intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“BÓNG” TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

566
lượt xem
267
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đa phần những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp đều hiểu được sự kỳ diệu của “Bóng” trong một bức hình, nhìn nhận và nắm bắt được nó. “Bóng” của hai người đang ngồi trên cát, trước biến, trong một thời điểm nào đó, một người nhìn ra cảnh xung quanh và bỗng nhiên, họ sửng sốt vì cái khoảng đen mà mặt trời đang chiếu xuống… Trong nghệ thuật nhiếp ảnh “Bóng” chỉ có thể đạt được sự hoàn hảo nhờ sự tính toán và sắp đặt của ánh sáng. Vậy thì “Bóng” là gì? Trong nhiếp ảnh, “Bóng” được định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “BÓNG” TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH

  1. “BÓNG” TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH Đa phần những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp đều hiểu được sự kỳ diệu của “Bóng” trong một bức hình, nhìn nhận và nắm bắt được nó. “Bóng” của hai người đang ngồi trên cát, trước biến, trong một thời điểm nào đó, một người nhìn ra cảnh xung quanh và bỗng nhiên, họ sửng sốt vì cái khoảng đen mà mặt trời đang chiếu xuống… Trong nghệ thuật nhiếp ảnh “Bóng” chỉ có thể đạt được sự hoàn hảo nhờ sự tính toán và sắp đặt của ánh sáng. Vậy thì “Bóng” là gì?
  2. Trong nhiếp ảnh, “Bóng” được định nghĩa như là nét ngoài được hiện ra ngược lại với nền sáng của nền. Chính xác hơn, “Bóng” là cái mà ta chỉ nhìn thấy là một màu đen trên nền, ngoài ra không có bất kỳ chút ánh sáng hay chi tiết nào khác, đó là kết quả do sự khéo léo của những nhà nhiếp ảnh, nó cũng là kết quả của việc biết sử dụng nguồn sáng. Tuy nhiên đa phần những nhà nhiếp ảnh lại chỉ sử dụng ánh sáng của mặt trời buổi bình minh và chiều tà, và tất nhiên là ánh sáng của mặt trời sẽ tạo bóng lên tất cả. Kỹ xảo tạo “Bóng” Muốn nắm bắt được “Bóng” của một bức hình, bạn phải tĩnh trí và hết sức tập trung. Hai thứ không thể thiếu nữa đó là kỹ thuật chụp và film ảnh. Bạn không bao giờ được chĩa thẳng ống kính vào ánh nắng mặt trời. Nếu thừa sáng, chính ánh sáng ấy sẽ làm hỏng ý đồ của bạn. Nếu ánh sáng đủ, nền hình của bạn sẽ là một màu xám. Chìa khóa quan trọng nhất trong việc tạo “Bóng” chính là cách bố trí ánh sáng, những người phụ trách ánh sáng sẽ giúp cho công việc của bạn hoàn hảo hơn, tuy nhiên cái này chỉ có thể làm với một số người. Một vài nhà nhiếp ảnh có thể nắm bắt một cách chính xác các thời điểm trong một ngày, ánh sáng ở đâu, thời tiết như thế nào và vị trí của mặt trời.
  3. Lời khuyên và cách tạo “Bóng” của tôi Tôi chọn bóng cho bức hình của tôi là lúc mặt trời nằm ngang so với được chân trời, thường là lúc mặt trời lặn. Tôi thích khoảng thời gian này vì khi mặt trời lặn, ánh sáng sẽ giúp cho sự tương phản giữa đối tượng và bầu trời trở nên lớn hơn. Thử đặt đối tượng của bạn thẳng với hướng mặt trời, bạn sẽ thấy đằng sau ánh nắng rực rỡ là cái bóng tròn trĩnh. Ngoài ra, nếu bầu trời sáng hơn và chủ thể của bạn quá nhỏ bé, bạn chỉ có thể chụp non được bóng cho bức hình của mình. Tôi luôn chuẩn bị một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng khẩu độ của ống kính (độ cao, flash, chắn sáng…) như thế độ tụ của máy ảnh sẽ không bị ảnh hưởng trong các điều kiện chụp. Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng bạn có thể đặt chế độ tự động điều
  4. chỉnh tiêu cự của máy so với ánh sáng của nền. Nếu bạn đặt chế độ “point-and-shoot” tiêu cự của máy sẽ luôn nằm trên khoảng cách giữa đối tượng của bạn và vùng tối. Hầu như các loại máy ảnh hiện nay đều có chế độ hỗ trợ bù sáng khi ánh sáng không đủ chiếu lên đối tượng hoặc nền bị phơi sáng. Khi bạn có một bộ máy chụp ảnh như thế và đặt chế độ tự động thì chắc chắn tiêu cự sẽ luôn nằm trên khoảng ánh sáng và nền. Hãy nhớ một điều, “Bóng” là một thứ rất quý! Hãy thử thực hành, hãy đi thực tế, và nếu có chút may mắn nhỏ nào đó bạn sẽ may mắn nắm bắt được một góc ảnh thực sự đẹp mắt với cái “Bóng” của bức hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1