intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 câu hỏi khó trong phỏng vấn

Chia sẻ: Huynh Ly Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

1.636
lượt xem
617
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một buổi phỏng vấn thường có những câu hỏi quen thuộc và những câu hỏi bất ngờ, gây áp lực. Dù là loại câu hỏi nào thì cũng có câu khó và… rất khó. Bạn đã biết cách trả lời chưa?Đây thực sự là một cơ hội để bạn tự “tiếp thị” mình. Bạn chỉ cần tóm tắt một cách cô đọng và súc tích những thế mạnh, trình độ và năng lực bản thân. Đừng trả lời câu hỏi này một cách chung chung. Phần đông ứng viên thường nói: “Bởi vì tôi là một nhân viên chăm......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 câu hỏi khó trong phỏng vấn

  1. 8 câu hỏi khó trong phỏng vấn Trong một buổi phỏng vấn thường có những câu hỏi quen thuộc và những câu hỏi bất ngờ, gây áp lực. Dù là loại câu hỏi nào thì cũng có câu khó và… rất khó. Bạn đã biết cách trả lời chưa? Tại sao chúng tôi nên chọn anh/chị? Đây thực sự là một cơ hội để bạn tự “tiếp thị” mình. Bạn chỉ cần tóm tắt một cách cô đọng và súc tích những thế mạnh, trình độ và năng lực bản thân. Đừng trả lời câu hỏi này một cách chung chung. Phần đông ứng viên thường nói: “Bởi vì tôi là một nhân viên chăm chỉ, gương mẫu và yêu công việc. Năng lực của tôi rất phù hợp với vị trí này”. Mọt câu trả lời như vậy không gây được thiện cảm với người nghe. Thay vì trả lời chung chung như vậy, tại sao bạn không kể ngay một ví dụ cụ thể, rằng trong quá khứ, năng lực của bạn đã được chứng tỏ như thế nào? Bạn đã từng gặp một tình huống khó khăn thế nào, và bạn đã vận dụng sự linh hoạt cũng như khả năng chuyên môn để giải quyết ra sao?… Ngoài ra, cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy một sở trường của bạn mà người khác không có. Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty này? Đây là một cách để nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu về công ty như thế nào, bạn có thực sự quan tâm đến công việc này không. Một quy tắc tối quan trọng, đó là trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu rõ về công ty và những gì liên quan xung quanh công ty đó. Với câu hỏi này, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng bất ngờ nếu có một câu trả lời ấn tượng, kiểu như: “Tôi biết công ty mình đang cạnh tranh gay gắt với công ty A., tôi biết điểm yếu của A., tôi muốn bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, giúp công ty ta đánh bại A. trên thương trường”. Điểm yếu của anh/chị là gì? Chìa khóa cho câu trả lời này là sự chân thành trung thực, nhưng mục đích là biến điểm yếu thành điểm mạnh. Vì vậy, hãy chọn lọc, có nhất thiết phải lôi ra những điểm yếu “không ai chịu nổi” không? Điểm yếu thành điểm mạnh là sao? Là “Tôi có nhược điểm là một khi đã làm việc là hết sức tập trung, bất cứ ai làm phiền cũng làm tôi cáu kỉnh và tôi có thể quát um lên nếu người đó làm tôi phải gián đoạn công việc”. Vậy đấy, điểm yếu dễ cáu gắt của bạn đã trở thành điểm mạnh đam mê công việc rồi. Tại sao anh/chị bỏ công việc trước? Mặc dù công việc trước có một kết thúc tồi tệ thì bạn cũng chẳng nên kể ra làm gì. Hãy nghĩ trước một câu trả lời tích cực, chẳng hạn như “Tôi thấy công việc cũ kìm giữ khả năng thăng tiến của mình. Đó là một công việc nhàm chán, hơi thiếu tính sáng tạo nên không kích thích được năng lực của tôi”. Nhớ là đừng phàn nàn quá nhiều về công việc đó, dù bạn có ghét nó đến đâu đi nữa. Anh/chị có thể mô tả một tình huống khó khăn đã gặp và giải quyết như thế nào? Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn với câu hỏi này đặc biệt nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay là một người chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng thực ra chỉ muốn biết bạn linh hoạt, thông minh, nhanh nhạy và có khả năng giải quyết công việc tới cỡ nào. Do đó, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể kể về một khó khăn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và bạn đã giải quyết nó tích cực ra sao.
  2. Thành tích gì khiến anh/chị thấy tự hào nhất? Nên đi vào cụ thể và lựa chọn những thành tích liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Thậm chí nếu thành tích cao nhất là bạn đã từng đạt giải quán quân trong một cuộc thi cầu lông thì cũng nên bỏ qua để chú ý đến một thành tích khác có liên quan đến công việc chuyên môn hiện nay. Anh/chị mong muốn có mức lương bao nhiêu? Đây có thể là một trong những câu hỏi khó nhất, tế nhị nhất, đặc biệt là với những người có ít kinh nghiệm. Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn phải biết chắc mức lương trung bình của công ty. Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, hãy nêu ra một mức lương có thể chấp nhận được. Nếu bạn là một người có năng lực chuyên môn, hãy đòi hỏi một mức lương xứng đáng với mình, nếu không muốn bị người tuyển dụng hiểu lầm là bạn đang thất thế. Cũng tùy từng vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn xin tuyển vào làm kế toán, thì đừng tỏ ra ham tiền quá. Nhưng nếu bạn xin vào làm nhân viên marketing, một vị trí cho phép ăn lương theo khả năng làm việc, thì bạn nên yêu cầu một mức lương cao, điều đó thể hiện khát vọng làm việc của bạn. Hãy nói về bản thân anh/chị? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó trả lời bởi nó quá rộng. Điều quan trọng là bạn phải biết giới hạn nội dung, nhà tuyển dụng quan tâm đến điều gì thì nói về điều ấy, đừng lan man dây cà ra dây muống, làm người nghe ngán ngẩm. (Theo Dân Trí, Careerbuilder)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2