intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về Bệnh loãng xương

Chia sẻ: Nguyễn Văn A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

111
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loãng xương (LX) là một bệnh toàn thể dẫn đến sự giảm khối lượng xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương. Nguyên nhân cột sống của người bị loãng xương và người khỏe mạnh. Người ta phân biệt loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát: Là mức độ nặng của tình trạng thiểu sản xương sinh lý, do quá trình hoá già của các tế bào sinh xương (tạo cốt bào), tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng, cho đến khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về Bệnh loãng xương

  1. Bệnh loãng xương
  2. Loãng xương (LX) là một bệnh toàn thể dẫn đến sự giảm khối lượng xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương. Nguyên nhân
  3. Ảnh minh họa cột sống của người bị loãng xương và người khỏe mạnh. Người ta phân biệt loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát: Là mức độ nặng của tình trạng thiểu sản xương sinh lý, do quá trình hoá già của các tế bào sinh xương (tạo cốt bào), tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng, cho đến khi trọng lượng xương (trong một đơn vị thể tích) giảm trên 30% thì có dấu hiệu lâm sàng. Loãng xương nguyên phát còn được chia thành hai thể: - Loãng xương ở tuổi mãn kinh của nữ: xuất hiện sau mạn kinh từ 6 - 8 năm, tổn thương ở tất cả các bè xương, được xếp là loãng xương Tip I. - Loãng xương người già, gặp ở lứa tuổi 75, nam và nữ đều bị tổn thương chủ yếu ở phần vỏ xương, được xếp là loãng xương Tip II.
  4. Loãng xương thứ phát: Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau: Bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp (du hành vũ trụ). Do các bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng, to viễn cực (acromégalie). Do các bệnh thận: thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo. Do thuốc: lạm dụng steroid, heparin. Triệu chứng Đau lưng là một biểu hiệu rất thường thấy ở bệnh loãng xương. Những biểu hiện lâm sàng chỉ thể hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện có thể từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi do tình cờ chụp phim X quang mà thấy.
  5. Đau cột sống do xẹp các đốt sống: Xuất hiện hoặc tự nhiên, hoặc liên  quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm. Đau cột sống mạn tính do rối loạn tư thế cột sống: Sau các đợt đau cột  sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn - chậu. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương. Gãy xương: Các vị trí thường gặp thường là đầu trên xương đùi,  xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng. Hội chứng kích thích thần kinh: Đau dây thần kinh hông. Đau các dây  thần kinh trên sườn lan ra phía bụng. Điều trị
  6. Ảnh minh họa. Bổ sung calci và vitamin D, Flour kết hợp với calci và một số thuốc điều trị loãng xương khác theo chỉ định của bác sĩ. Phòng bệnh
  7. Chế độ ăn giàu calci từ khi còn niên thiếu và trẻ để phòng ngừa loãng xương. - Thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng. Không uống rượu, hút thuốc lá. - Chế độ ăn giàu calci từ khi còn niên thiếu và trẻ. - Điều trị calci-vitamin bổ sung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2