LOÃNG XƯƠNG
(Osteoporosis)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được phân loại và các yếu tố nguy cơ gây
bệnh loãng xương.
2. Trình bày được triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh loãng xương.
3. Phân tích được hướng điều trị và dự phòng bệnh
loãng xương.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu học tập:
Tài liệu phát tay – Bộ môn Y học cơ sở (2018).
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
các bệnh về cơ xương khớp” , Ban hành kèm theo
quyết định 361/QĐ- BYT ngày 25 tháng 1 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ y tế.
2. Thị Thanh Thủy (2009), “ Bệnh loãng
xương”, Chẩn đoán và điều trị những bệnh
xương khớp, Nhà xuất bản y học, tr. 16-33.
3. Braunwald E., Fauci A.S., Kasper D., Hauser
S.L., Longo D.L., Jameson J.L. (2015)
Harrison’s Principles of Internal Medicine,
19thedition, McGraw Hill.
ĐỊNH NGHĨA
Loãng xương là một bệnh lý
của hệ thống xương, được đặc
trưng bởi sự giảm khối lượng
xương, gây tổn thương sức mạnh
của xương tăng nguy cơ gãy
xương. Sức mạnh của xương bao
gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng
và chất lượng của xương.
PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương nguyên phát :
Loãng xương nguyên phát typ 1( hoặc loãng
xương sau mãn kinh): nguyên nhân do sự thiếu hụt
estrogen. Thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh vài
năm, khoảng 50 -60 tuổi.
Loãng xương nguyên phát typ 2 (hoặc loãng
xương tuổi già): loại này gặp cả nam và nữ, thường
trên 70 tuổi. Nguyên nhân là giảm hấp thu calci,
giảm chức năng tạo cốt bào.
Loãng xương thứ phát :xuất hiện do các bệnh
lý và sử dụng một số thuốc gây loãng xương.