intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

293
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh cần có những phương pháp đặc biệt giúp trẻ dần thích nghi với môi trường bên ngoài. Quá trình này không hề đơn giản và đòi hỏi bạn cần phải có sự khéo léo và tính kiên trì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất

  1. 7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất Khi chăm sóc trẻ sơ sinh cần có những phương pháp đặc biệt giúp trẻ dần thích nghi với môi trường bên ngoài. Quá trình này không hề đơn giản và đòi hỏi bạn cần phải có sự khéo léo và tính kiên trì. 1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Khi cho bé bú mẹ, mẹ không chỉ nuôi dưỡng bé về mặt thể chất mà còn đem đến cho bé một nguồn an ủi lớn về tinh thần. Dòng sữa ngọt ngào và cả mùi vị thân quen của cơ thể người mẹ chính là liều thuốc an thần tuyệt hảo có thể xua tan mọi sự bất an ở bé. Tiếp cận với mẹ, mà cụ thể là bầu ngực mẹ, còn đem lại cho bé niềm tin đầu tiên vào thế giới an lành xung quanh. 2. Bế ẵm bé Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành… Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể. 3. Hãy hát ru bé ngủ Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn. 4. Ngủ chung với bé Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở
  2. trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều. 5. Cần dỗ ngay khi bé khóc Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé. 6. Kịp thời thay tã lót Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu. 7. Quấn tã cho bé Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ. Cách massage cho trẻ sơ sinh tốt nhất Massage rất có ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Massage có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường cơ thịt, giúp trẻ yên tĩnh thoải mái đi vào giấc ngủ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đường hô hấp, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng. Động tác massage của người mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn đồng thời đây cũng là cách gắn bó thêm tình cảm mẹ con.
  3. Liệu pháp massage cho trẻ thực sự quan trọng, những động tác này sẽ đem lại sự điều hòa các hệ thống trong cơ thể như hệ thống tuần hoàn mạch máu, hệ thống hô hấp, hệ thống thần kinh hệ thống tiêu hóa của trẻ. Những tác động tích cực của massage thể hiện và khẳng định qua giấc ngủ của trẻ. Những trẻ được masage nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn những bé không được massage. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sinh thiếu tháng được massage trị liệu thì sẽ có thời gian nằm viện ngắn hơn và tăng cân tốt hơn những trẻ không được massage từ 21% đến
  4. 47%. Khi trẻ chưa thể đi lại được độc lập mà cần bám vào cha mẹ thì massage chính là nhân tố quan trọng giúp trẻ tiếp thêm sức mạnh. 1. Phương pháp massage cho trẻ Massage phần trước cơ thể  Vuốt ve nhẹ nhàng khuôn mặt bé, bắt đầu từ trán sang hai bên thái dương.  Xoa nhẹ hai má theo hướng từ mũi sang tai, rồi từ má xuống cằm. Dùng tay vuốt nhẹ qua lông mày và đi vòng xuống dưới mắt sao cho tạo thành vòng tròn quanh thái dương.  Massage vùng trước cơ thể và xuôi hai bên cánh tay.  Dùng hai tay tạo thành những đường tròn theo kim đồng hồ quanh rốn. Nhẹ nhàng xoa xung quanh bụng và ngược lên phần trên cơ thể.  Nhấc một cánh tay bé lên và masage theo chiều dài từ vai xuống bàn tay. Sau đó, dùng một bàn tay để bóp nhẹ cánh tay bé cũng theo hướng như vậy.
  5.  Massage bàn tay và nắn, xoay lần lượt từng ngón tay của bé.  Lặp lại các động tác trên với tay bên kia. Tiếp đó chuyển sang chân, nắn bóp chân nhẹ nhàng, để kích thích sự lưu thông của các mạch máu. Massage phần sau cơ thể  Để trẻ nằm sấp rồi nhẹ nhàng vuốt ve phần lưng. Xoa khắp lưng rồi tản dọc sang hai bên cánh tay.
  6.  Tẩm quất nhẹ nhàng vai bé.  Massage dịu dàng khắp cơ thể bé.Vì đây là những em bé mới sinh hệ cơ xương khớp của bé còn rất non nớt nên bạn cần hết sức nhẹ nhàng kẻo bé đau.  Luân phiên hai tay để vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đốt sống cổ đến đốt xương cùng. Sau đó lướt nhẹ xuống hai chân. Gập đầu gối bé rồi tiếp tục massage bàn chân.  Bạn dùng các ngón tay massage xung quanh mắt cá chân bé.  Nhẹ nhàng vuốt ve các ngón chân bằng một tay và dùng ngón cái của bàn tay kia masage ngược lên lòng bàn chân của bé.  Đối với các ngón chân cũng massage tương tự các ngón tay, nắn bóp, kéo và xoay lần lượt từng ngón. Kẹp bàn chân của bé ở giữa hai bàn tay của bạn và giữ nhẹ trong vài giây. Sau đó lật người bé lại.
  7.  Massage từ bàn chân ngược lên đùi, vòng qua xương cùng rồi xuống chân bên kia. 2. Lưu ý khi mẹ massage cho bé yêu  Thời gian tốt nhất cho việc massage là 40 -50 phút sau khi ăn, lúc này trẻ đang có tinh thần và hoạt động khá tốt. Khi mới bắt đầu chỉ nên từ 5 – 10 phút, dần dần có thể tăng thời gian. Khi bé 3 tháng tuổi có thể massage đến nửa giờ.
  8.  Trước khi massage cho trẻ mẹ bé nên tháo hết các vòng trang sức, cắt móng tay ngắn, tay phải luôn ẩm và mềm mại. Nếu da bạn khô bạn có thể xoa một ít kem dưỡng ẩm nửa giờ sau đó mới tiền hành massage.  Căn phòng massage cho trẻ phải ấm áp nhưng cũng không nên quá ngột ngạt. Giường hoặc đệm đều được nhưng không được quá cứng. Như một nguyên tắc chung, những động tác mà bạn muốn áp dụng cho bé phải thực sự nhẹ nhàng. Trẻ càng nhỏ thì hành động càng phải dịu dàng và tinh tế. Không nên cố làm hết các bước nếu bé bắt đầu tỏ vẻ khó chịu. Massage cho trẻ – lợi cả đôi đường Massage cho bé yêu không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả cha mẹ nữa đấy. Bài viết dưới đây xin chia sẻ mẹ những lợi ích to lớn từ việc massage cho cả mẹ và bé nhé.
  9. 1. Massage rất tốt cho trẻ Việc massage thường xuyên và đúng cách mang lại lợi ích to lớn cho trẻ, những lợi ích cơ bản có thể kể tới từ việc massage cho trẻ:  Massage giúp phát triển ngôn ngữ đầu tiên cho trẻ thông qua hình thức chủ yếu là liên lạc giữa mẹ và con.  Massage còn làm tăng cường cảm giác được yêu, nâng niu và an toàn cho trẻ.
  10.  Massage thường xuyên sẽ thúc đẩy, tăng cường, điều chỉnh hệ tiêu hóa, hô hấp và hệ tuần hoàn cho cơ thể bé từ đó làm giảm các triệu chứng của đầy bụng, đau bụng và táo bón cho trẻ.  Thêm nữa, massage cho trẻ còn giúp hệ thống thần kinh của trẻ bình tĩnh và khiến giấc ngủ ban đêm của trẻ ngon giấc hơn.  Massage cũng là một hình thức dạy trẻ cách làm thế nào để xóa tan sự căng thẳng của cơ thể mình. Đây là một món quà vô giá cho chính bản thân trẻ khi chúng lớn lên hoặc khi chúng đã trưởng thành sau này. 2. Lợi ích về phía cha mẹ trẻ Không chỉ có trẻ mới được đón nhận những lợi ích to lớn từ việc massage mà ngay cả cha mẹ trẻ cũng nhận được những lợi ích không ngờ từ việc massage cho trẻ đấy.  Thông qua việc massage cho trẻ, cha mẹ cũng có thể phát triển sự tự tin của chính mình khi xử lý các vấn đề bất thường của con.  Thêm nữa, massage cho trẻ làm tăng cường kết nối tình thương yêu của cha mẹ với trẻ, giúp cha mẹ hiểu trẻ hơn và từ đó có thể hiểu được những ngôn ngữ không lời của bé.  Giúp cha mẹ có những khoảng thời gian thư giãn và thoải mái cùng con.  Masage đũng cách làm tăng nhận thức về sự tăng trưởng và phát triển của bé, phát hiện những vấn đề bất thường trên cơ thể trẻ một cách nhanh và chính xác nhất. 3. Những lưu ý khi massage cho trẻ Để massage cho trẻ đạt được những hiệu quả cao và tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau đây:
  11.  Khi tiến hành massage cho trẻ thì mọi bước phải thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da của trẻ. Liệu pháp này chỉ dùng cho trẻ có sức khỏe ổn định, có thể tham vấn ý kiến bác sĩ nếu người mẹ thật sự không đảm bảo yếu tố an toàn cho trẻ.  Việc massage chỉ thực hiện sau bữa ăn ít nhất là 1 giờ đồng hồ. Bắt đầu chỉ với 5-10 phút, sau đó tăng dần. Thời gian massage cho trẻ không quá 30 phút cho một lần, với các động tác theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.  Trước khi massage cho trẻ, người mẹ nên tháo bỏ hoàn toàn các vật dụng, đồ trang sức trên bàn tay, cắt ngắn móng tay để không gây trầy xước da và làm đau trẻ.  Và một lưu ý nhỏ nữa là cha mẹ nên làm ấm lòng bàn tay không được quá nóng hoặc quá lạnh khi massage cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2