intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

25 cách nói để bé nghe lời

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thêm những gợi ý dạy con vâng lời dành cho các bậc phụ huynh.13. Sử dùng ‘Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...’ Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.14. Hiểu tâm lý của bé Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Thay vì nói: “Con phải làm...”, “Con phải cố gắng...”, mẹ có thể nhẹ nhàng: “Mẹ muốn...” hoặc “Mẹ hài lòng khi con...”. Tương tự, thay vì hét lên: “Con phải lau chỗ nước vừa làm đổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 25 cách nói để bé nghe lời

  1. 25 cách nói để bé nghe lời (2) Thêm những gợi ý dạy con vâng lời dành cho các bậc phụ huynh. 13. Sử dùng ‘Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...’ Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. 14. Hiểu tâm lý của bé Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Thay vì nói: “Con phải làm...”, “Con phải cố gắng...”, mẹ có thể nhẹ nhàng: “Mẹ muốn...” hoặc “Mẹ hài lòng khi con...”. Tương tự, thay vì hét lên: “Con phải lau chỗ nước vừa làm đổ ngay”, hãy kiên nhẫn: “Mẹ cần con lau chỗ nước vừa làm đổ. Mẹ bận lắm, mẹ phải làm nhiều việc khác nữa”. Đừng đặt câu hỏi mà đáp án của bé có
  2. thể là “không”; chẳng hạn, tránh nói: “Con có nhặt mũ lên không?” mà hãy nói: “Con nhặt mũ giúp mẹ lên nhé”. 15. Nói năng lịch thiệp Bé 2 tuổi có thể học nói: "Con xin". Vì thế, bạn cần dạy cho con bạn phép lịch sự mỗi ngày. Không nên để mặc bé cư xử một cách tùy tiện. Nên nói chuyện với con bạn theo cách bạn muốn bởi như thế, bé sẽ biết đáp lại bạn thế nào cho phải phép. 16. Phản ứng đối lập
  3. Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: “Mẹ hiểu...” hoặc “Mẹ giúp được gì cho con?”. Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn. 17. Biết lắng nghe Trước khi bạn muốn yêu cầu con làm việc gì, bạn cần xem xét trạng thái tình cảm của bé. Hãy lắng nghe kiên nhẫn nếu bé muốn nói. Đừng áp đặt: “Bởi vì mẹ muốn thế. Không lý do gì cả”. 18. Nói đi – nói lại Các bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé dưới 2 tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết những bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.
  4. 19. Hướng dẫn bé cách giải quyết Thay vì: “Đừng để bóng giữa nhà”, bạn có thể thử: “Sam, con tìm chỗ cất quả bóng này cho gọn”. Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dài cho bé. 20. Quy định những thói quen Chẳng hạn, cùng bé đọc to: “Phải rửa tay trước khi ăn” hoặc “Phải đánh răng 2 lần mỗi ngày” và để bé lặp lại. 21. Cho bé lựa chọn Nếu bé muốn đi công viên, bạn gợi ý: “Con không thể tới công viên một mình nhưng con có thể chơi trong sân nhà bạn Bin hàng xóm”. 22. Thông báo trước
  5. Thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con bye-bye đồ chơi và bạn Tôm đi”. 23. Tìm chủ đề mà bé hứng thú Hãy gợi ý những chủ đề mà bé nhà bạn háo hức. Sau đó, bạn đặt những câu hỏi với đáp án không đơn thuần là “có” hay “không”. Hãy xem xét những chi tiết cụ thể. Thay vì: “Con ở với ông bà ngoại có vui không?”, hãy hỏi: “Con chơi những trò gì với ông bà ngoại?’. 24. Viết ra Với những bé đã biết đọc thì nhiều yêu cầu từ mẹ có khi chỉ nhận được sự từ chối thẳng thừng của bé. Khi ấy, bạn có thể nói chuyện với bé qua một mẩu giấy nhắn và một chiếc bút chì. Có thể để lại những ghi chú hài hước cho con của bạn. Sau đó, ngồi lại và xem bé hoàn thành đến đâu.
  6. 25. Kết thúc tranh cãi Nếu bé khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ vì những lý lẽ của riêng bé, bạn có thể nói: “Mẹ không thay đổi quyết định đâu”. Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2