intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 7

Chia sẻ: 3389 Computer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

225
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau: (i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: [Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 7

  1. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau: (i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. (ii) Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như người đọc) có thể xác định được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh… (iii) Chiến lược thực hiện: ở mức tối thiểu thường bao gồm các chiến lược tiếp thị, quảng bá, và bán hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí. (iv) Đội ngũ quản lý: phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về năng lực của những người tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lược bổ trợ những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo. (v) Phân tích tài chính: các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Một bản kế hoạch kinh doanh thường không đòi hỏi người viết phải trau chuốt về ngôn từ nên các ý chính có thể được viết dưới dạng gạch đầu dòng miễn sao bảo đảm yếu tố rõ ràng mạch lạc. Ngoài ra để làm phong phú và tăng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, bạn có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để minh họa cho ý tưởng của mình. Thiết Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Một con thuyền nhỏ bé đứng trước biển cả rộng lớn mà không biết phải đi đâu, không biết làm sao có thể tránh được những con bão dữ dội có thể ập xuống bất cứ lúc nào, không biết nơi nào là tốt nhất có thể cập bến... Doanh nghiệp cũng sẽ như vậy, sẽ mất phương hướng trước thị trường bao la và sẽ không vượt qua được những rủi ro thách thức có thể xảy ra nếu không có một kế hoạch kinh doanh hợp lý. Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng , đối thủ cạnh tranh. *******NgọcDương*******
  2. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Từ đó đưa ra các phương hướng kinh doanh hợp lý mà còn giúp doanh nghiệp thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, và có thể tìm ra giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra. Một số lý do quan trọng bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh: 1. Để kiểm tra tính khả thi của các ý tưởng kinh doanh. Viết ra một bản kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để xem một ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không. Dùng cách này sẽ tiết kiệm được cho bạn rất nhiểu thời gian và tiền bạc nếu như đưa vào thực thi bản kế hoạch sẽ bộc lộ ra liệu ý tưởng kinh doanh kia có đứng vững được hay không. 2. Để kế hoạch kinh doanh hiệu quả và có thể quản lý được. Một kế hoạch kinh doanh là tối cần thiết cho những ai bắt đầu khởi nghiệp hoặc muốn củng cố lại việc làm ăn của mình. Công việc kinh doanh luôn phát triển do đó các kế hoạch cũng phải thay đổi theo. Xem xét lại kế hoạch ban đầu để biết mục tiêu nào đã hoàn thành, có cần thay đổi gì không và công ty sẽ nên phát triển theo phương hướng nào. 3. Để thu hút đầu tư. Bạn muốn thu hút vốn để làm ăn thì cần phải hấp dẫn các nhà đầu tư bằng một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ. Thuyết trình cũng có thể thu hút sự quan tâm của họ song họ vẫn cần những tài liệu được chuẩn bị cẩn thận để họ có thể nghiên cứu trước khi quyết định bỏ tiền đầu tư. 4. Mang đến công việc kinh doanh mới của bạn một cơ hội thành công đầy hứa hẹn. Lập kế hoạch kinh doanh sẽ buộc bạn phải chú ý đến những khía cạnh về tài chính, điều hành, ngân sách hay tiếp thị. Có kế hoạch tốt thì mọi sự khởi đầu của bạn sẽ trơn tru và cũng tránh được nhiều vấn đề bạn đã lường trước khi công việc kinh doanh được xúc tiến. 5. Tìm được nguồn tài chính như vay ngân hàng chẳng hạn. Bạn cần tiền để mua sắm trang thiết bị, để phục vụ cho các dự án của mình hay để mở rộng kinh doanh. Không một ngân hàng nào cho bạn vay tiền để kinh doanh nếu bạn không trình cho họ kế hoạch kinh doanh chi tiết. Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh: 1. Ý tưởng *******NgọcDương*******
  3. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ * Kinh doanh nghành nghề gì? * Tại sao chọn nghành nghề này? Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào? * Kinh doanh sản phẩm gì?* Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp? * Đối thủ cạnh tranh là ai? * Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh? 2. Khách hàng * Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai? * Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng? * Hiện có bao nhiêu khách hàng? * Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng? * Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)? * Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp? * Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì? 3. Vốn (hoặc tiền mặt) * Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn? * Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt? * Cần bao nhiêu vốn lưu động? * Sẽ khống chế ngân sách gì? * Làm thế nào kiểm tra tài chính? * Khả năng phát triển đến mức nào? Tổng Quan Về Lập Kế Hoạch KD Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. *******NgọcDương*******
  4. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Kế hoạch kinh doanh là gì ? 1. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ? 2. Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào ? 3. 1. Kế hoạch kinh doanh là gì ? Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc. 2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ? Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ : Tóm tắt thực thi 1. 1. 1 Đối tượng 1. 2 Nhiệm vụ 1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công Tóm tắt kinh doanh 2. 2. 1 Quyền sở hữu công ty 2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính. 2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp 2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ... *******NgọcDương*******
  5. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Các sản phẩm và các dịch vụ 3. 3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ : Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có. 3. 2 So sánh sự cạnh tranh Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ? 3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng 3. 4 Tìm nguồn Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp. 3. 5 Công nghệ Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao.. 3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai Phân tích thị trường 4. 4. 0 Tóm tắt 4. 1 Phân đoạn thị trường Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó. 4. 2 Phân tích ngành 4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến. 4. 2. 2 Các kiểu phân phối. Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/ dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian. 4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng 4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, *******NgọcDương*******
  6. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn 4. 3 Phân tích thị trường Chiến lược và việc thực hiện 5. 5. 0 Tóm tắt 5. 1 Chiến lược Marketing Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có. 5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường 5. 1. 2 Chiến lược giá cả Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp 5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh. 5. 1. 4 Chiến lược phân phối Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu 5. 1. 5 Chương trình marketing 5. 2 Chiến lược bán hàng 5. 2. 1 Dự báo bán hàng Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể. 5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng 5. 3 Liên minh các chiến lược 5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng. 5. 5 Các điểm mốc quan trọng Quản lý 6. 6. 0 Tóm tắt 6. 1 Cơ cấu tổ chức Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể. 6. 2 Nhóm quản lý *******NgọcDương*******
  7. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh 6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý 6. 4 Kế hoạch nhân sự Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên. 6. 5 Xem xét các phần quản lý khác Kế hoạch tài chính 7. 7. 1 Những giả định quan trọng Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại. 7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản 7. 3 Phân tích điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu. 7. 4 Lỗ lãi dự kiến Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian. 7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn. 7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm 7. 7 Tỉ lệ kinh doanh Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy. Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh *******NgọcDương*******
  8. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Những chi phí bỏ ra ban đầu Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này. 3. Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào ? Ý tưởng kinh doanh không phải là hiếm. Nhưng để biến ý tưởng kinh doanh thành hành động kinh doanh là cả một quá trình cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh đó là phải lập cho được một kế hoạch kinh doanh. Nếu để cho mình bạn thì có thể bạn đã biết cả trong đầu những việc cần làm những tính toán dự trù trước khi kinh doanh. Nhưng khi cần vay vốn hay gọi người cùng đầu tư thì khác. Tất cả những tính toán dự trù của bạn phải được thể hiện trên giấy trắng mực đen trong một bản kế hoạch kinh doanh với 10 yếu tố chính sau. 1. Bản tóm lược Ấn tượng ban đầu đối với các nhà đầu tư là quan trọng nhất. Nhiều nhà băng không những chẳng có cả thời gian lẫn cả hứng thú để đọc hết toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy trình lên trước một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích từ 3 đến 4 trang. Trong đó, bạn phải đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước tính *******NgọcDương*******
  9. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ học vấn, và các chứng chỉ bằng cấp về người sáng lập cũng là điều rất cần thiết. Và đừng quên một điều quan trọng nữa là: Bạn cần bao nhiêu tiền để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu? 2. Kinh doanh Hãy thu hút các nhà đầu tư bởi ý tưởng của bạn. Bạn đặt ra cái đích của công việc kinh doanh là gì ? Bạn có muốn dành một thị phần nhất định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Hãy giải thích rõ, bằng cách nào bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy trình bày về chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ dựa vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sự bảo đảm kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì nên tìm đến các chuyên gia tư vấn về thuế. Những nhà đầu tư chỉ đặc biệt quan tâm đến việc bạn lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nếu bản kế hoạch của bạn đề cập tới thị trường buôn bán lẻ. Hãy mô tả ngành nghề kinh doanh. Ở một số ngành thì tốc độ lưu thông hàng hoá cũng được đề cập đến. Do đó mạng lưới giao thông nối kết với hệ thống xa lộ và tàu lửa là một yếu tố hết sức quan trọng. 3. Mặt hàng kinh doanh Bạn kinh doanh hay cung cấp loại dịch vụ gì? Sau khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể tìm ra những điều mới lạ cho ý tưởng của mình. Phải cố gắng thuyết phục những người bỏ vốn rằng không phải là một kế hoạch viển vông, không có tính khả thi. Tại sao khách hàng lại chờ đợi và đón nhận sản phẩm của bạn? Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn định đưa vào hoạt động? Khi sử dụng quy trình sản xuất công nghệ, cao chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua những chi tiết kĩ thuật rắc rối, mà chỉ nên tập trung giải thích sao cho đơn giản và rõ ràng tới mức có thể. 4. Thị trường *******NgọcDương*******
  10. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Bạn nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh doanh như thế nào? Để có thể trả lời câu hỏi này, trước hết bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành liên quan, hỏi han các hiệp hội, chính quyền, đến thăm các hội chợ lớn. Khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tài liệu và đưa ra được một đánh giá đúng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh. Tuy vậy, vẫn chưa đủ. Bạn phải so sánh lượng cung của mình so với các đối thủ cạnh tranh để các nhà đầu tư biết rằng tại sao họ nên đầu tư cho bạn? 5. Tiêu thụ Ở phần này đề cập tới chiến lược Marketing. Bạn dự định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu tả chính xác quy trình bán hàng. Hãy thể hiện, bạn đã suy nghĩ như thế nào để thông cáo việc thành lập công ty và sản xuất kinh doanh? Bạn cũng nên tính đến chi phí của quảng cáo là rất đắt. Do vậy, loại hình quảng cáo nào bạn quyết định lựa chọn? Và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan trọng là giá của mặt hàng hay dịch vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được tay người tiêu dùng? 6. Người chủ sở hữu Bạn hãy tự giới thiệu về mình và đồng thời giới thiệu những thành viên quan trọng của công ty bạn. Bởi vì nhà băng và các nhà đầu tư muốn biết, họ đang đặt niềm tin vào ai. Phần này sẽ chứng minh được ai là một doanh nghiệp thật sự có năng lực. Hãy trình bày những gì bạn biết và đã được học. Kinh nghiệm nghề nghiệp và những thành công trước đây là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với bằng tốt nghiệp Đại học. Những người bỏ tiền cho bạn cũng muốn biết tại sao bạn lại muốn tự lập. Ngoài ra, hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty do ai đảm nhận. Những ai mong muốn công ty mình thực sự có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai thì, ngay trong thời gian đầu, cũng nên chứng tỏ khả năng nhận định thời cơ và chú ý tới công tác quản lí nhân sự trong vòng 5 năm tới. 7. Kế hoạch tương lai Phải thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của lĩnh vực bạn đầu tư kinh doanh, bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Phải tính toán chi phí và doanh thu thực tế, chi tiết để trên cơ sở đó tính được số lợi nhuận thu được. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện được rằng các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Trình bày hoạt động kinh doanh cụ thể trong vòng 4 hoặc 5 năm tới. 8. Những cơ hội và nguy cơ *******NgọcDương*******
  11. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Phải thể hiện được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt hoặc những rủi ro có thể phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ một lần nữa toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi và cả trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm. 9. Nhu cầu tài chính Tuy trong bản trình bày kế hoạch tương lai bạn có đề cập tới số tiền bạn cần trong thời gian nào nhưng không nhất thiết phải nói nguồn vốn đó từ đâu ra. Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm ví dụ như những cá nhân, các cơ quan tổ chức công, nhà băng và các công ty cổ phần. Hãy chọn một hình thức liên kết hợp lí và nêu rõ ai, phải bỏ ra bao nhiêu tiền hùm vốn và số cổ phần họ được nắm giữ. 10. Tài liệu kèm theo Hãy cung cấp cho những người quan tâm tất cả những thông tin liên quan cần thiết. Gửi kèm bản lí lịch (trình bày theo bảng) của người sáng lập, cũng như tên tuổi các thành viên quan trọng của công ty, ảnh mặt hàng kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, đề xuất cũng như danh sách vị trí đề cử. Hãy chỉ giới hạn những thông tin quan trọng nhất để bản chiến lược kinh doanh của bạn cô đọng, súc tích. Chắc chắn nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến bằng tốt nghiệp tiểu học của bạn đâu! Xây Dựng Một Kế Hoạch KD tốt hơn Bỏ qua một số lỗi chung nhất của những doanh nhân mới bắt đầu, và bạn sẽ tâp trung chú ý vao một kế hoạch kinh doanh tốt hơn. ̣ ̀ Bỏ qua một số lỗi chung nhất của những doanh nhân mới bắt đầu, và bạn sẽ tâp trung chú ý vao một kế hoạch kinh doanh tốt hơn. ̣ ̀ Kinh nghiệm đầu tiên của D Jessica giới thiệu một kế hoạch kinh doanh tới những nhà đầu tư đã dạy cô ấy nhiều bài học, bao gồm một khóa học khốc liệt trong sự khiêm tốn. Trong thời gian dotcom bùng nổ, kế hoạch của Herrin cho một nơi đăng ký quà tặng hôn lễ trực tuyến trực tiếp yêu cầu bán những sản phẩm tới những khách hàng và những người bán lẻ nữa. Herrin, một sinh viên trường kinh doanh lúc đó, thiếu kinh nghiệm kinh doanh hôn lễ, vì vậy cô ấy đã không biết rằng những người bán lẻ chưa *******NgọcDương*******
  12. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ bao giờ hỗ trợ cho một sự khởi động mà cạnh tranh với họ. "Khi chúng tôi giới thiệu kế hoạch, những người Mỹ nhìn chúng tôi như thể chúng tôi bị đãng trí" Herrin nhớ ̣ lai. Nhưng Burlingame 34 tuổi, California, doanh nhân khôn ngoan như một con cáo. Cô ấy sửa chữa kế hoạch để thuê một hệ thống phân phối chỉ cho người bán lẻ và dần dần được cấp vốn cho doanh nghiệp của cô ấy. Và trước khi cô ấy bắt đầu nài xin những nhà đầu tư cho doanh nghiệp gần đây nhất của mình, một nhà sản xuất đồ kim hoàn phong tục, cô ấy tiêu phí thời gian với một đối tác người bán lẻ mà đã cho cô ấy biết rõ tình hình công nghiệp. Như một kết quả, Herrin có khả năng tăng thêm 350,000 đô la trong tiền vốn đá quý Luxe để bắt đầu sự nghiệp vào 2004. Ngày nay, Luxe có 1.2 triệu đô la hạ giá, 10 nhân viên và một thành viên trong hội đồng quản trị với một sự định giá mạnh mẽ cho sức mạnh của việc tránh những deal-breaking trong một kế hoạch kinh doanh. Những chuyên gia kế hoạch kinh doanh, những nhà tư bản mạo hiểm và những doanh nhân nói kinh nghiệm của Herrin là bình thường. Nhiều kế hoạch kinh doanh đưa ra những sai lầm tai hại mà đảm bảo một sự tiếp nhận thù địch từ những người cho vay hay bất cứ ai khác mà nhìn họ. Những doanh nhân bất cẩn đăt những cờ đỏ khắp các ̣ kế hoạch của họ, từ tóm lược chính quyền hành pháp đến những báo cáo tài chính, Pinson Linda nói, một Tustin, California, người lập kế hoạch doanh nghiệp và tác giả của Giải phẫu học của kế hoạch kinh doanh. Nhưng nhiều lỗi chung nhất, Pinson nói, là sự thiếu bền chặt bên trong. Ví dụ, một doanh nhân sẽ mô tả những chi phí tiếp thị trong mục về tiếp thị, rồi đưa một con số khác cho những chi phí tiếp thị trong báo cáo tài chính. "Đó là nụ hôn chết người" Pinson nói. "Nếu kế hoạch kinh doanh không hoạt động, làm thế nào để doanh nghiệp đi đến hoạt động?" Tuy nhiên, những doanh nhân có thể làm cho những kế hoạch kinh doanh dù cho đang có chỗ hong hoạt động được- Nếu chúng là sự báo động (cho) những kế hoạch kinh ̉ doanh cờ đỏ và hoặc là loại bỏ chúng trước khi có mặt hay hiêu chinh cho vòng quay ̣ ̉ thứ 2. Rhonda Kallman, 46 tuổi, mất những năm vô ích xin những nhà đầu tư đầu tư vốn 1 triệu đô la vào trong sự khởi công bia Boston của cô ấy, Công ty sản xuất bia Thế Kỷ Mới. Rồi Kallman nhận thấy cô ấy đang suy nghĩ quá hẹp. Cô ấy sửa chữa kế hoạch mình để đòi hỏi 3 triệu đô la, trên lý thuyết số lượng tiền lớn đó cho phép cô ấy mô tả một công ty đang gia tăng nhanh hơn với nhiều mặt trên hơn. "Những nhà đầu tư muốn nhìn thấy mặt trên to lớn tiềm tàng," Kallman giải thích, một doanh nhân kỳ cựu người thành lập công ty bia Boston và là nhà sản xuất của bia Samuel Adams. Một công ty được thành lập trên 1 triệu đô la, cô ấy suy luận, được xem như một cơ hội nhỏ hơn so với một yêu cầu 3 triệu đô la. Bây giờ, trang bị với một kế hoạch 3 triệu đô la để mang duy nhất những bia nhẹ và bia cafêin vào thị trường, Kallman thì lạc quan hơn về những cơ hội của cô ấy. "Tôi đang cho họ thấy tôi đang cần gì và tôi dự tính sẽ đầu tư một số tiền vốn thích hợp để thực hiện kế hoạch của mình.", cô ấy nói. Những yếu tố của một Kế hoạch Nếu bạn đang tìm kiếm những cờ đỏ trong khởi động kế hoạch của mình, thì bắt đầu *******NgọcDương*******
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2