XU HƯỚNG ĐÀO TO NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
ThS. Ngô Thị Mai1
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra có tác động sâu và rộng tới cung, cầu, cơ cấu lao động cũng
như yêu cầu công việc. Đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhưng cũng là thách thức vô cùng lớn, đặc biệt là trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự
thay đổi. Trong đó các trường đại học - chủ thể trực tiếp thực hiện công tác đào tạo - có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích xu hướng dịch chuyển nhân lực, nhu cầu đào tạo nhân lực và
phương thức đào tạo nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng đào tạo đại học ở Việt Nam, từ đó đề xuất những thay đổi cần thiết đối với các trường đại học trong
công tác đào tạo trong kỷ nguyên số.
Từ khóa: Đào tạo nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở đào tạo.
Abstract: Fourth industrial revolution takes place with deep and wide impact on supply, demand, labor
structure as well as job requirements. This is an opportunity for Vietnam to accelerate the process of
industrialization and modernization, but it is also a great challenge, especially in the human resources
training to meet the requirements of change. In which universities are the subjects directly implementing the
education and training, playing an important role in creating high quality human resources for the society.
In this article, the author focuses on analyzing the trend of manpower movement, the training demand and the
training method in the context of the fourth industrial revolution. The author also assesses the status of higher
education in Vietnam, then propose the necessary changes for universities in the training in the Digital era.
Keywords: Human resource training; fourth industrial revolution; university training.
1. ĐẶT VẤN Đ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện đang phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng tác động tới tất
cả mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu lao động, từ những ngành thâm dụng tài nguyên, lao động giản đơn sang các
ngành đòi hỏi hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, từ đó gia tăng năng
suất lao động, hiệu quả sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh. Để thực hiện cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 cần đội ngũ nhân lực 4.0. Sự phát triển ứng dụng nhanh chóng công nghệ giúp
tự động hóa nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi nhân lực phải
đủ kiến thức và kỹ năng mà máy móc không thể thay thế được để vận hành, quản lý hệ thống sản
1 Email: ngomai0610@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.
647
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
xuất, kinh doanh mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật.
Ngoài ra tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do
song phương đa phương thế hệ mới dẫn đến nhu cầu về “nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp
ứng tiêu chuẩn trong nước, mà cần phải tính tới những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước
ngoài”, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định. Tương lai sẽ sự thay đổi lớn giữa
cung, cầu, cơ cấu lao động. Nhiều lĩnh vực, số lượng nhân lực ở nhiều vị trí công việc giảm mạnh
do nhiều công việc biến mất, nhưng cũng nhiều lĩnh vực sẽ xuất hiện nhiều công việc mới.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam một trong những nước chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn nhân lực nhìn chung chất lượng còn thấp, năng
suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN.
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam năm 2017 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị: nghìn người
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ (%)
Đại học trở lên 5,264.48 9.61
Cao đẳng chuyên nghiệp 1,567.03 2.86
Trung cấp chuyên nghiệp 2,110.85 3.86
Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2,957.68 5.40
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42,867.23 78.27
Tổng 54,767.25 100
Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2017
Diễn đàn Kinh tế thế giới đã chỉ ra trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong
tương lai, Việt Nam xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực, 81/100 về lao động chuyên môn cao,
80/100 về chất lượng đào tạo nghề và thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cách mạng 4.0,
chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia.
Bảng 2: Thứ hạng các yếu tố “Động lực sản xuất của Việt Nam và các nước ASEAN
Singapore Malaysia Thailand Philippines Vietnam Indonesia Cambodia
Công nghệ và sáng tạo 6 23 41 59 90 61 83
Nguồn nhân lực 2 21 53 66 70 55 86
Thương mại và đầu tư 1 7 20 69 13 61 79
Thể chế 1 30 51 76 53 69 100
Nguồn lực bền vững 56 60 49 69 87 94 90
Môi trường 14 17 28 45 39 15 75
Nguồn: World Economic Forum (2018), Readiness for Future of Production Report 2018
Do đó, bài toán đào tạo nhân lực hiện nay cùng cấp bách. Đào tạo nhân lực trong kỷ
nguyên số thách thức không hề nhỏ cho các trường đại học. Đầu ra của đào tạo đại học đang
thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng, đặc biệt với một số công việc xu hướng gia tăng số
lượng trong tương lai thì hiện tại cũng chưa đáp ứng đủ. Vì vậy đào tạo đại học cần chủ động thích
ứng, thay đổi về nội dung, phương thức đào tạo phù hợp để kịp thời chuyển mình đón nhận sự thay
đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp giảm khoảng cách cung - cầu lao động.
648 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu
thập các dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu như sách, bài báo, các số liệu thống đã
được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, từ ý kiến của
các chuyên gia và các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm làm rõ xu hướng dịch chuyển nhân lực, xu
hướng nhu cầu đào tạo nhân lực cũng như phương thức đào tạo nhân lực trong thời gian tới, đánh
giá thực trạng đào tạo nhân lực ở các trường đại học của Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị
đối với các cơ sở đào tạo của Việt Nam trong công tác đào tạo trong bối cảnh mới.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
Đào tạo nhân lực hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. Hiện
nay có nhiều cách hiểu về đào tạo nhân lực.
Reynolds (2004) đã chỉ ra, đào tạo vai trò bổ trợ thúc đẩy việc học tập, hình đào tạo
thông thường có xu hướng nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn.
Theo Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017), đào tạo việc sử dụng các hoạt động hướng
dẫn có hệ thống và có kế hoạch để thúc đẩy học tập, được sử dụng trong các trường hợp như:
- Kiến thức hoặc kỹ năng có được thông qua quá trình làm việc hoặc bằng cách tự học chưa
đáp ứng yêu cầu công việc.
- Một số người cần các kỹ năng khác nhau, cần phải được phát triển nhanh chóng để đáp
ứng nhu cầu mới và không thể đạt được bằng cách dựa vào kinh nghiệm.
- Các nhiệm vụ được thực hiện rất chuyên biệt hoặc phức tạp đến mức mọi người khó có thể
hoàn thành chúng dựa trên năng lực sẵn có.
- Khi một nhu cầu đào tạo là cần thiết chung cho một số người để đáp ứng yêu cầu công việc,
có thể dễ dàng được cung cấp thông qua chương trình đào tạo, ví dụ kỹ năng công nghệ thông tin
thiết yếu, kỹ năng giao tiếp…
Các tác giả Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2010) cho rằng đào tạo và phát triển nhân lực
là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp
cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc
của họ ở cả hiện tại và tương lai.
Do đó thể hiểu đào tạo nhân lực quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng phẩm chất nghề
nghiệp cho người lao động để họ thực hiện tốt công việc được giao.
Đào tạo nhân lực vai trò quan trọng, giúp lấp khoảng trống giữa năng lực hiện tại của
nhân lực yêu cầu công việc, giúp họ thực hiện tốt công việc được giao với năng suất hiệu
quả cao hơn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như sự thay đổi nhanh của môi
trường kinh doanh, công tác đào tạo giúp chuẩn bị được nguồn nhân lực thích ứng nhanh, phù hợp
với nhu cầu sử dụng tổ chức/doanh nghiệp, từ đó đạt được mục tiêu, chiến lược của tổ chức/doanh
nghiệp. Các tổ chức/doanh nghiệp đầu cho hoạt động đào tạo sẽ lợi thế trong tuyển dụng, thu
hút được nhiều nhân lực hơn so với các đối thủ cạnh tranh cung cấp ít cơ hội để cải thiện năng lực
cho người lao động, đồng thời giúp người lao động thỏa mãn và gắn bó, trung thành hơn.
649
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Cũng theo Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017), hệ thống đào tạo nhân lực nên được
thiết kế, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá để đáp ứng nhu cầu xác định. Quá trình đào tạo được
thực hiện bao gồm bốn giai đoạn đơn giản: Xác định nhu cầu đào tạo; Quyết định loại đào tạo nào
cần thiết để đáp ứng những nhu cầu này; Sử dụng giảng viên kinh nghiệm được đào tạo để
thực hiện đào tạo; Theo dõi và đánh giá đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả.
Phương pháp Trang thiết bị Địa điểm Giảng viên
Hình 1: Quy trình đào tạo nhân lực
Nguồn: Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017)
Xác định nhu cầu đào tạo có vai trò tiên quyết đối với chất lượng đào tạo nhằm trả lời câu hỏi
đào tạo ai, đào tạo nội dung gì. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm đưa ra quyết định
lựa chọn giảng viên, phương pháp đào tạo phù hợp cũng như địa điểm và sở vật chất, trang thiết
bị cần thiết, từ đó đưa vào triển khai. Đánh giá đào tạo giúp nhìn nhận những kết quả đạt được của
quá trình đào tạo cũng như đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Quá trình đào tạo có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó các trường đại
học đóng vai trò cùng quan trọng, giúp tạo ra đầu vào về nhân lực phù hợp với nhu cầu sử dụng
của các tổ chức/doanh nghiệp trong hiện tại tương lai. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở,
trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học hay một phần của một viện đại học. Thông qua hoạt
động giảng dạy, trường đại học cung cấp kiến thức, kỹ năng làm nền tảng cho quá trình thực hiện
công việc sau này của người học, sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hội. Thông
qua tổ chức các hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong trường đại học là cái nôi,
tạo môi trường để bồi dưỡng nhân tài, hình thành lực lượng lao động tri thức cao, làm chủ kỹ
năng nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp.
Ba thành phần của một khóa đào tạo có tương tác ảnh hưởng lẫn nhau bao gồm: giảng viên,
người học và chính khóa đào tạo.
Xác đnh nhu cu đào to
Xây dng kế hoch đào to
Trin khai đào to
Đánh giá đào to
650 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hình 2: Các thành phần tương tác trong khóa đào tạo
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Công việc tương lai của người học sở xác định chuẩn đầu ra về năng lực của ngành
nghề đào tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp đến sự thay đổi về công việc tương lai
cũng như những năng lực cần có của người lao động. Đây là cơ sở để các trường đại học thay đổi
thiết kế nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp, lựa chọn hình thức đào tạo có hiệu quả, gắn
với đó là chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên vững về chuyên môn cũng như
giỏi về phương pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
3. XU HƯỚNG ĐÀO TO NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Về xu hướng dịch chuyển nhân lực
Giáo sư Klaus Schwab (2017) đã nêu rõ, chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. kéo theo 5 xu hướng trong sản xuất. Thứ nhất sản xuất 360° với công cụ
sáng tạo kiểm định tình huống trong thế giới ảo, dụ sử dụng hình phỏng với kính thực
tế ảo để huấn luyện phi công trước khi lái thực tế để tránh rủi ro. Thứ hai là công nghệ in 3D, giúp
tăng năng suất nâng cấp thiết kế của sản phẩm, thay cần 6 miếng ghép thì công nghệ in 3D
thể thực hiện chỉ một lần mà không cần thêm bước hàn hoặc đinh vít. Thứ ba là sản xuất tự động,
giúp tăng độ chính xác cũng như năng suất, đặc biệt các công việc không an toàn với con người.
Thứ tư là xây dựng các nhà máy thông minh – sử dụng công nghệ điện toán đám mây và cảm biến
thông minh, giúp chuyển đổi dữ liệu, kết nối với các máy móc khác, thống lưu trữ, phản hồi.
Thứ năm sử dụng robot trong sản xuất, kinh doanh. Sự thay đổi này sẽ tác động làm thay đổi lớn
đến cung – cầu lao động, cơ cấu lao động và bản chất việc làm.
Dự báo đến năm 2028, lao động trong các ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát triển nhất trong
khu vực ASEAN (ASEAN 6) khả năng sẽ bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo theo Cisco đã chỉ
ra trong Báo cáo về Công nghệ tương lai của các ngành nghề ASEAN năm 2018, và sẽ sản xuất
được khối lượng sản phẩm tương đương hiện tại không cần sử dụng 28 triệu lao động. Lĩnh
Bi cnh
cuc cách mng
công nghip 4.0
Khóa đào tạo:
- Ni dung
- Hình thc
- Cơ s vt cht
Ging viên:
- Chuyên môn
- Phương pháp
Ngưi hc:
- Công vic
- Năng lc