intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lợi ích khi cho trẻ bú sớm sau sinh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Hương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa. Rất nhiều trường hợp người mẹ thường chờ "sữa xuống" tức là 1-2 ngày sau sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lợi ích khi cho trẻ bú sớm sau sinh

  1. Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm sau sinh Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa. Rất nhiều trường hợp người mẹ thường chờ "sữa xuống" tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho bú, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Vì cho bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong đó có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp trẻ chống sự nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp trẻ đỡ vàng da. Ngoài ra, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong vú chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh. Việc cho trẻ bú sớm sau sinh rất có lợi cho cả mẹ và con, tuy nhiên khi cho trẻ bú người mẹ cần lưu ý tư thế đúng như: Đầu và thân trẻ trên cùng một đường thẳng; Bụng trẻ áp sát bụng mẹ; Mặt trẻ đối diện với vú, môi đối diện với núm vú; Đỡ đầu, thân và mông trẻ. Thời gian bú trung bình từ 5-20 phút. Nếu trẻ bú chậm thì cũng chỉ ngừng cho bú khi trẻ muốn ngừng, không ngừng sớm vì trẻ sẽ không nhận đủ sữa. Người mẹ nên thường xuyên cho bú và nên cho bú đêm, vì sữa xuống nhiều và nhanh hơn. Nên cho bú hết vú này rồi hãy cho bú sang vú kia. Không nên cho bú một nửa vú này rồi một nửa vú kia vì như vậy trẻ sẽ không nhận được sữa cuối. Sữa cuối giàu chất béo giúp trẻ mau lớn. Ngoài ra, lượng sữa còn tồn đọng trong vú sẽ ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Nếu trẻ bú không hết bầu sữa thì mẹ phải vắt hết sữa để tiếp tục tạo sữa. Trường hợp mẹ mổ sau sinh, trong khi cho con bú, mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh (ampicilin, amociline, cephalexin), thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol, aspirin) với liều bình thường mà không ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Tuy nhiên, việc uống thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tóm lại, cho con bú ngay sau khi sinh là rất quan trọng, quyết định sự thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cán bộ y tế cần tham vấn tốt cho những bà mẹ trẻ, nhất là các bà mẹ sinh con so, về cách cho con bú, cách bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách xử trí khi gặp những khó khăn do núm vú, đau vú... Thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ y tế, chắc chắn các bà mẹ sẽ thành công khi nuôi con bằng sữa mẹ. Khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú Thành phần trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ thường bao gồm: - Ngũ cốc từ 450-500g. - Trứng các loại: 100-150g. - Đậu và chế phẩm từ đậu: 50-100g. - Cá và thịt các loại từ 150-200g. - Sữa bò: 220-440ml - Rau (chú ý nhiều đến rau có màu xanh): 500g - Hoa quả: 100-200g - Đường, dầu ăn: mỗi loại 20g
  2. - Gia vị vừa đủ, hạn chế muối. Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán. Người mẹ cũng cần uống nhiều nước để lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Và trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế uống nước chè, nước ngọt có ga, các thực phẩm có tính kích thích. Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu. Bên cạnh đó phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những công việc nặng nhọc, tránh bị stress... Hiểu biết về việc bú đêm của bé Bạn ít sữa nên nghĩ bé hay khóc đêm là do đói. Bạn cho rằng cứ cho con ăn thật no vào bữa tối để đêm bé ngủ yên giấc... Tất cả những cách hiểu này đều sai. Những giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều quanh việc cho bé bú đêm. Dinh dưỡng cho em bé bú mẹ Sữa mẹ là món ăn thơm ngon, gần như có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày và bổ dưỡng nhất cho em bé chưa đầy tuổi (đặc biệt trong 5-6 tháng đầu đời, bởi nếu sữa mẹ dồi dào bé không phải ăn thêm bất cứ thứ gì). Dung lượng sữa phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu Đúng. Khi bú mẹ, bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin. Hoóc môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Chính cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Đừng ngại cho bé bú 2 - 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng. Chỉ trong vài tháng đầu bé đòi bú đêm Đúng. Trẻ từ 6 tháng trở lên về sinh lý không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu. Bắt đầu từ tháng thứ 2, 3 trở đi từ từ "rèn" cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no và đặt bé nằm. Bú ngày không đủ Đúng. Bé nhũ nhi chưa thể bú nhiều sữa nên bú đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa "đầu". Bé có thể thiếp đi trong lúc đang bú Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi. Chế độ của bé bú bình: Bé bú sữa bình cũng cần bú đêm như bé bú sữa mẹ. Thời gian giữa những lần cho bú có thể lâu hơn nhờ cho bé bú no bữa tối Sai. Dinh dưỡng trẻ sơ sinh 5 tháng đầu hoàn toàn bằng sữa. Giai đoạn này không thể nào cho bé bú nhiều hơn bé có thể. Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu dần dần được ăn thêm. Lúc này các bác sĩ có thể khuyên ban ngày cho bé ăn thức ăn đặc, chiều tối cho bé khẩu phần nhẹ và lỏng hơn. Cho bé ăn tối thật no để đêm ít
  3. dậy là việc không nên. Thức ăn như cháo chẳng hạn buổi tối sẽ khó tiêu hơn. Bé được cho ăn như vậy sẽ hay quấy và khó ngủ. Bé thức giấc giữa đêm vì đói Sai. Thực tế, những cơn đau bụng (thường vào 3 tháng đầu sau sinh) hoặc khó chịu vì tã ướt có thể đánh thức bé. Răng nhú cũng có thể làm giấc ngủ của bé không yên. Đôi khi trẻ thức dậy vì trong phòng quá nóng. Pha sữa mới cho mỗi lần bú Đúng. Nếu bé không uống hết sữa trong bình bạn đừng sử dụng chỗ sữa thừa vào lần bú sau. Vấn đề không phải vì sữa đã mất giá trị dinh dưỡng mà là những giọt sữa còn đọng lại trên núm vú sẽ là môi trường sinh sản của các vi khuẩn nguy hiểm. Phải rửa và thanh trùng bình sữa ngay sau mỗi khi dùng. Bé không cần mút ti giả Sai. Đây là vấn đề rất riêng của mỗi bé. Nếu em bé không thích mút thì chẳng nên ép, nhưng có các bé khác lại chẳng thể yên nếu thiếu ti giả. Nếu phản xạ mút của nhóc không được thỏa mãn đầy đủ thì ti giả sẽ "phục vụ" bé. Hàm dưới của trẻ sơ sinh trề ra phía trước so với hàm trên, dần dần, nhờ sự mút mà 2 hàm có vị trí cân đối với nhau. Có điều khi răng sữa bắt đầu xuất hiện, nên bắt đầu "cai" dần ti giả cho bé. Vì ti giả sẽ gây áp lực lên răng, nếu cho bé mút ti giả quá nhiều có thể răng bé sẽ gắn khít không tốt. Chọn mua và sử dụng bình sữa Lưu ý khi chọn mua Số lượng: Số lượng bình phụ thuộc vào việc bạn dự định cho bé bú bình hoàn toàn hay vừa bú bình, vừa bú mẹ. Thông thường, bạn có thể chọn mua 2 chiếc với 2 kích cỡ khác nhau: một chiếc trung bình và một chiếc nhỏ. Bạn chỉ nên sử dụng loại bình to hơn khi bé đã biết ngồi. Chon núm vú: Các loại chất liệu núm vú thông dụng là bằng nhựa tổng hợp và silicon. Loại bằng nhựa có khả năng đàn hồi, co giãn tốt trong khi loại bằng silicon lại có tuổi thọ cao hơn. Bạn có thể dựa vào kiểu dáng bên ngoài để chọn cho bé một chiếc bình với núm vú phù hợp. Chọn loại núm có thể tháo ra, nắp vào dễ dàng để thuận lợi cho việc vệ sinh bình. Chất liệu bình: Bình làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi bị đun nóng. Vì vậy, bạn có thể chọn loại bình làm từ polypropylene (một loại nhựa an toàn và không chứa PVC – một loại nhựa gây độc) Tốc độ chảy của sữa trong bình: Bé mới sinh cần dùng loại bình có tốc độ chảy sữa chậm. Bé lớn hơn, bạn có thể chọn loại bình sữa chảy nhanh hơn. Vệ sinh: Chọn những sản phẩm đã được tiệt trùng và bạn nên nhớ vệ sinh trước – sau mỗi lần cho bé dùng. Nếu chọn loại bình đựng được sữa mẹ, bạn nên chú ý đến cách sử dụng khi dùng. Nếu bé có biểu hiện đau bụng sau khi uống sữa, bạn nên lưu ý đến việc vệ sinh nhiều hơn. Vi khuẩn gây bệnh có thể trú ngụ ở bất kỳ khu vực nào trong bình. Sử dụng: Khi muốn hâm nóng lại sữa trong bình, bạn có thể nhúng cả bình sữa vào một bát nước sôi. Hoặc bạn cũng có thể đun sôi bình sữa trong vòng 4-6 phút. Lưu ý, bạn không nên hâm nóng lại sữa cho bé bằng lò vi sóng. Vì dưới tác động của lò vi sóng, các lớp sữa ở sâu bên trong bình bao giờ cũng nóng
  4. hơn phía ngoài. Nếu không cẩn thận, bé sẽ bị bỏng miệng. Bảo quản: Sữa mẹ có thể để trong bình, với nhiệt độ bình thường tại phòng, khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, sử dụng được 1-3 ngày. Với sữa hộp công thức, bạn có thể pha chế một phần sữa với một phần nước sôi và để bé dùng ngay khi còn ấm. Những ngày đầu cho bé bú Phải mất ít nhất 3 ngày, hệ thống sữa mẹ mới hoạt động tốt. Từ đó trở đi, sữa mẹ có màu đặc trưng, nhạt và trong hơn sữa non; bạn có thể cho bé bú bất kỳ lúc nào dựa trên nhu cầu hàng ngày của bé. Bầu ngực căng tức khiến bạn khó chịu, thậm chí xuất hiện cảm giác hơi đau. Nếu được cho bé bú thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những thời điểm bé không bú, ngực bạn cũng tiết sữa tự nhiên. Vì vậy, để giữ vệ sinh, bạn nên thay áo ngực vài lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những loại áo ngực chất liệu sợi tổng hợp mà nên dùng loại cotton. Buổi tối đi ngủ, bạn cũng có thể đặt thêm một chút giấy thấm dưới gọng áo con để thấm sữa chảy ra.Khi bạn bị mất sữa Một số người mẹ có dấu hiệu mất sữa tạm thời (có sữa sau đó bị mất) hoặc mất sữa hoàn toàn (người mẹ không thấy bầu vú to lên hoặc có to lên nhưng sắp đến ngày sinh, bầu vú lại không có dấu hiệu căng tức, không tiết sữa non…). Ngày đầu tiên sau sinh, người mẹ có thể Để tránh tình trạng mất sữa, sau khi sinh, bạn nên cho bé bú cho bé bú sữa non (có màu sắc ngả vàng, sớm vì phản xạ mút sữa mẹ sẽ kích thích khả năng tiết sữa. mịn như kem). Sữa non không chỉ chứa rất Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường một chế độ dinh dưỡng nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé đa dạng và nghỉ ngơi hợp lý. mà còn giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh các chứng bệnh truyền Nếu sữa mẹ không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, bạn nhiễm. nên cho bé bú bình thêm. Sữa tốt nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi là các loại sữa công thức với các thành phần dưỡng chất tương tự như sữa mẹ. Bạn nên chú ý nồng độ khi pha chế sữa để đảm bảo hàm lượng chất đạm, chất béo, chất đường có trong sữa hộp. Tùy vào từng nhãn sữa cụ thể mà nhà sản xuất có thể bổ sung thêm các chất vi lượng vào sản phẩm của mình như sắt, vitamin, taurin, DHA, ARA… Tuy vậy, các chất trên chỉ phát huy tác dụng nếu bé được bú đủ sữa mỗi ngày. Tổng số sữa sẽ được chia đều khoảng 8-10 cữ bú một ngày đêm (khoảng 60ml/lần). Sữa đã pha bạn nên cho bé dùng luôn vì nếu để lâu (quá 2 giờ đồng hồ), sữa của bé dễ bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên thay đổi nhãn mác sữa liên tục nếu không có lý do cụ thể. Bởi vì các nhãn mác sữa nói chung đều có thành phần tương tự nhau. Bạn cũng không nên trộn lẫn nhiều loại sữa với nhau vì điều này có thể làm mất tính cân đối của sữa hoặc khiến bé bị dị ứng, tiêu chảy. Dị ứng sữa ở bé Dị ứng sữa là tình trạng hay gặp nhất ở bé dưới 1 tuổi (đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi).
  5. Nguyên nhân Bé bị dị ứng sữa thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong sữa. Dị ứng sữa ở bé có thể do di truyền, do bé dùng sữa bò hoặc sữa đậu nành quá sớm. Một số trường hợp, dị ứng sữa không có nguyên nhân. Dấu hiệu Các dấu hiệu dị ứng có thể xuất hiện ngay sau khi cho bé ăn một vài giờ đồng hồ hoặc một vài ngày, bao gồm: Bé bị tiêu chảy, nôn trớ; Bé kém bú (có thể kèm theo những mảng phát ban ngoài da); Bé thở khò khè, hay quấy khóc, miệng bị loét… Dấu hiệu bé dị ứng sữa bò: Bé có dấu hiệu phát ban nặng (da mẩn đỏ kèm theo những mụn nước li ti); Bé đi tiêu ra máu; Bé tăng trưởng kém. Nếu bị dị ứng nặng, bé có thể bị shock phản vệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bé bị dị ứng sữa mẹ: Bé bú mẹ cũng có thể bị dị ứng do ảnh hưởng chế độ ăn từ mẹ. Một số trường hợp, người mẹ ăn trứng hoặc uống sữa, bé cũng có dấu hiệu dị ứng. Bởi vì, protein có trong sữa (trứng) có thể chuyển vào cơ thế bé qua sữa mẹ.Chẩn đoán Nếu bạn nghi ngờ bé có dấu hiệu dị ứng sữa, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử dị ứng trong gia đình bạn, những loại thức ăn bạn mới cho bé ăn đi kèm với một vài kiểm tra cần thiết. Phòng tránh - Bạn nên tránh cho bé (dưới 1 tuổi) sử dụng sữa bò vì hệ tiêu hóa của bé chưa hấp thụ được lượng protein có trong sữa bò. - Bạn nên kiểm tra kỹ các thành phần ghi trên nhãn sữa hộp trước khi cho bé sử dụng. Ngay cả những nhãn hiệu sữa đã quen thuộc, bạn cũng nên thận trọng vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần. - Nếu bé dị ứng khi đang bú mẹ, người mẹ nên cẩn thận với các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn của mình. - Nếu triệu chứng dị ứng sữa ở bé không có dấu hiệu suy giảm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những loại sữa hộp công thức ít chứa protein gây dị ứng. - Nếu bé đã bị dị ứng sữa bò thì bạn không nên dùng sữa dê (hoặc sữa cừu) thay thế cho bé. Việc sử dụng sữa đậu nành cũng ít giảm thiểu được nguy cơ gây dị ứng sữa. Thống kê cho thấy, khoảng 20% bé dị ứng với sữa bò cũng có dấu hiệu dị ứng với sữa đậu nành. - Nếu bé lớn có tiền sử dị ứng, trong 3 tháng cuối thai kỳ (bé tiếp theo), người mẹ nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng vì các loại protein có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai. - Nếu bé bị dị ứng với loại sữa nào, bạn nên cho bé ngừng sử dụng ngay loại sữa đó. Bé bị dị ứng với sữa bò nên cẩn thận với những sản phẩm từ sữa như phomát, bơ, sữa chua, bánh có thành phần từ sữa bò… Khi bé lười bú mẹ Không ít người mẹ cho bé cai sữa ngay khi nhận thấy dấu hiệu con kém hào hứng với việc 'tu ti'. Bác sĩ gợi ý rằng bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến bé kém bú để tìm cách khắc phục và nên duy trì thói quen cho bé dùng sữa mẹ, ít nhất là trong vòng 6 tháng đầu.
  6. Nhóm nguyên nhân làm bé chểnh mảng với việc bú mẹ - Bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi của bé bị sưng đau. - Bầu ngực của mẹ có mùi vị lạ làm bé sợ như việc bạn dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực… - Mùi vị sữa bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng từ mẹ. - Bạn bị stress kéo dài và làm xáo trộn lịch cho bé bú hàng ngày. - Một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: Bé mắc chứng bệnh về tai, mũi; Bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng; Bé bị tưa lưỡi… - Bé thích cắn ti mẹ. - Núm vú của mẹ cứng hoặc bị tụt sâu cũng khiến bé ngại bú. Khắc phục - Nếu phát hiện bé mắc chứng bệnh nào, bạn nên chữa trị cho bé dứt điểm chứng bệnh ấy. - Bạn nên cho bé bú trong phòng yên tĩnh để tránh bị các yếu tố môi trường gây cản trở. - Bạn nên tăng các cữ “ti mẹ” thay vì bú bình cho bé. Nhiều người mẹ quá bận rộn với công việc cơ quan và việc gia đình nên xuất hiện tâm lý để bé bú bình cho tiện. Chính yếu tố này sẽ khiến bé vui thích với việc bú bình hơn là “ti mẹ”. - Bạn nên tránh sử dụng những loại kem dưỡng da, nhất là gần vùng ngực để bé không khó chịu khi bú. - Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì chất lượng sữa, giúp bé thích “ti mẹ”. - Tôi có cần bổ sung vitamin cho bé kém bú? - Sữa mẹ chứa nhiều vitamin cũng như các chất sắt, đạm cần thiết cho bé. Những chất này đủ cho sự phát triển của bé đến tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi). Bé sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn nếu bạn tuân thủ chế độ tắm nắng cho bé hàng ngày. Tất nhiên, bạn nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt. Sau 6 tháng tuổi, bé có thể được bổ sung vitamin nhưng phải tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là trứng, lạc và sữa bò. Sau 5 năm, 80% trường hợp dị ứng với sữa bò sẽ khỏi hẳn và sau 8 năm tỉ lệ này là 90%. 10% còn lại sẽ sống chung với bệnh suốt đời.
  7. Nguyên nhân của hiện tượng dị ứng sữa chưa được làm rõ nhưng có thể là do yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ ăn sữa bò quá sớm. Trẻ bú mẹ thường ít nguy cơ bị dị ứng hơn. Biểu hiện Một vài triệu chứng rất đặc trưng của hiện tượng dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh như bị eczêma rất nặng (chứng viêm da do dị ứng, da thường mẩn đỏ lên sau đó mọc những mụn nước li ti làm cho da sần lên), có máu ở trong phân và trẻ chậm tăng cân, tăng trưởng không bình thường. Nếu trẻ bị dị ứng nặng, có thể bị sốc phản vệ nặng và đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp có phản ứng dị ứng chậm hơn với các dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy (phân có thể có hoặc không có máu), bị táo bón. Một số hiện tượng như nôn trớ, thở khò khè cũng có thể liên quan đến việc dị ứng sữa bò. Bú mẹ cũng bị ứng Sữa mẹ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh do chế độ ăn uống của người mẹ. Đôi khi, chỉ cần mẹ ăn trứng hoặc uống sữa là trẻ cũng xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng do hấp thụ một phần các chất này qua sữa mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng khi bú mẹ. Điều trị Cần điều trị hiện tượng dị ứng sữa bò càng sớm càng tốt. Việc đầu tiên cần làm là bạn ngừng cho bé uống các sản phẩm liên quan đến sữa bò. Trong khẩu phần ăn của người mẹ cũng cần chú ý tránh các sản phẩm có chứa sữa. Nếu cho bé dùng sữa đậu nành thay sữa bò mà các triệu chứng dị ứng vẫn không giảm thì bạn có thể sử dụng các loại sữa bột đặc biệt ít chứa các protêin gây dị ứng. Các loại sữa này cần được các bác sỹ kê đơn và được bán tại khoa dinh dưỡng của các bệnh viện nhi. Sau một thời gian, bác sĩ sẽ thử phản ứng của bé bằng cách cho sữa bò vào thức của bé dưới dạng một xét nghiệm y học. Nếu trẻ vẫn bị dị ứng thì phải tiếp tục dùng sản phẩm sữa thay thế và sau một thời gian lại kiểm tra xem trẻ đã dung nạp được sữa bò hay chưa. - Khi cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bò, nếu bé khóc và miệng bị sưng lên thì có thể bé đã bị dị ứng sữa. - Hãy nhớ rằng các triệu chứng thông thường như tiêu chảy,
  8. nôn trớ, đau bụng…cũng có thể báo hiệu hiện tượng dị ứng. - Trong trường hợp nghi ngờ bé bị dị ứng, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi. - Nếu không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời, sau này trẻ có thể bị dị ứng với nhiều chất khác và có nguy cơ mắc bệnh hen. - Kiểm tra kỹ thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng cho bé. Trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện. 5 lưu ý để tạo nhiều sữa Trong thời gian cho con bú, bà mẹ nên chú ý đến việc ǎn uống và nghỉ ngơi của mình để đảm bảo đủ sữa, chất dinh dưỡng cho bé yêu và giữ được sức khỏe cho cơ thể. - Tốt nhất, chế độ ǎn uống cho bà mẹ trong giai đoạn cần đa dạng, không kiêng khem. Mỗi ngày nên ǎn trên 20-30 loại thực phẩm khác nhau, gồm đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, xôi, thịt cá, rau đậu, trái cây... Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước. - Cần lưu ý tránh một số tập quán không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay như ǎn cơm với thịt cá kho thật mặn, uống nước trà đặc, kiêng rau và trái cây, xông hơi làm mất nhiều mồ hôi... vì những kiêng khem này có thể làm bà mẹ ngán bữa ǎn, bị táo bón do thiếu chất xơ, thiếu nước gây mệt mỏi... và kết quả là không nhận đủ số nǎng lượng cần thiết trong việc tạo sữa cho con bú. - Thai phụ cũng không nên lo nghĩ quá nhiều đến vóc dáng của mình mà tiết giảm chế độ ǎn hàng ngày một cách quá khắc khe. Cơ thể mẹ sẽ huy động tất cả nǎng lượng dự trữ để tạo sữa nên trong giai đoạn đầu không có sự thiếu hụt nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng dinh dưỡng kém kéo dài có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ. - Ngoài chế độ ǎn, cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau sinh, ngay cả với nỗi lo là... không đủ sữa cho con bú! Các loại thuốc lợi sữa chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị. - Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất: lượng sữa mẹ tiết ra tỉ lệ với số lần bà mẹ cho con bú trong ngày, có nghĩa là loại thuốc lợi sữa tốt nhất chính là việc cho bé bú nhiều lần.
  9. Bí quyết cho mẹ mới sinh bị căng sữa Thay vì day và xoa bóp mạnh cho bầu vú bớt tức ngay, người mẹ nên massage nhẹ nhàng tuyến sữa “Cho con bú thường xuyên là bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm. cách giúp mẹ đỡ căng sữa tốt nhất” Hầu như mọi phụ nữ sau sinh 2-5 ngày đều có cảm giác căng ngực. Đây là một hiện tượng của quá trình tạo sữa cho trẻ. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với căng ngực. Trong những trường hợp bình thường, người mẹ có bầu sữa căng, mềm mại. Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu trẻ sơ sinh không bú đủ hay người mẹ không cho bú và không biết cách làm trống bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả. Khi cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng. Lúc này bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ. Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa do các mô tạo sữa không còn hoạt động. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú. Lúc này, không nên dùng thuốc làm ngưng tiết sữa. Các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề và làm căng sữa tái phát khi ngưng thuốc. Do vậy, để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần: - Cho bú thường xuyên. Cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ. - Cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. - Thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa. - Người mẹ nên nằm ngửa giữa mỗi lần cho bú. - Đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Có thể đắp lạnh bằng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh. - Đắp ấm bầu vú ngay trước khi cho bú có thể giúp tăng tiết sữa. Người mẹ có thể tắm nước nóng, xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú. Xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng cũng rất hữu hiệu.
  10. Nếu bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ xoa nhẹ tuyến sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm. Nếu sử dụng bơm điện, cần bắt đầu từ áp lực thấp nhất và tăng dần cho đến khi bắt đầu thấy sữa chảy ra, tiếp tục tăng đến khi người mẹ cảm thấy thoải mái và còn chịu đựng được, không cần tăng đến áp lực tối đa. Nếu bầu vú và đầu núm vú quá đau, bạn nên xoa ít dầu lên núm vú trước khi hút. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa cặn. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn. Các trò chơi với bé 0-6 tháng tuổi Giai đoạn 0-3 tháng tuổi Đây là khoảng thời gian, bé vẫn còn quá nhỏ để tự mình tham gia các trò chơi. Tuy vậy, bạn có thể chọn lựa những loại đồ chơi có âm thanh và màu sắc sinh động phù hợp với bé sơ sinh. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đồ chơi không chỉ có tác dụng dỗ dành bé mà còn giúp bé nhận biết được các sự vật xung quanh mình từ rất sớm. Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn tăng thêm sự gắn kết, thân mật với bé. Vui thích với âm nhạc: Một trong những cách đơn giản để gây sự chú ý từ bé là đưa cho bé một món đồ chơi phát ra tiếng nhạc. Chọn những loại có mức độ âm thanh vừa phải, êm dịu để không gây chói tai bé. Vừa chuyển động đồ chơi, bạn vừa tìm cách trò chuyện với bé. Bé rất thích thú khi được giao tiếp với bạn và đặc biệt thích nghe tiếng nói lúc bạn lên cao giọng. Vì vậy, bạn nên giữ thanh âm lúc trầm lúc bổng kèm những từ “a, à”, kết hợp với nhịp điệu của chiếc lúc lắc hay tiếng chuông đồ chơi leng keng. Gương mặt ngộ nghĩnh: Với bé, gương mặt bạn cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà bé chưa khám phá hết. Bé rất thích thú khi đưa bàn tay lên mặt bạn. Lúc này, bạn có thể đùa nghịch vui vẻ cùng bé: Đặt ngón tay bé lên miệng bạn và nói “măm măm” hoặc để bé kéo tai hay sờ mũi bạn. Trò chơi giúp bé phát triển thị giác: Bé sẽ thích thú khi được bấm ngón tay trên điện thoại. Do đó, bạn có thể chọn mua cho bé loại điện thoại đồ chơi có nhiều nút màu sặc sỡ. Tuy vậy, hai màu cơ bản mà mắt bé có thể nhận diện dễ dàng giai đoạn này là màu trắng và màu đen. Bé cũng thích được bạn bế ra gần cửa sổ và quan sát mọi thứ xung quanh. Bạn có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, cách này vừa tốt cho sức khỏe bé, vừa giúp mắt bé phát triển. Rèn luyện kỹ năng vận động chân tay: Khoảng 6 tuần tuổi: Bé rất thích thú nếu được bạn đưa cho vật gì đó để cầm. Những lúc như vậy, bé thường cầm đồ vật rất chắc trong tay. Ngoài ra, đôi chân của bé cũng liên tục cử động. Vì vậy, bạn có thể cùng chơi với bé theo cách sau: Chọn đồ chơi là một quả bóng nhỏ có buộc dây. Mỗi lần bạn đung đưa quả bóng qua lại, bạn sẽ thấy bé bắt đầu ngọ nguậy chân tay. Luân phiên thay đổi vị trí cho quả bóng, để bé có thể dễ dàng chạm chân, tay vào đồ chơi.
  11. Khoảng 10 tuần tuổi: Bé đã biết cách khám phá rất nhiều đồ vật xung quanh. Lúc này, nếu bạn đưa cho bé một món đồ chơi nhỏ, bé sẽ nhanh chóng tóm chặt lấy và ôm ghì vào người (Bạn nên chọn những loại đồ chơi vừa với tay bé, chất liệu mềm mại để không gây ảnh hưởng khi tiếp xúc với cơ thể bé). Cùng chơi với bé: Đưa cho bé một món đồ chơi, khi bé đã cầm chặt, bạn đưa ra một món đồ khác và dụ bé tiếp tục tóm lấy. Giai đoạn 3-6 tháng tuổi Trò chơi với đôi tay: Khoảng 3 tháng tuổi, bé biết tự mình nắm và rung chiếc lúc lắc hoặc những loại đồ chơi phát ra âm thanh. Bé còn biết lúc lắc đầu theo nhịp điệu khi chơi. Ngoài ra, bé cũng đã phát triển thói quen cầm, ném đồ chơi. Giai đoạn này, ngoài thú vui là đồ chơi, bé vẫn giữ niềm yêu thích được đưa tay lên sờ mặt bạn, nhất là khu vực xung quanh miệng. Lưu ý: Bé bắt đầu thích khám phá đồ vật bằng cách tự động đưa lên miệng và mút. Do đó, bạn cũng cần lưu ý với kích cỡ, hình dạng, chất liệu để đồ chơi không gây độc hại hay làm tổn thương bé. Vài động tác thể dục đơn giản cho bé: Bạn có thể giúp bé tập thể dục bằng cách nâng cả hai tay bé lên rồi hạ xuống nhịp nhàng hoặc nâng cánh tay bên trái đồng thời hạ thấp cánh tay bên phải như khi bạn đang tập thể dục. Tương tự, lặp lại các động tác với đôi chân của bé. Bạn cũng có thể bế bé trên tay, lắc lư theo một điệu nhạc nhẹ nhàng. Ngọc Huê (Theo Askamun) Các nguyên nhân cơ bản khiến bé khóc Bé bị đói Bé khóc vì đói thường có thêm các cử chỉ ngọ nguậy hoặc rúc tìm bầu vú mẹ (nếu bạn đang bế bé). Khi ấy, bạn nên cho bé bú như một cách dỗ dành bé hiệu quả. Mới đầu ngậm “ti”, bé sẽ không nín khóc ngay mà vẫn có dấu hiệu khóc hờn dỗi. Khi no bụng rồi, bé sẽ ngoan hơn. Bé cần được thay tã Các bé đều thích ấm áp và luôn trong tình trạng khô ráo thoải mái. Chính vì vậy, bé sẽ khóc toáng lên để báo hiệu cho bạn biết bị ướt tã. Bạn nên kiểm tra tã và học cách thay tã cho bé thật nhanh để bé không phải khóc vì khó chịu. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, nhất là trong mùa lạnh. Bé sẽ cảm thấy bức bối, khó cử động và lại tiếp tục khóc. Bé phản ứng với những tác nhân bên ngoài Bạn có thể nhận thấy tần suất khóc ở bé tăng lên khi có đám đông tụ tập, môi trường xung quanh ồn ào hoặc không khí ngoài trời khắc nghiệt. Các bé thường rất khó thích
  12. nghi với những yếu tố bên ngoài như tiếng động, tiếng nói, tiếng còi xe… và nhanh chóng trở nên mệt mỏi vì điều này. Nếu bạn đưa bé đến một nơi thật yên tĩnh, thoải mái, không khí trong lành, bé sẽ thôi không khóc nữa. Bé cần bạn bế Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng thích được cảm giác ôm ấp, trò chuyện, chở che từ bố mẹ. Hơn nữa, bé còn nhận ra giọng nói thân quen và mùi sữa đặc trưng từ bạn nên thường sau khi được ăn no, thay tã, bé có thể khóc đòi bạn bế. Nhiều cha mẹ lo lắng việc ôm, bế bé cả ngày sẽ không tốt nhưng quả thật trong mấy tháng đầu tiên, hành vi này lại giúp bé thư giãn. Bé bị ốm Nếu bạn cho bé bú và kiểm tra thấy tã vẫn khô, bé đủ ấm nhưng bé vẫn khóc thì bạn nên kiểm tra thân nhiệt xem bé có bị sốt không. Tiếng khóc của bé khi ốm thường dai dẳng và khó xoa dịu hơn khi bé đói hoặc bé đòi bạn bế. Mẹo dỗ bé - Quấn lại quần áo và bế bé lại gần bạn: Việc ôm ấp cũng giúp bé bớt quấy khóc nhưng bạn nên lưu ý vì nếu quấn quần áo quá hoặc ôm bé quá chặt sẽ làm bé quấy khóc nhiều hơn. - Khẽ đu đưa bé: Việc đong đưa qua lại có thể khiến bé thích thú và thoải mái mà quên việc khóc. Bạn có thể bế bé đi loanh quanh trong nhà hoặc đi đến một khu vực thoáng khí, yên tĩnh… - Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc có tác dụng làm dịu hệ thần kinh của bé đồng thời nhiều bé cũng mải mê “thưởng thức” âm nhạc mà vượt qua cơn khóc. Bạn có thể mở những bản nhạc dành cho bé, hát ru bé hoặc cho bé nghe tiếng gõ “long tong” của một món đồ chơi. - Cho bé mút một đồ vật: Kể cả khi không đói, việc mút đồ vật có thể giúp bé điều hòa nhịp tim, lấy lại bình tĩnh nhanh nhất. Bạn có thể cho bé mút tạm ti giả. Lưu ý: Bạn không nên thất vọng khi thấy bé quấy khóc. Khóc là bản năng tự nhiên ở bé nên bạn cần “sống chung” với nỗi phiền nhiễu nhỏ này. Nếu bé quấy khóc liên tục mà không có lý do, bạn nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hơp bé khóc là do đau bụng, đau tai hoặc mắc phải các chứng bệnh khác Xây dựng tình cảm với bé
  13. Đừng nghĩ em bé mới sinh không biết gì và không có nhu cầu “tình thương mến thương” với bố mẹ. Bé sẽ rất vui nếu được bạn hôn, vuốt ve và ngắm nhìn khi bé “tu ti” đấy. 10 cách sau giúp các ông bố bà mẹ xây dựng tình cảm gắn bó với con ngay từ khi bé chào đời: 1. Nói chuyện/ đọc sách với bé Điều này đặc biệt quan trọng nếu phần lớn thời gian chỉ có bạn và bé chơi với nhau. Bởi bạn gần như là người chăm sóc bé duy nhất, hãy dạy bé biết tin và hiểu bạn. Một trong những cách giúp bé hiểu bạn là giao tiếp bằng lời nói - cùng bé đọc sách hoặc chuyện trò. Những cuốn sách thích hợp cho thời gian đầu là sách có tranh minh họa, với chỉ một, hai từ đi kèm giải thích những hiện tượng, đồ vật tự nhiên, hoặc sách thơ chữ to với vài câu thật ngắn. Tuy nhiên đừng tự gâp áp lực rằng bạn phải nói chuyện không ngừng với bé suốt cả ngày. Cùng với thời gian, bé sẽ lớn lên và hiểu rằng có những lúc dành để nói chuyện, có lúc cười nói vui vẻ, có lúc đọc sách và có cả những lúc cần lặng im. Nếu bạn biết sử dụng ngôn ngữ cẩn thận để nói với bé trong thời gian này, tạo cho bé thói quen đọc sách, khi lớn bé sẽ nhận thức được lúc nào lên lắng nghe. 2. Chơi đồ chơi cùng bé Cùng con chơi xếp hình lego hoặc chơi đồ hàng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động. Hơn thế nữa, bạn còn có thêm thời gian để gần gũi bên con. Nên nhớ bạn luôn là tấm gương cho trẻ noi theo, vì thế, cùng với việc để bé thấy bạn làm việc, dọn nhà, nên để bé thấy cả bạn những lúc vui chơi nữa. 3. Massage cho bé Đừng coi thường việc massage cho trẻ sơ sinh. Trong một thập kỷ lại đây, người ta đã công nhận rằng massage cho trẻ cũng giúp xây dựng tình cảm với con, và làm dịu thói “nhặng xị”, om sòm của trẻ, đặc biệt tốt cho những em bé gặp khó khăn trong việc trấn tĩnh bản thân. Ở những tháng tuổi tiếp theo, chỉ cần một chút vuốt ve cũng giúp trẻ thư giãn và lấy lại tự chủ. Thời điểm massage tốt nhất là trước hoặc sau khi tắm hay trong khi thay tã. 4. Nhìn âu yếm khi cho bé ăn Ngắm nhìn bé không chỉ khiến tình mẫu tử thêm gắn bó mà còn giúp bé phát triển khả năng nhận biết khuôn mặt. Khi bạn nhìn thật lâu vào đôi mắt của con, cùng với cảm giác ấm áp khi cuộn tròn trong vòng tay mẹ, được chạm vào làn da mẹ, được bú mớm, bé sẽ cảm nhận tình yêu thương vô bờ. Nhớ đổi bên khi cho con bú để bé có thể ngắm bạn từ một góc độ khác và phát triển đều hai bán cầu não. 5. Hôn bé Hôn là một cử chỉ chứa đựng đầy yêu thương, dấu hiệu của tình cảm mến thân và gắn bó. Nụ hôn từ cha mẹ thậm chí có thể “chữa” khỏi những triệu chứng ốm nhẹ của con.
  14. 6. Cho bé nghe tiếng bạn Rất nhiều em bé có cảm giác sợ hãi và bật khóc khi bố mẹ hoặc người trông bé đi ra khỏi phòng. Điều này thật phiền phức mỗi khi bạn phải ra nghe điện thoại hay vào toilet. Nếu rèn luyện cho bé ngay từ đầu, bạn có thể giúp bé đẩy lùi sợ hãi. Khi ra khỏi phòng, hãy thông báo cho con biết bạn đi đâu và làm gì. Bạn không cần phải nói to hoặc nói luôn mồm, vì bé chỉ cần thỉnh thoảng nghe tiếng bạn để biết chắc rằng bạn không đi quá xa. Dần dần bé sẽ hiểu ngay cả khi bạn không còn ở trong phòng, tất cả sẽ vẫn ổn và không có gì phải sợ hãi. 7. Ở bên khi bé thức dậy Bạn không cần phải đặt đồng hồ báo thức hay chầu trực chờ bé thức giấc. Nếu bạn biết giờ thức của bé sau mỗi lần chợp mắt, hãy tập cho mình thói quen đảo qua chỗ bé vào giờ bé chuẩn bị tỉnh, sẵn sàng ôm bé vào lòng. Điều này đặc biệt có ích cho bé hay khóc hoặc biểu lộ nỗi sợ hãi mỗi khi thức giấc. Biết có bạn ở bên, bé sẽ trấn tĩnh hơn. 8. Cùng tắm với bé Tiếp xúc làn da thực sự là nhân tố quan trọng trong việc phát triển tình yêu thương, gắn bó, xây dựng niềm tin vững chắc giữa bạn và con yêu. Bạn không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cùng con, nhưng tắm chung là khoảng thời gian rất vui bố mẹ, con cái cùng chia sẻ. 9. Tìm hiểu các tín hiệu của bé và đáp ứng Tất nhiên mỗi bé có cách biểu lộ riêng, song các bé cũng có chung rất nhiều dấu hiệu. Ví dụ bé sẽ hò hét, cho tay vào miệng hay mút chùn chụt để biểu lộ mình đang đói, cuối cùng bé có thể khóc toáng lên nếu không được đáp ứng. Rồi bạn sẽ học được tất cả các dấu hiệu đó nếu chú ý đến những biểu hiện của bé trước khi cần tay tã, cần ăn hay cần ngủ. Khi bạn gắn bó với ai đó là bởi vì bạn gần gũi và hiểu rõ họ. Bạn có thể cảm nhận được khi người bạn thân của mình buồn, biết cách an ủi, động viên anh/ cô ấy. Bạn biết người đặc biệt của mình thích ăn món gì, khi nào thì nên nấu cho họ món ăn đó. Với em bé cũng vậy. Khi bạn hiểu bé và đáp ứng được những yêu cầu của bé, bé sẽ tin tưởng bạn và hoàn toàn yên tâm nếu có bạn ở bên Mỗi khi bé bày tỏ dấu hiệu mình đang đói, bạn không cần phải cuống lên đáp ứng bé ngay. Song hãy nói cho bé hiểu “đồ ăn sắp tới rồi”. Có thể cho bé uống chút xíu nước trước khi ăn, đây cũng như cách “chữa cháy” trong thời gian bạn chuẩn bị thức ăn cho bé, trước khi bé khóc toáng lên vì không thể chờ hơn được nữa. Và thêm một lời khuyên cuối cùng, đừng để tâm đến những người nói rằng bạn đang làm hư em bé. Bạn sẽ chứng minh được rằng họ sai khi bé nhà bạn được sống trong tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ, đủ để vững tâm tự vươn mình ra khám phá thế giới sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2