intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UNIX_2Phần 2: Hệ thống file

Chia sẻ: Duong Van Duy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể dài tới 256 ký tự, bao gồm chữ cái, chữ số, dấu gạch nối, gạch chân, dấu chấm. Tên thư mục hoặc file có thể nhiều hơn 1 dấu chấm: VD: day.la.mot.kieu.ten.file.filename Phân biệt chữ hoa và chữ thường: VD: FILENAME.tar.gz và filename.tar.gz là 2 file khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UNIX_2Phần 2: Hệ thống file

  1. Phần 2: Ph Hệ thống file
  2. Tổng quan về hệ thống file thể dài tới 256 ký tự, bao gồm chữ cái,  Có chữ số, dấu gạch nối, gạch chân, dấu chấm. Tên thư mục hoặc file có thể nhiều hơn 1 dấu chấm: VD:  day.la.mot.kieu.ten.file.filename  Phân biệt chữ hoa và chữ thường: VD: FILENAME.tar.gz và filename.tar.gz là 2 file khác nhau. ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN - Khoa CNTT - 2
  3. Nếu trong tên thư mục/file có khoảng trống phải  đặt trong dấu ngoặc kép để sử dụng file, thư mục đó. VD: #mkdir “my document”  Các ký tự sau không được phép đặt tên: !,*,  $,&,#,...
  4. Cây logic hệ thống file
  5. Quyền truy cập Mỗi file/thư mục trong Linux đều có một chủ sở hữu và một  nhóm sở hữu, cũng như một tập hợp các quyền truy nhập. Cho phép thay đổi các quyền truy nhập và quyền sở hữu file và thư mục nhằm cung cấp truy nhập nhiều hơn hay ít hơn. Trông tin về 1 file có dạng sau: Lệnh ls -l 
  6. Trong đó dãy 10 ký tự đầu tiên mô tả kiểu file và quyền truy  nhập đối với file đó. Theo mặc định, người dùng tạo 1 file chính là người chủ và có quyền sở hữu file đó. Người chủ của file có đặc quyền thay đổi quyền truy nhập hay quyền sở hữu đối với file đó. Ký tự đầu tiên mô tả kiểu file. Bảng liệt kê kiểu file: 
  7. 9 ký tự tiếp theo trong chuỗi mô tả quyền truy  nhập được chia thành 3 nhóm tương ứng quyền truy nhập của người sở hữu, nhóm sở hữu và người dùng khác. Để hiểu được chính xác quyền truy nhập có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống máy tính phải nh ớ rằng Linux xem mọi thứ đều là file.
  8. Có 3 loại quyền truy nhập chính đối với thư mục/file:  − Đọc (read - r) − Ghi (write - w) − Thực hiện (execute - x) Quyền đọc cho phép người dùng xem nội dung nhưng không  thể thay đổi, sửa chữa, hoặc xoá bất kỳ thông tin nào trong đó. Nhưng họ có thể sao chép file đó thành file của họ và có thể sửa chữa bản sao. Người sử dụng với quyền ghi khi truy nhập vào file có thể  thêm thông tin vào file. Nếu chỉ có quyền ghi, sẽ thêm được thông tin vào file, nhưng lại không thể xem được nội dung của file.
  9. Loại quyền truy nhập thứ 3 là quyền thực hiện, quyền này có thể cho  phép người dùng chạy được file, nếu đó là 1 chương trình khả thi. Quyền thực hiện độc lập với các quyền truy nhập khác, vì thế hoàn toàn có thể có một chương trình với quyền đọc và quyền thực hiện nhưng không có quyền ghi. Cũng có trường hợp một chương trình chỉ có quyền thực hiện, nghĩa là người dùng có thể chạy ứng dụng, nhưng người dùng không thể xem cách nó thực hiện hay sao chép nó. Bảng cách ký hiệu các quyền truy nhập: 
  10. Tuy nhiên đối với thư mục thì chỉ có 3 loại ký hiệu  của quyền truy cập là: − --- − r-x -> di chuyen thu muc − rwx -> tao thu muc hoac tap tin Vì nội dung của thư mục là danh sách các file và  thư mục con có bên trong thư mục đó, quyền đọc một thư mục là được xem nội dung của thư mục đó và quyền thực hiện đối với thư mục là quyền tìm được file và thư mục con có trong thư mục.
  11. Như vậy với ví dụ đang xét, chúng ta nhận thấy  đây là một thư mục và quyền truy nhập của nó được giải thích:
  12. Lý do có sự hạn chế trường hợp:  − Giả sử chỉ có quyền đọc trên thư mục, khi đó sẽ xem được có những file hay thư mục nào trong thư mục nhưng lại không thể xem cụ thể nội dung của file hay thư mục có trên thư mục đó vì không tìm được nó. − Hoặc có quyền thực hiện - quyền này cho phép tìm được file có trong thư mục - nhưng lại không có quyền đọc với thư mục, vì vậy làm thế nào để biết trong thư mục có những file nào?
  13. Các lệnh cơ bản Thay đổi quyền sở hữu với lệnh chown:  − chown [tuỳ chọn] [chủ] [.nhóm] Nếu chỉ có tham số về chủ, thì người dùng chủ sẽ  có quyền sở hữu file, và nhóm sở hữu không thay đổi. Nếu theo sau tên người chủ là dấu “.” và tên của  một nhóm thì nhóm đó sẽ là nhóm sở hữu file. Nếu chỉ có dấu “.” và nhóm mà không có người  chủ thì chỉ có quyền sở hữu nhóm của file thay đổi, lệnh chown giống lệnh chgrp
  14. Các tuỳ chọn của chown -c, --change: Hiển thị dòng thông báo chỉ với các  file mà lệnh làm thay đổi sở hữu (số thông báo có thể ít hơn trường hợp –v, -verbose) -f, --silent, --quiet: bỏ qua hầu hết các thông báo  lỗi. -R, --recursive: Thực hiện đổi quyền sở hữu thư  mục và file theo đệ quy. -v, verbose: Hiển thị dòng thông báo với mọi file  mà chown tác động tới (có hoặc không thay đổi sở hữu) --help: đưa ra trang trợ giúp và thoát. 
  15. Thay đổi quyền sở hữu nhóm chgrp [tuy chọn] {nhom | --reference=NhomR}  Lệnh này cho phép thay thuộc tính nhóm sở hữu của file theo tên nhóm  được chỉ ra trực tiếp theo tham số nhom hoặc gián tiếp qua thuộc tính nhóm của file có tên là NhomR. Các tuỳ chọn:  − -c, --change: Hiển thị dòng thông báo chỉ với các file mà lệnh làm thay đổi sở hữu (số thông báo có thể ít hơn trường hợp –v, -verbose) − -f, --silent, --quiet: bỏ qua hầu hết các thông báo lỗi. − -R, --recursive: Thực hiện đổi quyền sở hữu thư mục và file theo đệ quy. -v, verbose: Hiển thị dòng thông báo với mọi file mà chgrp tác động  tới (có hoặc không thay đổi sở hữu) − --help: đưa ra trang trợ giúp và thoát.
  16. Thay đổi quyền truy cập file với chmod Cú pháp chmod có 3 dạng:  − chmod [tuy chọn] − chmod [tuy chọn] − chmod [tuy chọn] --reference=NhomR Lệnh chmod cho phép xác lập quyền truy nhập theo  kiểu (mode) trên file. Dạng đầu tiên là dạng xác lập tương đối, dạng thứ 2 là dạng xác lập tuyệt đối và dạng cuối cùng là dạng gián tiếp chỉ dẫn theo quyền truy nhập của file NhomR.
  17. Cách xác lập tương đối Cách xác lập tương đối là dễ nhớ theo ý nghĩa của  nội dung các mod và chỉ những thay đổi thực sự mới được biểu diễn trong lệnh.
  18. Ví dụ Nếu muốn thêm quyền ghi đối với file test cho tất  cả người dùng trong nhóm sở hữu: − chmod g+w test Nếu quyết định gỡ bỏ quyền đọc và thực hiện  trên file test cho những người không cùng nhóm: − chmod o-rx test
  19. Cách xác lập tuyệt đối Phần trước cho biết biểu diễn quyền truy nhập file  thông qua dãy gồm 9 vị trí dưới dạng rwxrwxrwx, trong đó từng cụm 3 vị trí theo thứ tự tương ứng với: chủ sở hữu, nhóm sở hữu và người dùng khác. Như vậy có thể biểu diễn thành 9 bit nhị phân trong đó bit 1 là quyền được xác định, 0 là tháo bỏ. Như vậy, chủ sở hữu tương ứng với 3 bit đầu tiên, nhóm sở hữu tương ứng 3 bit giữa, người dùng khác tương ứng 3 bit cuối. Mỗi cụm là 1 chữ số hệ 8 (nhận giá trị từ 0 đến 7) và thuộc tính quyền truy nhập tương ứng với 3 chữ số hệ 8.
  20. Ví dụ: cặp 3 số hệ 8 là 755 tương ứng với dòng 9  bit: 111101101 với 111 cho chủ sở hữu, 101 cho nhóm sở hữu, 101 cho người dùng khác. chmod 755 memo1  − đặt thuộc tính quyền truy nhập với file memo1 là rwxr-xr-x
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2