intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn nhiều canxi vẫn bị loãng xương

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không những chăm chỉ uống sữa, ông Giàu còn đều đặn uống thuốc bổ sung canxi, nhưng chứng loãng xương vẫn không hề cải thiện. Theo nghiên cứu của Tổ chức Loãng xương thế giới, trung bình cứ ba phụ nữ ngoại ngũ tuần thì một bị loãng xương. Tỷ lệ này ở nam giới cùng độ tuổi là 1/5. Khảo sát mới đây tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy, có đến 17-19% số phụ nữ bị xẹp đốt sống sau tuổi mãn kinh. Lo lắng về bệnh này, nhiều người có tuổi rất chú trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn nhiều canxi vẫn bị loãng xương

  1. Ăn nhiều canxi vẫn bị loãng xương Không những chăm chỉ uống sữa, ông Giàu còn đều đặn uống thuốc bổ sung canxi, nhưng chứng loãng xương vẫn không hề cải thiện. Theo nghiên cứu của Tổ chức Loãng xương thế giới, trung bình cứ ba phụ nữ ngoại ngũ tuần thì một bị loãng xương. Tỷ lệ này ở nam giới cùng độ tuổi là 1/5. Khảo sát mới đây tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy, có đến 17-19% số phụ nữ bị xẹp đốt sống sau tuổi mãn kinh. Lo lắng về bệnh này, nhiều người có tuổi rất chú trọng bổ sung canxi bằng thực phẩm và cả thuốc. Nhưng không ít người đưa vào cơ thể rất nhiều canxi mà xương vẫn xốp dần. Ông Nguyễn Văn Giàu ở khu tập thể Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội, bắt đầu có biểu hiện thoái hóa xương cách đây ba năm, khi 59 tuổi. Trước đây ông không có biểu hiện gì đáng lo ngại về xương, ở tuổi gần 60 vẫn có thể vác được hai bao gạo đi khắp khu phố. Nhưng hai năm trở lại đây, sức khỏe của ông xuống cấp trầm trọng, xách xô nước hơi đầy cũng cảm thấy đau cột sống, “làm ngựa” cho đứa cháu 5 tuổi một vòng là không thể tiếp tục vì nhức mỏi, ê ẩm đau. Để “củng cố” xương cho bố, con gái ông mua về các loại sữa có hàm lượng canxi cao và viên bổ sung canxi. Mỗi ngày ông Giàu uống đều đặn ba ly sữa và hai
  2. viên thuốc. Mặc dù đã kiên trì gần hai năm nhưng ông Giàu vẫn không thấy sức khỏe tiến triển gì mà ngược lại, xương vẫn ngày càng thoái hóa. Còn bà Lâm Thị Hạnh, 51 tuổi, ở Tam Điệp, Ninh Bình có ý thức bổ sung canxi từ khi chưa hề có dấu hiệu bất ổn gì về xương, cũng bằng sữa và các thực phẩm giàu chất này… Tuy nhiên, gần đây các cơn đau lưng vẫn xuất hiện, và các bác sĩ chẩn đoán bà bị loãng xương. Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, nhiều người đã bổ sung canxi mà vẫn loãng xương do việc này được nghĩ đến quá muộn. Từ tuổi 35, mật độ xương đã bắt đầu giảm, và đây quá trình này diễn ra âm thầm trong nhiều năm, và khi có những biểu hiện rõ ràng thì tình trạng xương đã khá “tệ”. Vì vậy, việc bổ sung canxi phải được thực hiện ngay từ khi còn trẻ và đều đặn suốt cuộc đời. Trên thực tế, mọi người thường nóng vội, ngắt quãng nên không cho kết quả tốt. Những người loãng xương đã dùng canxi mà vẫn không cải thiện bệnh còn có thể do dùng liều quá thấp. Liều dùng phải tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng xương của mỗi người. Bên cạnh đó, cũng có những người đã cung cấp đủ nhu cầu canxi nhưng xương vẫn xốp, bởi xương không chỉ cần chất khoáng này. Nếu không có đủ vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể dù nhiều bao nhiêu vẫn không được hấp thụ tốt. Làn da hấp thu ánh nắng để tạo thành vitamin D1, sau đó chuyển hóa qua gan để tạo thành vitaminD2 rồi qua thận tạo thành vitamin D3.
  3. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng thường thiếu vitamin D, bệnh nhân suy gan suy thận cũng vậy do không tạo ra vitamin D2 và D3 được, cần bổ sung bằng thuốc. Trẻ còi xương dù vẫn uống canxi Tình trạng xương “kém chất lượng” dù vẫn dùng nhiều canxi cũng xảy ra ở trẻ con, mà bé Tuấn Anh, 20 tháng tuổi, con trai chị Nguyễn Hằng Nga ở Kim Ngưu, Hà Nội, là một ví dụ. Muốn con phát triển tốt hệ xương, chị luôn ý thức cho trẻ ăn những món giàu canxi như tôm, cua, cá… và uống sữa đủ theo khuyến cáo. Thế nên Nga rất ngạc nhiên và hoang mang khi thấy con có những biểu hiện còi xương như ra nhiều mồ hôi ở đầu, rụng tóc một vòng sau gáy, hay giật mình, chậm mọc răng và biết đi… Nghĩ rằng lượng canxi trong thực phẩm ch ưa đủ, chị Nga tham khảo một dược sĩ ở hiệu thuốc gần nhà và mua canxi cho con uống. Tuy nhiên, sau vài tháng, tình trạng của em bé vẫn không cải thiện. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng như con chị Hằng khá phổ biến. Nhiều bà mẹ muốn phòng bệnh còi xương cho con chỉ lo bổ sung canxi mà không biết rằng để đưa được chất này vào xương, cơ thể cần được cung cấp đủ một số thành phần khác mà quan trọng nhất là vitamin D. Vì vậy nếu không tắm nắng đủ hoặc bổ sung vitamin này, bệnh còi xương vẫn xảy ra. Mặt khác, lượng canxi trong cơ thể luôn phải cân bằng với phốt pho thì xương mới ở trạng thái tốt.
  4. Bác sĩ Lộc cũng cho biết, với những bệnh nhân có vấn đề ở đường ruột như bị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…thì khả năng hấp thu canxi cũng giảm rất nhiều. Cần ăn đủ chất và tập luyện đều Để bộ xương phát triển tốt và duy trì lâu ở trạng thái hoàn hảo, tiến sĩ Thủy khuyến cáo, ngoài việc bổ sung canxi, cả người lớn lẫn trẻ con đều cần cung cấp đủ vitamin D và nhiều dưỡng chất khác bằng một chế độ ăn đa dạng, cân đối. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên vì theo nhiều nghiên cứu, với những người duy trì tập luyện ba lần mỗi tuần (mỗi lần 45 phút) có mật độ xương cao hơn rất nhiều so với người ít vận động. Nếu đã làm như vậy mà vẫn bị loãng xương, bạn nên đi khám xem có bệnh tật nào cản trở việc hấp thu canxi hoặc gây hại cho xương hay không. Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp loãng xương là do các tế bào sinh xương giảm hoạt động, có bệnh nội tiết, suy giảm hoóc môn sinh dục, lạm dụng thuốc kháng vi êm nhóm corticoide… Nếu không biết mà vẫn ra sức uống canxi, chẳng những bệnh loãng xương càng nặng do nguyên nhân không được giải quyết mà bạn còn có thể mắc các bệnh do thừa canxi, chẳng hạn như sỏi thận. Theo tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy, người Việt Nam mỗi ngày chỉ cần bổ sung 600- 800 gr canxi là đủ (người châu Âu là 1.000-1.200 gr). Có ba mốc quan trọng để canxi hấp thu được tốt nhất, đó là hai năm đầu đời, thời kỳ tiền dậy thì (từ
  5. 8 đến 10 tuổi) và tuổi xế chiều (thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, khoảng 45-50 tuổi, còn ở nam giới là khoảng 60). Đặc biệt, thời kỳ tiền dậy thì cơ hội tốt nhất để tạo nên đỉnh canxi, để bộ xương hoàn thiện ở tuổi 20-25. Thời kỳ hoàng kim này kéo dài đến năm 35 tuổi và sau đó, mật độ xương giảm dần. Đến thời kỳ mãn kinh, lượng canxi bị mất đi nhiều do sự thay đổi nội tiết và tuổi tác. Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xương. 99% lượng canxi của cơ thể nằm trong xương, chỉ có 1% nằm trong máu. Tuy nhiên, nếu thiếu 1% đó thì cơ thể sẽ không duy trì được sự sống. Do đó khi ăn uống thiếu canxi hay chất này không được hấp thu đủ, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để duy trì tỷ lệ hằng định trong máu, dẫn đến loãng xương. (Theo: Đất Việt)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2