoàn thiện công tác tập hợp, xử lý và lưu trữ chứng từ ...........................51 2.4.2. Hoàn thiện việc hạch toán, khấu trừ thuế GTGT ......................................52 2.4.3. Hoàn thiện việc kê khai, khấu trừ và đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng .....54 2.4.4. Giải pháp khác...............................................................................................54 PHẦN 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................56 3.1. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..............................................................56 3.1.1. Bối cảnh thực hiện đề án ..............................................................................56 3.2. KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .................58 3.2.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước .............................................................58 3.2.2. Về phía doanh nghiệp ...................................................................................61 KẾT LUẬN ..............................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BTC Bộ Tài chính DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng KCN Khu công nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước NVL Nguyên vật liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng cục Thuế TK Tài khoản
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 2024 ...............................................................23 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................3 Hình 2.1. Bộ máy tổ chức tại Công ty CP XNK khí dầu mỏ hóa lỏng Hà Nam ......25 Hình 2.2. Bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Si Yuan Tech ...................................26 Hình 2.3. Bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Sản xuất nhựa Đại Việt Hà Nam .....27 Hình 2.4. Bộ máy kế toán của cả 3 doanh nghiệp khảo sát ......................................29 Hình 2.5: Trình tự kế toán trên máy vi tính ..............................................................31
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện mang tính thực tiễn, có thể áp dụng vào việc thực hiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Đề án đã đạt được những kết quả sau: Về lý luận Đề án đã hệ thống hóa lý luận về kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp: các khái niệm cơ bản về thuế, thuế giá trị gia tăng, về đối tượng chịu thuế, về mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng. Đồng thời làm rõ các nội dung về kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp bao gồm: Chứng từ kế toán; Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp; Sổ kế toán; Kê khai, khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và trình bày thông tin về thuế giá trị gia tăng trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, đề án cũng trình bày các nội dung về kế toán thuế GTGT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Về thực trạng Đề án đã giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, các đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, các chính sách kế toán hiện đang áp dụng và phân tích môi trường ảnh hướng tới kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Đề án cũng tập trung làm rõ thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thông qua phân tích về chứng từ kế toán, vận dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán, trình bày thông tin về thuế GTGT trên báo cáo tài chính, kê khai, hoàn thuế GTGT. Qua phân tích, đánh giá các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp, đề án đã tổng hợp những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Về giải pháp Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cùng với những quan điểm, mục tiêu hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đề án đã đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong thời gian tới. Đề án có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Châu Sơn để nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT và thực hiện tốt công tác quản lý thuế GTGT tại DN và cơ quan quản lý thuế.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án: Với bản chất là loại thuế tiêu dùng, thuế GTGT với vai trò là loại thuế có số thu đóng góp vào NSNN nhiều nhất, và trong giai đoan hiện nay, thuế GTGT ngày càng đóng vai trò quan trọng do đây là loại thuế ít biển động ít thay đổi hơn so với thuế Thu nhập doanh nghiệp hay thuế Thu nhập cá nhân, Bên cạnh đó, thuế GTGT được nộp vào NSNN kịp thời (ngay trong kỳ phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa) nên tạo nguồn thu đều đặn cho NSNN trong bối cảnh nhiều Quốc gia phải đối mặt với tình trạng số thu về thuế giảm và chi Ngân sách tăng. Tuy là loại thuế ít biến động hơn, nhưng trong điều kiện hiện nay các chính sách về thuế GTGT cũng thường xuyên thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung, việc này đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho kế toán trong việc lập báo cáo và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thuế GTGT.... Bên cạnh đó việc kiểm soát tốt các hóa đơn đầu vào, đầu ra và khâu lập Báo cáo thuế là tiền đề quan trọng cho việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên sổ sách kế toán, lập Báo cáo tài chính và giải trình với cơ quan thuế trong trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định giải trình, kiểm tra, thanh tra thuế sau này. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán thuế GTGT của Doanh nghiệp nói chung và các Doanh trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà nam nói riêng mặc dù đã thực hiện tương đối tốt các những quy định chung về Luật thuế GTGT song trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong cách quản lý chứng từ thuế, việc ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế GTGT. Một mặt là do chính sách thuế GTGT chưa được ổn định, mặt khác trình độ và ý thức chấp pháp luật về thuế GTGT cũng như công tác kế toán thuế GTGT trong các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn vẫn còn hạn chế nhất định. Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” nhằm tìm hiểu kế toán thuế GTGT; những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về thuế GTGT để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong vấn đề kế toán thuế GTGT.
- 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong kế toán thuế GTGT của các công ty này tác giả đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ của đề án bao gồm: Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp theo các quy định của chế độ kế toán và Luật thuế GTGT. Hai là, Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; qua đó chỉ ra ưu điểm và những tồn tại, vướng mắc trong công tác kế toán thuế GTGT của các công ty này. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý định hướng đến 2030 và những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi của đề án * Đối tượng nghiên cứu: Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. * Phạm vi của đề án: - Phạm vi về nội dung: Kế toán thuế GTGT trên góc độ kế toán tài chính: Cách tính thuế GTGT, ghi nhận, khai thuế, hoàn thuế GTGT, hạch toán nghiệp vụ phát sinh thuế, lên sổ sách kế toán thuế GTGT, trình bày thông tin về thuế GTGT trên báo cáo tài chính. - Phạm vi về không gian: Các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam gồm có 149 Doanh nghiệp. Ở đây, đề án đi sâu tìm hiểu 03 Doanh nghiệp sau: Công ty CP xuất nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng Hà Nam; Công ty TNHH SY Yuan Tech; Công ty TNHH Sản xuất nhựa Đại Việt Hà Nam - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn từ năm 2022- tháng 7/2024; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030.
- 3 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 4.1. Quy trình thực hiện đề án Tác giả tiến hành thực hiện đề án dựa trên các bước như sau: Thu thập, Thu thập Đề xuất Nghiên cứu tổng hợp số liệu sơ Phân tích giải pháp, cơ sở lý luận số liệu thứ cấp qua dữ liệu kiến nghị cấp điều tra, khảo sát Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu của đề án, tổng quan tài liệu nghiên cứu. Trong phần này tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, báo cáo nghiên cứu khoa học, ... về kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp; các Luật thuế, văn bản, chế độ chính sách liên quan đến kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp; các phương pháp nghiên cứu khoa học. Bằng phương pháp tổng hợp để trình bày những nội dung này chủ yếu tại Chương 1 của Đề án. Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trong bước này tác giả phân tích thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, xử lý số liệu qua việc sử dụng các phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh số liệu thứ cấp đã thu thập trên sổ sách và tờ khai thuế GTGT. Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc thực hiện điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong tháng 7 năm 2024. Bước 4: Phân tích thực trạng, từ đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Bước 5: Dựa trên những điểm yếu và nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- 4 4.2. Phương pháp thực hiện đề án (i) Phương pháp thu thập dữ liệu: Để thu thập dữ liệu viết đề án tác giả đã kết hợp cả ba phương pháp là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp quan sát thực tế. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu về thuế GTGT thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như Luật thuế GTGT, các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn), tài liệu khác (sách, báo, tạp chí, internet, các đề tài nghiên cứu khoa học, ...) để thu thập những cơ sở lý luận cơ bản về kế toán thuế GTGT. Phương pháp này cho tác giả nền tảng kiến thức nhất định để so sánh với công tác kế toán thuế GTGT thực tế đang diễn ra tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý qua việc sử dụng phương pháp điều tra và quan sát thực tế. + Phương pháp điều tra: Sau khi có được kiến thức từ việc nghiên cứu tài liệu tác giả tiến hành sử dụng phương pháp điều tra. Điều tra là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy để người được hỏi viết câu trả lời. Tác giả sử dụng các phương pháp này với mục đích để thu thập thông tin cơ bản về doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tổ chức kế toán thuế GTGT, ...) qua việc gửi phiếu điều tra. Đối tượng điều tra: Kế toán viên, kế toán trưởng, Giám đốc các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn. Quy mô mẫu điều tra: Hiện đang có 149 doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Thời điểm điều tra: Từ tháng 6 năm 2024 đến tháng 9 năm 2024. Số lượng phiếu thu về: Do trực tiếp tiến hành khảo sát nên số phiếu thu về đạt 100%, tổng cộng số lượng phiếu thu về là 149 phiếu theo đúng kế hoạch. Kết quả khảo sát từ những doanh nghiệp được khảo sát (Phụ lục số 02) + Phương pháp phỏng vấn: Là cách thu thập thông tin thông qua cách thức hỏi – trả lời giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin theo một bảng hỏi được chuẩn bị từ trước, người phỏng vấn sẽ nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, sau đó sẽ ghi nhận câu trả lời vào phiếu điều tra. Cụ thể là tác giả đã tiến hành gọi điện phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, kế toán trưởng, Trưởng bộ phận phục trách các phần hành kế toán để tìm hiểu thực trạng kế toán thuế tại các Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Sau khi nhận lại kết quả từ những công ty được khảo sát và phỏng vấn tác giả
- 5 tổng hợp lại để đưa ra kết quả khảo sát và sử dụng tiếp phương pháp phân tích dữ liệu để đưa ra các nhận xét, đánh giá. (ii) Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Phân tích dữ liệu là việc thống kê, kiểm tra, so sánh và liên hệ dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích để so sánh giữa thực trạng vận hành kế toán thuế GTGT của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý với những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (chế độ kế toán, luật, văn bản dưới luật về thuế GTGT, ...). 4.3. Các thuận lợi, khó khăn, giải pháp để triển khai thực hiện đề án * Các điều kiện cần thiết: - Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được khai thác chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, sổ sách của Công ty và ứng dụng tra cứu ngành thuế như: Ứng dụng tra cứu hóa đơn điện tử, ứng dụng tra cứu tờ khai và báo cáo tài chính doanh nghiêp. Các dữ liệu này có thể thu thập được thông qua quá trình làm việc tại Chi cục thuế Khu vực Phủ Lý – Kim Bảng và khảo sát điểm tại 149 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý. - Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn, thống kê và so sánh. - Tổ chức thực hiện đề án: Đề án được tổ chức thực hiện ngay sau khi có quyết định phân công giáo viên hướng dẫn, học viên đã viết đề cương chi tiết chuyển cho giáo viên hướng dẫn và sửa chữa theo hướng dẫn của giáo viên. Sau khi có đề cương chi tiết học viên thực hiện viết nội dung và chuyển giáo viên hướng dẫn sửa, hoàn thiện theo hướng dẫn của giáo viên. * Thuận lợi: Học viên hiện đang làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Phủ Lý – Kim Bảng và được giao phụ trách mảng kê khai kế toán thuế nên hiểu và nắm rõ thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý. Dễ dàng liên hệ được các Doanh nghiệp cần khảo sát thông qua ứng dụng ngành thuế để tra cứu thông tin liên hệ của Doanh nghiệp một cách nhanh nhất. * Khó khăn: Thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên Đề án không tránh khỏi thiếu sót. * Giải pháp để triển khai thực hiện đề án: - Bám sát kế hoạch, đề cương được duyệt.
- 6 - Thường xuyên quan sát, nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu khoa học. - Nghiên cứu, nắm vững các quy định về công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp. 5. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề án gồm có 3 phần: Phần 1. Cơ sở lý luận về kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp Phân 2. Nội dung của Đề án. Phân 3. Các đề xuất và kiến nghị.
- 7 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Nội dung thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008:“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng (người sử dụng) cuối cùng hàng hóa, dịch vụ là người phải chịu thuế. Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế (nộp thay). 1.1.1.2 Hệ thống văn bản pháp luật về thuế Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực vào ngày 01/01/2009. Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi Luật Thuế TNDN và Luật sửa đổi Luật Thuế GTGT. Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/2015/NĐ-CP và nghị định 100/2016/NĐ-CP về GTGT và TNDN. Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế TNDN. Thông tư 128/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở y tế công lập. Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT- BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC. Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hiệu lực ngày 01/01/2015. Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12.
- 8 Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT có hiệu lực 10/01/2016. Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1.1.1.3 Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng - Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng, mua bán tại Việt Nam trừ một số đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại mục 2.2 . - Theo Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 Bộ Tài chính đã cụ thể hóa danh mục chi tiết 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó, Đối tượng không chịu thuế GTGT thường là các đối tượng Nhà nước khuyến khích SXKD do còn đang gặp khó khăn trong sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hoặc phụ tùng trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để kinh doanh trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học... hoặc các hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội như vũ khí, khí tài phục vụ an ninh quốc phòng,... hoặc hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đời sống sản xuất, cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như: Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng. 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng Giữa thuế GTGT và kế toán thuế GTGT tồn tại mỗi quan hệ tương tác hai chiều, nghĩa là: + Những thay đổi về chính sách thuế GTGT sẽ dẫn đến thay đổi trong kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp, như thay đổi của thuế GTGT về hóa đơn, chứng từ sử dụng: về theo dõi các khoản thanh toán phải thực hiện thanh toán không dùng tiển mặt theo quy định; nội dung kê khai hạch toán khác có liên quan... Các nội dung cụ thể về tác động những thay đổi của chính sách thuế GTGT tác động đến kế toán thuế GTGT. + Quy định trong kế toán thuế GTGT cũng dẫn đến thay đổi về chính sách thuế GTGT: các thay đổi gần đây liên quan đến các chính sách thuế nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng là dựa trên những quy định của chuẩn mực và chế
- 9 độ kể toán, như quy định hạch toán thuế GTGT đầu vào còn được khẩu trừ trong trường hợp doanh nghiệp chuyển từ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ sang kê khai theo phương pháp trực tiếp, quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm (trước đây là 5 năm) đề phủ hợp quy định lưu trữ chứng từ trong kế toán. Trong thực tế luôn tồn tại sự khác biệt giữa chính sách thuế GTGT và kế toán thuế GTGT do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số nguyên nhân quan trọng phải kể đến là do doanh nghiệp lớp hai hệ thống số sách, điều này làm tăng tính phức tạp cho công tác kế toán tại đơn vị, cũng như tăng sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin dể kê khai thuế. Về phương diện quản lý Nhà nước sự khác biệt giữa chính sách thuế GTGT và kể toán thuế GTGT cũng gây ra những khô khăn, phức tạp nhất dịnh dổi với công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đơn vị. 1.1.2. Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp 1.1.2.1. Chứng từ kế toán Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán và hạch toán thuế GTGT. Một số loại chứng từ kế toán liên quan đến thuế GTGT bao gồm: - Hóa đơn GTGT (Hóa đơn VAT): Là chứng từ chủ yếu để ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan đến thuế GTGT. - Chứng từ nộp thuế GTGT: Là biên lai nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc các tài liệu ghi nhận doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT. - Chứng từ khấu trừ thuế GTGT: Các chứng từ liên quan đến việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào (ví dụ: hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh). - Tờ khai thuế GTGT: Là chứng từ được lập và nộp định kỳ cho cơ quan thuế, trong đó ghi rõ số thuế GTGT đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp 1.1.2.2. Kế toán thuế GTGT * Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Sử dụng tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2 là: tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ và tài khoản 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp
- 10 Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 133 như sau: Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng, kế toán ghi tăng tài khoản thuế GTGT được khấu trừ và ghi tăng tài khoản vật tư, hàng hóa, dịch vụ đi kèm; đồng thời ghi giảm tài khoản liên quan đến tiền hoặc ghi tăng tài khoản phải trả người bán. Nếu số thuế GTGT trên nằm trong loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ (Trừ TSCĐ) dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT dầu vào được khấu trừ. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào đưuọc khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ được tính vào chi phí bằng cách ghi giảm tài khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nếu hàng đã mua vào nhưng đã trả lại hoặc giảm giá,... kế toán ghi giảm tài khoản thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại hoặc giảm giá ( Phụ Lục số 03: Sơ đồ kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) * Kế toán thuế GTGT đầu ra: Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp vào ngân sách nhà nước, có hai tài khoản cấp 3: Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra và tài khoản 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra. Cụ thể phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Căn cứ điểm 3.1 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC bổ sung bởi khoản 2 Điều 16 Thông tư 177/2015/TT-BTC, doanh nghiệp hạch toán tài khoản 3331 trong hoạt động kế toán theo hướng dẫn như sau: Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán ghi tăng tài khoản thuế GTGT phải nộp và ghi tăng tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập khác đồng thời ghi tăng tài khoản tiền mặt, tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài khoản phải thu của khách hàng Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, kế toán ghi giảm tài khoản thuế GTGT phải nộp và ghi giảm tài khoản thuế GTGT được khấu trừ. Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số
- 11 thuế GTGT đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ thuế tiếp theo. Ngược lại, nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì phải nộp thuế GTGT vào NSNN. Khi nộp thuế GTGT. Khi nộp thuế GTGT, kế toán ghi giảm tài khoản thuế GTGT phải nộp và ghi giảm tài khoản liên quan đến tiền. ( Phụ Lục số 04: Sơ đồ kế toán thuế GTGT đầu ra) 1.1.2.3. Sổ kế toán Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sổ kế toán được quy định như sau: - Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình. - Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong Phụ lục số 4 (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.Theo hình thức nhật ký chung, kế toán thuế GTGT sử dụng các loại sổ như: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ chi tiết và sổ cái các TK 133, 3331, bảng tổng hợp chi tiết. Theo hình thức nhật ký – sổ cái kế toán thuế GTGT sử dụng nhật ký sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 1333, 3331, bảng tổng hợp chi tiết. Theo hình thức nhật ký chứng từ kế toán thuế GTGT sủ dụng nhật ký chứng từ số..., sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 133, 3331,...bảng tổng hợp chi tiết. Theo hình thức chứng từ ghi sổ, kế toán thuế GTGT sử dụng các sổ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 133, 3331,..bảng tổng hợp chi tiết Theo hình thức kế toán trên máy vi tính, kế toán thuế GTGT sử dụng sổ kế toán, sổ chi tiết các tài khoản 133, 3331. 1.1.2.4. Kê khai, khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và trình bày thông tin về thuế giá trị gia tăng trên báo cáo tài chính * Kê khai thuế GTGT

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dữ liệu không gian phát triển trạm BTS 5G
73 p |
21 |
12
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng học máy trong các ứng dụng thông minh dựa trên chuỗi khối blockchain
75 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ khuyến nghị về sản phẩm vay cho khách hàng ở công ty tài chính
61 p |
19 |
8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
106 p |
19 |
7
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự đoán tuổi và giới tính bằng phương pháp học sâu
77 p |
17 |
6
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống phân loại và phát hiện phương tiện tham gia giao thông di chuyển sai làn đường trên quốc lộ thuộc tỉnh Tây Ninh bằng camera kỹ thuật số
82 p |
18 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phát triển mô-đun IoT gateway và ứng dụng máy nấu ăn thông minh
83 p |
26 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dự báo không gian phát triển mạng Internet di động tốc độ cao tại tỉnh Tây Ninh
73 p |
24 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự báo khách hàng sử dụng dịch vụ FiberVNN của VNPT Tây Ninh có nguy cơ rời mạng
66 p |
21 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thuật toán chuyển tiếp đa chặng sử dụng bề mặt phản xạ thông minh
58 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình học sâu để dự báo khách hàng rời mạng viễn thông ở Tây Ninh
71 p |
32 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống hỏi đáp trực tuyến bằng phương pháp máy học để tự động hóa quy trình tiếp nhận câu hỏi áp dụng cho chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
88 p |
14 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp học sâu vào nhận dạng cảm xúc để đánh giá độ hài lòng khách hàng
61 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp ẩn các tập mục có độ hữu ích trung bình cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
79 p |
28 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p |
22 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Thuật toán định tuyến dựa trên logic mờ tích hợp máy học nhằm cải tiến thời gian sống của mạng cảm biến không dây
75 p |
26 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa vào học máy cho doanh nghiệp Viễn Thông
73 p |
21 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
