YOMEDIA
ADSENSE
10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 1
62
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dù nuôi con đầu lòng hay con thứ 2 thì những lo lắng làm các bà mẹ rối trí dường như chẳng giảm đi. Hàng loạt những câu hỏi liên tục được đặt ra liên quan đến việc nuôi dạy con.tổng hợp 10 câu hỏi “hay được hỏi nhất” và đã được các chuyên gia dinh dưỡng (*) trả lời tận tình.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 1
- 10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 1 Dù nuôi con đầu lòng hay con thứ 2 thì những lo lắng làm các bà mẹ rối trí dường như chẳng giảm đi. Hàng loạt những câu hỏi liên tục được đặt ra liên quan đến việc nuôi dạy con. Webtetho tổng hợp 10 câu hỏi “hay được hỏi nhất” và đã được các chuyên gia dinh dưỡng (*) trả lời tận tình. 1. Vì sao sữa mẹ quan trọng với trẻ sơ sinh? Hỏi: Con em được 7 tuần, cân nặng 4,3kg (lúc mới sinh là 3,2kg), bé ăn sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng mẹ em cứ bắt cho ăn thêm sữa ngoài với mục đích tăng trí thông minh và tăng nhiều cân hơn vì ăn sữa mẹ như thế là còi quá. Trong khi đó em thấy trên TV khi quảng cáo sữa ngoài thì đều phải có câu nói: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.” Vậy nên em băn khoăn không biết có nên cho ăn thêm sữa ngoài không? Trả lời: Sữa mẹ luôn luôn là loại thức ǎn tốt nhất cho trẻ em, nhất là trong nǎm đầu đời, vì nhiều lý do:
- - Trước hết, sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ; vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. - Sữa mẹ còn chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Ảnh: Getty images - Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng, trẻ bú mẹ ít bị dị ứng và bị ezema như ǎn sữa bò.
- - Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế: Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú. - Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi con một cách tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ. - Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng sinh đẻ. - Nhiều nghiên cứu cho thấy cho con bú còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú. Chính vì những lý do trên, như bạn thấy, mọi kênh truyền thông hiện nay đều có câu nói: “sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.” Con bạn bú sữa mẹ phát triển rất tốt, vậy bạn không cần phải cho uống sữa ngoài, ngoại trừ khi có 1 lý do chính đáng nào khác khiến bé không thể được bú mẹ hoặc bạn muốn tập thêm cho con thói quen bú bằng bình khi mẹ phải đi làm… 2. Sữa mẹ không đủ chất bằng sữa bột? Hỏi: Bé trai nhà em 3 tuần nay không lên cân, hiện giờ bé 4 tháng 1 tuần mà mới được 6kg, lúc sinh là 3,2 kg. Em phải làm thế nào để giúp bé tăng cân nhanh thưa bác sĩ? Bé bú sữa mẹ hoàn toàn, liệu có phải sữa mẹ không đủ chất? Em có nên cho bé bú thêm sữa công thức không? Em không ăn kiêng, hàng ngày ăn cơm 2 bữa chính, uống sữa đậu nành và ăn nhiều hoa quả, cân
- nặng của mẹ thì không xuống mà cân nặng của con thì lại không tăng, có phải bé nhà em hấp thu kém không ạ? Trả lời: Nếu bé không tăng đủ, có khả năng sữa mẹ nhiều nước hơn là dưỡng chất, bạn cần cho bú thêm sữa ngoài. Khi cho bú mẹ, bạn vắt bỏ hết phần sữa trong đầu vú đi, chỉ cho bú phần sữa đục cuối dòng. Hết sữa mẹ, bạn pha thêm sữa bột cho bú, hoàn toàn không cho bé uống nước, chỉ có sữa thay nước bạn nhé. Dưới 6 tháng tuổi bé chỉ có sữa thôi, không ăn hoặc uống thêm bất cứ gì. 3. Vì sao bé ăn đủ nhưng không tăng cân? Ảnh: Getty images Hỏi: Xin bác sĩ cho tôi hỏi, con tôi lúc sanh 3,8kg dài 55cm, nhưng đến nay là 4 tháng cân nặng chỉ 6,2kg, như vậy con tôi có bị suy dinh dưỡng không? Từ tháng thứ 3 mỗi ngày cháu uống 800ml đến 1000ml nhưng sao cháu vẫn không tăng cân được và chiều cao 2 tháng liền chỉ có 60cm?
- Trả lời: Nếu bé không tăng cân nặng và chiều cao đủ khi tổng lượng sữa hàng ngày đạt 1000ml, bạn kiểm tra lại các yếu tố sau: - Thiếu vitamin D do không phơi nắng đủ (mỗi ngày bé cần phơi nắng ít nhất 15 phút). Nếu không có điều kiện phơi nắng, bạn cho bé uống thêm vitamin D3 ngày 1 giọt. - Bé được cho uống nước làm loãng dịch vị và men tiêu hóa, khiến sữa không được tiêu hóa hấp thu tốt. Nhớ là không cho bé uống giọt nước nào cả bạn nhé. - Bé bị bệnh lý nhiễm khuẩn: cần điều trị triệt để bệnh lý - Sữa được pha bằng nước cháo, nước bột, nước rau… làm thay đổi thành phần và chậm hấp thu. - Lượng sữa đo được có chính xác không, hay là do người khác “báo cáo” và có thể số thật không đúng như số này. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, phân sống, phân mỡ… mới nghĩ đến kém hấp thu bạn ạ. 4. Phải làm sao khi bé biếng ăn? Hỏi: Con tôi được 10 tháng tuổi, 8kg. Cháu ăn uống rất khó, tôi đã ép bé ăn bằng cách giữ chặt bé rồi cho thức ăn vào miệng cho bé nuốt. Cho tôi hỏi cách cho ăn của tôi như vậy có ảnh hưởng gì không. Mỗi lần ăn bé khóc rất to, phản kháng quyết liệt, tôi thấy xót lắm nhưng không làm như vậy thì cháu không ăn. Tôi phải làm như thế nào đây?
- Ảnh: Getty images Trả lời: Nếu có ai đó giữ chặt lấy bạn, nhét thức ăn vào miệng rồi buộc bạn phải nuốt thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Đó là một sự xúc phạm ghê gớm đến tâm lý của trẻ mà bạn cần phải ngưng ngay lập tức nếu không các rối loạn tâm lý sẽ trở thành sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng đến nhiều chuyện khác sau này. Bé khó ăn thường là do người lớn thôi bạn ạ, vì vậy bạn cần điều chỉnh cách cho bé ăn. - Cai sữa mẹ nếu bé còn bú mẹ, đây là điều cần thiết phải làm để phục hồi dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt. Nếu bạn không cai sữa mẹ, phần tập ăn dưới đây sẽ không thể thực hiện được. - Không cho bé uống bất kỳ nước gì kể cả nước lọc, nước trái cây… Cho uống sữa hoàn toàn thay nước theo phản xạ khát, không theo cữ theo giờ. Mỗi ngày bé cần khoảng 800-1000ml nước mới sống được và toàn bộ số này nên được cung cấp từ sữa.
- - Ngày cho bé ăn 3 lần, mỗi lần 100ml cháo trắng đặc nấu với 15g thịt cá băm nhuyễn, 15g rau băm nhuyễn và 10g dầu ăn. Bữa ăn kéo dài đúng 30 phút. Lúc cho ăn, bạn cứ đút muỗng cháo vào miệng bé, rồi nói chuyện với bé, bé có khóc, nhè, phun… cứ thản nhiên lau sạch rồi đút muỗng khác; lưu ý không hù dọa, không xem TV, không đi chơi mà tập trung hoàn toàn vào bữa ăn và phải nói chuyện với bé liên tục một cách vui vẻ và dịu dàng. Hết 30 phút, bạn ngưng bữa ăn dù bé không ăn được muỗng nào. - Cho bé tráng miệng một ít trái cây nạo. Ngoài ra, không cho bé ăn thêm thức ăn hay bữa ăn nào khác ngoài các phần đã kể trên đây. 5. Thế nào là đi tiêu sinh lý và thế nào là táo bón? Hỏi: Bé nhà em được hơn 3 tháng, bú mẹ hoàn toàn, khoảng hơn 1,5 tháng bé bị táo bón, 3-5 ngày mới đi cầu, phân vẫn bình thường. Khi 2,5 tháng có khi 7-8 ngày bé mới đi 1 lần, sợ quá em phải đưa bé đi khám. Bác sĩ nói táo bón lâu ngày phải dùng thuốc bơm hậu môn bé mới đi cầu. Bây giờ đã 3 ngày mà bé không đi cầu. Vậy em có nên dùng dụng cụ bơm không? Trả lời: Trẻ 2-6 tháng thường bị chậm đi tiêu sinh lý, tức là nhiều ngày mới đi tiêu một lần, nhưng phân thành khuôn mềm, không cứng như phân dê. Sở dĩ có hiện tượng này là vì bé chỉ ăn toàn sữa, mà trong sữa toàn nước, bé uống bao nhiêu tiểu ra hết bấy nhiêu, phần chất dinh dưỡng còn lại cũng dễ tiêu hóa dễ hấp thu, nên lượng phân còn lại trong ruột rất ít, mà không có phân thì lấy gì bé đi tiêu? Nếu bé đi 5-7 ngày một lần mà phân vẫn mềm thì không sao cả. Việc dùng bơm hậu môn không nên sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến phản xạ đi tiêu tự nhiên của cơ thể. Thay vào đó, bạn có nên xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, không nên
- cho bé uống bất kỳ cỏ cây gì cũng như không được bơm hậu môn thường xuyên. (còn tiếp) (*)ThS – BS Đào Thị Yến Phi và nhóm các bác sĩ Bộ môn Dinh dưỡng An toàn Thực phẩm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trả lời.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn