intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

28% DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA VIỆT NAM ĐANG BỊ HOANG HÓA Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

214
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

28% DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA VIỆT NAM ĐANG BỊ HOANG HÓA Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng (Quyết định số 272/QĐTTg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 28% DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA VIỆT NAM ĐANG BỊ HOANG HÓA Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha

  1. 28% DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA VIỆT NAM ĐANG BỊ HOANG HÓA Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng (Quyết định số 272/QĐ- TTg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán ngày 17-6-2007. Văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Số liệu công bố tháng 12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng
  2. đầu nguồn. Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di
  3. động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo Thông điệp của Tổng thư k ý Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đưa ra trong ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán, sa mạc hóa không chỉ là một thách thức lớn nhất về môi trường của thế giới mà còn là một trong những trở ngại chính nhằm mục tiêu bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của con người tại những vùng khô hạn. Sa mạc hóa đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của khoảng 1,2 tỷ người ở trên 100 quốc gia. Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) được Liên hợp quốc phê chuẩn tại Paris ngày 17-6- 1994 và có hiệu lực từ ngày 26-12-
  4. Phần lớn những người nghèo một trong ba nhất trên thế giới cũng chính là công ước Rio những người bị ảnh hưởng về môi trường trực tiếp của nạn sa mạc hóa. quan trọng Hai phần ba số người nghèo nhất của Liên sống ở các vùng khô hạn, hợp quốc khoảng một nửa sống ở vùng (UNCCD, nông thôn nơi sự suy thoái môi UNFCCC, trường đang đe dọa đến sản UNCBD). Cho xuất nông nghiệp mà đây đến nay, Công chính là cái mà sinh kế của họ ước đã có gần phụ thuộc vào. 200 thành viên. Trái đất nóng lên sẽ làm tăngNhận thức rõ ý số lượng của các hiện tượng nghĩa quan thời tiết cực đoan (ví dụ: hạn trọng của Công hán, mưa lớn) sẽ gây ra nhữngước, Việt Nam tác động to lớn đến các khu đã ký kết tham vực đất đang bị suy thoái. Điều gia UNCCD này sẽ làm cho tình hình sa ngày 25-8- mạc hóa trở nên nghiêm trọng 1998 và chính hơn, làm tăng nguy cơ nghèo thức trở thành đói, di cư bắt buộc và xung đột thành viên thứ tại các vùng bị ảnh hưởng. 134 của UNCCD, vào Tổng thư k ý LHQ kêu gọi, nhân ngày Thế giới chống sa ngày 23-11- mạc hóa và hạn hán, chúng ta 1998.
  5. hãy cùng nhau chống lại nạn sa mạc hóa và biến đối khí hậu theo phương pháp lồng ghép và phối hợp. Đây được coi như là một phần của phương thức tiếp cận tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho tất cả mọi người trên trái đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2