intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật liệu gỗ sàn nhà

Chia sẻ: Nguyen Manhhuy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

208
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật liệu gỗ cống nghiệp hiện rất được ưa chuộng vì nó có thể kết hợp được sự sang trọng ấm áp của gỗ truyền thống cùng tính bền bỉ với thời gian của sàn gạch. Tuy nhiên trong tâm lý người tiêu dùng, sàn gỗ công nghiệp là gì, sử dụng, lắp đặt như thế nào; quy trình bảo dưỡng sau lắp đặt và trong quá trình sử dụng vẫn đang là những thắc mắc với rất nhiều người

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật liệu gỗ sàn nhà

  1. Vật liệu gỗ cống nghiệp hiện rất được ưa chuộng  vì  nó  có  thể  kết hợp  được sự  sang trọng  ấm  áp  của   gỗ   truyền   thống   cùng   tính   bền   bỉ   với   thời  gian của sàn gạch. Tuy nhiên trong tâm lý người  tiêu dùng, sàn gỗ công nghiệp là gì, sử dụng, lắp  đặt như thế nào; quy trình bảo dưỡng sau lắp đặt  và  trong quá  trình sử  dụng vẫn  đang là  những  thắc mắc với rất nhiều người.  Để  các bạn có  thể  hiểu hơn về  sàn gỗ  công nghiệp cũng như  các  tính năng của nó, WEDO xin gửi tới các bạn kinh  nghiệm vật liệu và  sử  dụng vật liệu của những  kiến trúc sư tư vấn chuyên nghiệp. Khái niệm ­ Sàn gỗ thiên nhiên thường đuợc làm từ các loại gỗ  pơmu, lim...được hình thành sản phẩm qua quá trình  sao tẩm, xử lý. So với sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự  nhiên có  khả  năng chống xước thấp hơn, dễ  bị   ảnh  hưởng của sự  thay  đổi nhiệt  độ,  độ   ẩm không khí  nhưng   có   vẻ   đẹp   của   vân   gỗ   tự   nhiên   cũng   như  mang lại sự sang trọng cho căn phòng. Giá   thi   công   của   sàn   gỗ   tự   nhiên   thường   là   cao, 
  2. thông thường từ  420.000vnđ/m2 hoàn thiện trở  lên  đối với gỗ loại 2. Phổ biến và được ưa chuộng là các  loại sàn gỗ  tự  nhiên với chủng loại, mẫu mã, màu  sắc phong phú. Kích thước mỗi tấm thông thường là  9x90 (hoặc 75, 60) x1,8 cm (rộng x dài x dày) bằng  các   loại   gỗ   dổi,   duối,   thông   Lào,   lim,   đinh   hương,  samu... được sơ chế, định hình theo tiêu chuẩn, tẩm  sấy, xử  lý  chống mối mọt, cong vênh, sau  đó  hoàn  thiện bằng thổi, phun sơn, véc ni... Sàn gỗ  tự  nhiên  có   tính   thẩm   mỹ   cao   với   nhiều   màu   sắc,   vân   gỗ  mong muốn, hợp với thị hiếu của người sử dụng. Tuy nhiên, khi sử  dụng sàn gỗ  tự  nhiên bạn không  nên lau sàn bằng giẻ ẩm cũng như sử dụng các loại  hoá  chất tẩy rửa vì  sẽ  làm hỏng bề  mặt gỗ; không  nên kê vật quá nặng lên sàn vì gây lún sàn; khi chọn  sàn   nên  chọn   các  thanh  sàn  đều  nhau,   không  có  mắt gỗ  và  già  gỗ   để  tránh các  ảnh hưởng thời tiết  như  trời nồm, khô  làm cong vênh hoặc mối mọt gỗ  sàn. Sàn gỗ  tự  nhiên có  lớp phủ  bề  mặt song khả  năng trầy xước vẫn lớn. Khi thi công, loại sàn này đòi  hỏi thợ có tay nghề, độ chính xác cao.
  3.   ­ Sàn gỗ  công nghiệp: sàn gỗ  công nghiệp và  loại  vật liệu hiện đại được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp  công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF có thể thay  thế   được sàn gỗ  tự  nhiên cũng như  chống lại  được  các  ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu  gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm,  chống xước…
  4. ­   Các  thông  số   chính của  sàn gỗ   công  nghiệp  bạn cần quan tâm khi sử dụng vật liệu này: + Cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance): ký  hiệu từ  AC1  đến AC5, là  thông số  quan trọng quyết  định sản phẩm  đó  lát  ở   đâu, thông số  AC càng cao  thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. +  Độ  dày sản phẩm (thickness): thường từ  0,6mm  đến 1,2mm là  chỉ  số  liên quan  đến tính  ổn  định của  sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn và sản  phẩm càng dày thì  tính  ổn  định càng cao.  Độ  dày  0,8; 0,83cm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia  đình và 1,2 cm phù hợp với nơi công cộng. + Khả năng chịu va đập (shock resistance): với ký  hiệu từ  IC1  đến IC2 là  thông số   đảm bảo sàn của  bạn   sẽ   không   bị   biến  dạng  khi   có   vật   nặng   bị   rơi  xuống sàn. + Mặc dù vật liệu có thể lát thẳng lên bất cứ một mặt  phẳng nào mà không dùng hệ thống xương dầm như  gỗ  tự  nhiên, bạn cũng nên kiểm tra lại mặt sàn của  mình  đã  tương  đối phẳng chưa, chỉ  cần  đừng chênh  lệch quá  4 mm cho mỗi khoảng cách 2 m bất kỳ. 
  5. Nếu là  mặt sàn vừa láng xi măng thì   ít phải chờ   ít  nhất 2 tuần cho khô hẳn trước khi lắp đặt. +   Ngoài   các   tính   năng   ưu   việt   trên,   sàn   gỗ   công  nghiệp thế  hệ  mới có  dòng sản phẩm vân sần. Hệ  vân này  được tạo sần với công nghệ  cao  đưa sản  phẩm sàn gỗ  trở  nên tự  nhiên hơn, gần gũi hơn với  người sử dụng. + Một điểm đáng quan tâm của người tiêu dùng  đến  các sản phẩm sàn gỗ  công nghiệp là  chất lượng và  độ  vững chắc của các khóa nối, thông thường trên  thị   trường   phổ   biến   các   loại   khóa   nối   đơn   hoặc   2  click. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng đã xuất  hiện công nghệ  khóa nối V hay khóa nối 3 chiều,  hiện  đang  được sử  dụng cho hệ  sàn gỗ  thế  hệ  mới  trên các thị trường châu Âu và Mỹ. +   Sàn   gỗ   công   nghiệp   thực   sự   là   thành   tựu   công  nghệ vật liệu vượt trội mang đến cho người tiêu dùng  sự   ẩm  áp, thân thiện với tự  nhiên của gỗ  tự  nhiên  đồng thời mang  độ  bền, vững chắc của sàn gạch,  đá. Trong trang trí nội thất hiện  đại hay cổ điển, sàn  gỗ  công nghiệp với những màu sắc tuyệt hảo luôn 
  6. luôn phù  hợp với mọi phong cách và  là  phông nền  hữu   hảo   góp   phần   làm   tăng   độ   sang   trọng   của  không gian cũng như những đồ nội thất đặt trên nó. +  Chống cháy: khó  bắt lửa và  có  khả  năng chống  cáy  cao  ngay  cả   khi  bạn   làm   rơi  điếu  thuốc  đang  cháy xuống sàn ­ Một số  khuyến cáo khi sử  dụng sàn gỗ  công  nghiệp: + Nên sử  dụng loại chân bàn và  ghế  có  lắp nút cao  su hoặc nhựa, hoặc nếu không bạn chú ý kê, xê dịch  nhẹ nhàng. +   Cẩn   thận   khi   di   chuyển   các   đồ   vật   nặng   trong  phòng + Nên dùng thảm chùi chân ở lối ra vào phòng. + Nên dùng giẻ ẩm hoặc máy hút bụi để lau sàn + Không được dùng các hóa chất cũng nhưng bất cứ  vật liệu nào đẻ đánh bóng sàn. + Không lau sàn bằng khăn có sợi kim loại cũng như  vật liệu có bề mặt ráp khi làm vệ sinh sàn. + Không dùng vật sắc nhọn cậy, cào trên bề  mặt  sàn.
  7. ­Giá hoàn thiện: + Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 220.000đ –  500.000đ  /m2 sàn tùy loại, tùy hãng và  công nghệ  sản xuất sàn.  Hướng   dẫn   quy   trình   lắp   đặt   sàn   gỗ   công  nghiệps Sàn gỗ  công nghiệp  được lát là  hệ  thống sàn nổi,  điều   này   có   nghĩa   là   không   được   dán,   đóng   đinh  hoặc làm cố   định bề  mặt sàn gỗ  theo bất kỳ  cách  nào. Sau khi lát xong sàn gỗ, phào (len) chỉ   được  gắn trực tiếp vào tường, không được gắn cố định với  sàn   gỗ!   Quy   trình   thi   công   lắp   đặt   sàn   gỗ   công  nghiệp gồm các bước sau: Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà Kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn. Nếu còn một vài  chỗ  gồ  ghề  thì  xử  lý   để   đảm bảo bề  mặt sàn thật  phẳng.  Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn.  Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc  chiều dài của căn phòng, trải bề  mặt  đã   được tráng  nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề  nhau  được nối 
  8. liền bằng băng dính. Bước 3: Lắp đặt sàn Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.Các tấm ván sàn gỗ được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau. Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để cóthể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng2. Kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc. Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc) Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa sàn gỗ và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T) 3. Lắp đặt phào chân tường
  9. Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn). Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn gỗ, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng che hết khe hở giữa mép sàn gỗ và chân tường. Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào. Sau khi đã gép xong sàn gỗ, phào và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn gỗ, bơm keo silicon vào một số khe hở giápvới tường, khung cửa, ... dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà. Toàn bộ quy trình thi công gồm 3 bước như trên, thời gian thi công trung bình cho một phòng 20m2 sàn là 4 giờ nếu không gian thi công thoáng (không có đồ đạc trên đó). Toàn bộ quá trình thi công hoàn toàn không có tác động đáng kể gì đến kết cấu của ngôi nhà, chỉ có một chút tiếng ồn nhẹ của máy cắt và máy khoan và hơi bụi. Trong trường hợp nhà đã kê đồ, chúng tôi có thể dồn đồ sang một phía để thi công rồi lại dồn đồ sang phía bên kia để thi công nốt phần còn lại. Đây là loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ mộng kép nên việc thi công lắp đặt rất nhanh, độ bền lâu và có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi lắp đặt xong. Ghi chú: Thời gian và quy trình thi công trên áp dụng cho các công trình thông thường, trong một số trường hợp đặc biệt do địa điểm thi công, không gian thi công hoặc
  10. yêu cầu khác của chủ nhà, quy trình thi công có thể thay đổi cho phù hợp. C. Khi lắp đặt sàn gỗ cần lưu ý những điểm sau: Sàn gỗ cần được vận chuyển tới công trình 48 tiếng trước khi lắp đặt Khi lắp đặt, hàng đầu tiên nên bắt đầu với nguyên tấm, hàng thứ hai là 2/3 tấm hàng thứ 3 là 1/3 tấm; Khoảng cách của các điểm nối giữa các hàng là khoảng 20 cm hoặc hơn Sàn gỗ nên được lắp đặt song song với chiều ánh sáng đi vào từ cửa sổ hay cửa ra vào để tăng hiệu ứng của màu sắc và vân gỗ Khe hở giãn nở cách chân tường hay vật chắn từ 7mm - 10 mm Kỹ thuật lắp ghép hàng đầu tiên là rất quan trọng; hàng đầu tiên cần phải được lắp ghép thẳng, các các chỗ nối phải kín khít Cần lắp đặt một lớp đệm chống ẩm dưới sàn gỗ, không lắp đặt trực tiếp lên nền bê tông. Vị trí đặc biệtNếu gặp phải những nơi nhưống dẫn nước nóng hoặc khu vực thông phòng, cần phải cắt tấm gỗ chính xác theo độ dài trước. Sau đó ướm tấm tiếp theo vào chỗ cần lát, dùng thước đo chỗ lõm và đánh dấu vào tấm gỗ. Dùng máy khoan lỗ để tạo lỗ tương ứng với phần đã được đánh dấu, chú ý không quên khe co dãn 10 mm ở các mặt. Dùng cưa tay cắt ngang lỗở góc nghiêng 45 độ. Sau đó dùng keo để dán lại khi lắp đặt.
  11. Để cắt chân khung cửa, đầu tiên cần phải lật ngược tấm sàn xuống và đặt theo đường cắt. Sau đó dùng cưa tay cắt chân cửa theo đường tấm sàn đó. Khi lắp đặt ở chỗ có độ dài lớn hơn chiều dọc của 12 tấm, bạn phải dành thêm độ rộng của khe co giãn. Điểm này được áp dụng cho các vị trí như cửa ra vào, cửa thông phòng, chân tường,... và cũng nên cắt phần lưỡi tấm gỗ sát chân tường để tăng thêm độ rộng khe co dãn Ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp hiện nay. Thi công, lắp đặt đơn giản: Các tấm ván gỗ với hèm khóa ở bốn cạnh được cài với nhau cũng như tháo rời một cách đơn giản không dùng bất kỳ loại keo dính nào vì vậy khi lắp lên sàn nhà rất nhanh. Bên cạnh đó các tấm ván đã được sản xuất hoàn chỉnh với tất cả các tính năng tại nhà máy nên sau khi lắp đặt xong có thể sử dụng được ngay. Hạn chế trầy xước: Bề mặt của gỗ công nghiệp phủ một lớp melamine kết hợp với sợi thủy tinh được ép với nhiệt độ cao tạo nên một bề mặt cứng hạn chế sự trầy xước khi mặt sàn cọ sát với các vật khác. Chịu nhiệt độ cao: Chính vì bề mặt được ép với nhiệt độ cao nên khả năng chịu nhiệt của bề mặt sàn gỗ lên đến 50 độ C, với nhiệt độ này bề mặt sàn gỗ công nghiệp vẫn không bị cháy, biến dạng hay mất màu.Không bịảnh hưởng bởi hóa chất thông thường:
  12. Cũng từ việc ép nhiệt bề mặt trong quá trình sản xuất, sau khi trở lại nhiệt độ bình thường bề mặt sản phẩm có sự liên kết cao, cứng và rắn chắc nên các hóa chất thông thường không thể thẩm thấu vào bề mặt và tác động tới sản phẩm. Dễ chùi rửa: Với các tính năng trên, khả năng bám bẩn của mặt sàn gỗ công nghiệp là rất thấp cũng như không chịu tác động của những hóa chất khacs và người sử dụng có thể làm sạch bề mặt một cách dễ dàng. Chống mối mọt: Khắc phục nhược điểm của gỗ tự nhiên thường hay bị xâm thực của mối mọt, nhà sản xuất đã đưa vào sản phẩm những phụ gia nhằm loại trừ khả năng này. Chống biến dạng, cong vênh, co ngót: Cấu tạo của gỗ công nghiệp hòan toàn khác với gỗ tự nhiên như gỗ công nghiệp không có thớ và xơ gỗ, độ cứng chắc rất đồng đều nên hạn chế gần như hòan toàn khả năng co ngót và cong vênh. Chống mất màu: Màu sắc của gỗ công nghiệp được bảo vệ bởi một lớp phủ bề mặt chống trầy xước, chống sự tác động của hóa chất và chịu nhiệt cao nên không bịảnh hưởng của môi trường bên ngoài vì thế màu sắc không thay đổi. Chống nồm khi thời tiết ẩm ướt: Cũng như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có độ thẩm thấu nước nhất định. Trong môi trường có độẩm không khí cao sàn gỗ công nghiệp không bị đọng nước trên bề mặt.
  13. Không ảnh hưởng sức khỏe con người: Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất với nguyên liệu hoàn toàn từ gỗ tự nhiên, kết cấu vững chắc, không mùi, không chịu tác động của môi trường xung quanh, hạn chế những sự khắc nghiệt của thời tiết như giá lạnh, nóng ẩm... chính vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng. Thân thiện với môi trường: Nguồn nguyên liệu gỗ của các quốc gia cũng như trên toàn thế giới ngày càng cạn kiệt. Việc khai thác gỗ quá mức đang gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là một giải pháp tối ưu cho việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu quý này mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của con người. Với lý do này ở các nước tiên tiến gỗ công nghiệp được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường.Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, sàn gỗ công nghiệp cũng có những hạn chế nhất định đó là: Không sử dụng cho các công trình ngoài trời, độ bền của sản phẩm sẽ bịảnh hưởng khi sử dụng trong môi trường đọng nước và ngập nước Sàn gỗ công nghiệp chỉ sử dụng cho những công trình có độ phẳng nhất định, không thể uống cong hay chạm trổ hoa văn Hướng dẫn tiêu dùng Sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên
  14. Sàn gỗ công nghiệp - Laminate flooring Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu mới với nhiều tính năng ưu việt hơn các loại vật liệu thông dụng dùng để lát sàn như thảm, gỗ tự nhiên, đá, gạch men, gạch bông, ... Với những tính năng ưu việt trên và giá cả hợp lý mà sàn gỗ công nghiệp đã trở thành loại vật liệu rất phổ biến dùng để lát sàn tại các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu. Tiếp đến là các nước Châu Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Sản phẩm sàn gỗ công nghiệp mới vào thị trường Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng đã trở thành một loại vật liệu tương đối phổ biến với nhiều thương hiệu, chủng loại và chất lượng khác nhau. Sàn gỗ công nghiệp thông thường có 4 lớp: + Thứ nhất là lớp vật liệu đặc biệt (Melamine resins) trong suốt, có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo lên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.
  15. + Thứ hai là lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên. Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại màu sắc và vân gỗ tự nhiên trong thực tế mang đến cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn về các kiểu vân gỗ khác nhau và màu sắc khác nhau, từ những màu sáng rất tươi trẻ cho đến những màu tối rất sang trọng. Lớp vân gỗ này được lớp thứ nhất bảo vệ nên luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. + Thứ ba là lớp: lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood) được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào.màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ. + Thứ tư là lớp tráng phía dưới của tấm ván sàn bằng vật liệu tổng hợp đặc biệt có tác dụng ổn định bề mặt dưới, chống mối mọt, cong vênh, chống nước. Một số sàn có thêm lớp giấy craft đặc biệt xen giữa lớp tạo vân và lớp lõi HDF làm tăng thêm độ cứng và độ gắn kết giữa các lớp, góp phần ổn định bề mặt của sàn trước các tác động của thời tiết và quá trình sử dụng.
  16. Tất cả các lớp được ép lại với nhau dưới áp lực cao (>1000kg/cm2) tạo lên một khối đồng nhất, vững chắc. Hầu hết chất liệu tạo nên tấm ván sàn đều có nguồn gốc tự nhiên và đã được kiểm định đảm bảo không có ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường. II. Cách chọn sàn gỗ công nghiệp. Hầu hết mọi người mua sàn gỗ công nghiệp đều đối mặt với việc phải lựa chọn trong số rất nhiều loại sàn khác nhau. Với kết cấu mộng đơn (phải dùng keo) hoặc mộng kép (không phải dùng keo), với các loại lõi HDF, MDF, hoặc một loại đặc biệt nào đó, với các loại màu sắc và vân gỗ khác nhau, với các phân loại cho từng mục đích sử dụng và các mức độ chống xước khác nhau. Mức giá cũng khác nhau, giao động từ 195.000 - 600.000 đồng / m2. - Chọn loại sàn gỗ nào, với mức giá nào? - Làm sao khách hàng có thể phân biệt được đúng loại sàn phù hợp với mục đích sử dụng của mình?
  17. Đấy chính là những câu hỏi mà hầu hết người nào đang có nhu cầu về sàn gỗ đề gặp phải. Những gợi ý sau đây sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng sản phẩm mình cần mà không lãng phí tiền bạc. Rất dễ nhận thấy biểu tượng phân loại trên bao bì sản phẩm, đó là dấu hiệu rõ nhất cho biết sản phẩm có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không, bởi vì chúng khác nhau, nếu loại sàn dùng cho phòng khách, phòng ngủ hoặc cầu thang. Sàn ở phòng khách được sử dụng thường xuyên hơn ở phòng ngủ, cầu thang được sử dụng nhiều hơn ở phòng khách. Điều đó dẫn đến việc phải phân phân ra nhiều loại theo tiêu chuẩn Châu Âu. Những biểu tượng dưới đây sẽ được thể hiện trên bao bì sản phẩm. Phân theo phân loại sản phẩm Có 6 phân loại sử dụng theo thứ tự tăng dần: 21, 22, 23 – 31, 32, 33. Phân loại 21 – 23 dành cho những khu vực riêng tư như phòng khách, phòng ngủ, bếp.
  18. Phân loại 31 – 33 được sử dụng cho các khu vực công cộng hoặc thương mại. Mỗi khu vực được chia ra thành 3 nhóm: moderate (vừa phải), general (thường xuyên), heavy (nặng). Ví dụ: Loại 21: dùng cho nhà ở, mức sử dụng vừa phải (ví dụ phòng ngủ). Loại 22: dùng cho nhà ở, mức sử dụng thường xuyên (ví dụ phòng khách, phòng ăn) Loại 23: dùng cho nhà ở, mức sử dụng nặng (ví dụ cầu thang) Chính vì vậy điều quan trọng khi chọn mua sàn gỗ là chọn dúng dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Để đánh giá và phân loại sản phẩm, ngoài mức độ chống xước (abrasion resistance), người ta còn kiểm tra các tiêu chí sau: mức độ chịu lực (impact resistance), độ bền màu (resistance to staining), độ bền với thuốc lá cháy (resistance to cigarette burns), ảnh hường của chân ghế, khả năng phồng lên của sàn, và chất lượng của lõi sàn .Xét trong thời gian dài, chỉ số chống xước chính là
  19. tiêu chí để đánh giá chất lượng của sản phẩm, độ chống xước càng cao thì chất lượng của sản phẩm càng cao.Hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu mới đã định nghĩa độ chống xước rất chi tiết cho tùng phân loại. Độ chống xước (Abrasion resistance) Độ chống xước thể hiện độ bền của bề mặt sản phẩm trong quá trình sử dụng.Độ chốn xước càng cao thì bề mặt sản phẩm càng cứng và bền hơn. Độ chống xước được chia thành các cấp độtheo thứ tự độ chống xước tăng dần từ AC1 tới AC5. - AC1-AC2: có độ chống xước trung bình, thích hợp với mục đích sử dụng dân dụng, tại những nơi có cường độ sử dụng thấp như phòng ngủ, xu hướng hiện tại người sử dụng ít chọn cấp độ này. - AC3: có độ chống xước cao, thích hợp với mục đích sử dụng dân dụng và văn phòng với quy mô nhỏ, tại những nơi có cường độ sử dụng cao như phòng khách, phòng ăn, phòng đọc sách hoặc văn phòng làm việc với quy mô nhỏ. Đây là cấp độ phổ biến nhất vì giá thành phù hợp, có độ bền về bề mặt và màu sắc trong điều kiện sử dụng bình thường là trên 10 năm và độ bền về kết cấu trên 20 năm.
  20. - AC4-AC5: có độ chống xước rất cao, thích hợp với mục đích sử dụng thương mại hoặc công cộng như các sảnh lớn, văn phòng lớn, nhà thi đấu. Loại sàn này thường có độ dầy 12mm và có giá thành rất cao nên cũng không phổ biến lắm, các nhà phân phối thường chỉ nhập hàng khi đã nhận được đơn đặt hàng. Độ dầy của sàn gỗ Sàn gỗ công nghiệp thường có độ dầy từ 6mm - 12mm, nhưng phổ biến là loại 8mm và 12mm. 8mm là loại phổ biến nhất sử dụng cho các công trình dân dụng, chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu cho mục đích sử dụng như phòng khách, phòng ngủ, bếp, ... 12mm là loại sàn có giá thành cao hơn, dùng cho các công trình công cộng như hội trường, nhà thi đấu, văn phòng làm việc lớn ... Kết cấu mộng Có hai hoại kết cấu mộng phổ biến: 1. Kết cấu mộng đơn Với kết cấu mộng đơn, khi lặp đặt phải sử dụng keo để kết dính các tấm lại với nhau. Đây là công nghệ cũ,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2