
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
217
ỨNG DỤNG HỌC MÁY DỰ ĐOÁN ĐƯỜNG CONG
“XƯƠNG SỐNG” CỦA CỘT THÉP NHỒI BÊ TÔNG
DƯỚI TẢI TRỌNG TUẦN HOÀN VÀ NÉN DỌC TRỤC
Nguyễn Thị Mai Sương, Đặng Văn Phú, Phạm Ngọc Thịnh
Trường Đại học Thủy lợi, email: suongntm@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Cột ống thép nhồi bê tông (CFST) là kết
cấu liên hợp giữa thép và bê tông, mang lại
khả năng chịu tải, độ bền và độ dẻo cao. Bê
tông trong ống thép không chỉ gia cố mà còn
hỗ trợ bên trong, tăng cường khả năng chịu
lực. Lớp vỏ thép bên ngoài bảo vệ bê tông và
hạn chế các vấn đề như nứt nẻ và co ngót.
Kết cấu CFST cũng giúp ngăn chặn sự cong
vênh cục bộ của ống thép, nâng cao hiệu suất
kết cấu. Nhờ những đặc tính này, cột CFST
được sử dụng phổ biến trong các nhà cao
tầng, đặc biệt là khi cần chịu tải lớn với kích
thước cột nhỏ gọn. Tuy nhiên, các cột CFST
ở tầng một phải đối mặt với thách thức từ
động đất, có thể gây ra đảo ngược tải quán
tính liên tục. Đây là vấn đề phức tạp do tính
chất kết hợp của vật liệu. Vì vậy, nghiên cứu
về khả năng sụp đổ của cột CFST, đặc biệt ở
tầng một, là rất quan trọng để đảm bảo an
toàn cho công trình. Do đó, nhiều nghiên cứu
đã được thực hiện để đánh giá hiệu suất địa
chấn của các cột CFST, đặc biệt là về ứng xử
của chúng dưới cả tải trọng dọc trục và tải
trọng ngang tuần hoàn. Tuy nhiên, vẫn cần
phát triển các phương pháp phân tích hiệu
quả hơn về mặt tính toán, nhằm tiết kiệm thời
gian và chi phí.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, các phương
pháp tiếp cận dựa trên học máy đã được sử
dụng để xử lý nhiều vấn đề kỹ thuật dân dụng
Phần lớn các nghiên cứu kỹ thuật động đất
ban đầu tập trung vào cầu và kết cấu. Nghiên
cứu này sử dụng thuật toán mô hình cây tổng
hợp, là mô hình Cây tăng cường độ dốc cực
đại (ExGBT), để dự đoán đường cong
“xương sống” của các cột CFST dưới tải
trọng tuần hoàn và nén dọc trục.
Hình 1. Thí nghiệm và đường cong
“xương sống” điển hình của cột CFST
chịu tải trọng tuần hoàn và nén dọc trục
2.1. Tập dữ liệu
Trong nghiên cứu này, tổng cộng 95 dữ liệu
thực nghiệm về cột CFST chịu tải trọng ngang
tuần hoàn và nén dọc trục đã được lấy từ các
tài liệu có sẵn [1-6]. Các biến đầu vào ảnh
hưởng đến đường cong quan hệ lực cắt - biến
dạng “còn gọi là đường cong xương sống” của
các cột CFST chủ yếu đến từ ba nhóm, bao
gồm hình dạng cột, đặc tính vật liệu và điều
kiện tải. Do đó, chín biến đầu vào độc lập đã
được chọn làm yếu tố ảnh hưởng, bao gồm bề
rộng tiết diện cột (B), chiều cao tiết diện cột
(D), độ dày của ống thép (t), tỷ lệ độ chiều cao
tiết diện và độ dày ống thép (D/t), chiều dài
của cột (L), cường độ nén bê tông (fc'), giới
hạn chảy của thép (fy), mô đun đàn hồi của