Bệnh loãng xương ở phụ nữ và cách dự phòng
lượt xem 7
download
Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Loãng xương gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh loãng xương ở phụ nữ và cách dự phòng
- Bệnh loãng xương ở phụ nữ và cách dự phòng Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Loãng xương gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chỉ riêng ở Mỹ năm 1995 có hơn 25 triệu phụ nữ bị loãng xương, trong đó 1,5 triệu trường hợp gẫy xương do loãng xương với chi phí điều trị lên tới 8 tỷ USD hàng năm. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh. Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương. LX không phải chỉ khu trú ở một vị trí nào mà đó là một bệnh lý toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương sườn, xương cánh chậu....
- Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương (Ảnh minh họa) Ðặc điểm phát triển bộ xương Chúng ta thường có cảm giác là xương ít hoạt động và ít thay đổi. Trên thực tế khung xương luôn thay đổi và được tạo mới ở mọi thời điểm. Từ khi sinh ra, em bé chỉ có chiều dài bộ khung xương là khoảng 50 cm, đúng bằng chiều cao. Tuy nhiên sau đó bộ xương của chúng ta liên tục phát triển, với quá trình tạo xương vượt trội hơn quá trình tiêu xương. Kết quả là chúng ta trở nên cao to, đạt đến sự lớn tối đa ở độ tuổi 20-22 của cuộc đời, khi mà bộ xương có khối lượng xương cao nhất, hay còn gọi là khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh này còn duy trì cho đến độ tuổi 30. Sau đó quá trình huỷ xương dần trở nên chiếm ưu thế khiến khối lượng và chất lượng xương bị giảm sút theo thời gian, kết quả là hình thành chứng LX. Như vậy nguy cơ loãng xương phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương (khối lượng xương đỉnh) và lượng xương mất khi ở giai đoạn lớn tuổi.
- Và loãng xương ở phụ nữ Bệnh LX thường xảy ra ở phụ nữ có tuổi. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Người ta đánh giá rằng sau 50 tuổi có 1 trong 3 phụ nữ sẽ là nạn nhân của tối thiểu một gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ LX ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ LX nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi. Người ta phân ra một thể riêng là LX ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất xương cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng gẫy xương là 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gẫy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác. Tại sao nữ lại hay bị mắc bệnh LX hơn nam giới? Đầu tiên là những phụ nữ có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ bị loãng xương. Những phụ nữ này được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ. Thứ hai là nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam. Đặc biệt người châu Á có nguy cơ cao hơn do khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Họ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong thức ăn thiếu. Tuy nhiên sau khi đạt khối lượng xương đỉnh tối đa vào độ tuổi 20,
- hàng năm phái nữ mất đi từ 1-3% khối lượng xương. Như vậy, nữ giới mất xương nhiều hơn 40% so với nam giới. Tình trạng mất xương này diễn ra nhanh hơn bắt đầu từ độ tuổi mãn kinh và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh. Thứ ba tình trạng mất kinh hay mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt ở phụ nữ là một tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của họ, đảm bảo bởi hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết, đặc biệt là vai trò của các hormon sinh dục. Tuy nhiên kinh nguyệt đồng thời cũng góp phần đánh giá sức khoẻ của xương. Những phụ nữ chơi thể thao chuyên nghiệp như vận động viên chạy Marathon, diễn viên balet thường bị mất kinh, đều giảm tỷ trọng xương. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm). Thứ tư là phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi đó cơ thể họ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không được cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên hay bị loãng xương. Thứ năm là phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hoá cũng làm gia tăng nguy cơ LX.
- Thứ sáu là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè. Dự phòng LX như thế nào? Mục tiêu dự phòng LX là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng LX càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn bào thai. Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D. Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phomát...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Một lượng calcium và vitamin D vừa đủ cần thiết cho xương khoẻ. Tổng lượng calcium tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 1000mg. Bổ sung vitamin D 800UI/ngày nếu ít tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra bổ sung vitamin K, photpho, magiê làm tăng mức độ gắn canxi vào xương, tạo xương hiệu quả hơn. Vitamin K có trong các loại rau có lá xanh lục, đậu khô, dầu thực vật, đậu nành. Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... Mục tiêu của ngăn ngừa và điều trị là giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ té ngã gãy xương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - GS. Trần Ngọc Ân
15 p | 168 | 31
-
Phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
5 p | 197 | 25
-
Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh loãng xương
4 p | 137 | 19
-
Người cao tuổi và bệnh loãng xương
5 p | 158 | 19
-
Người cao tuổi và bệnh loãng xương
3 p | 129 | 16
-
Thuốc điều trị loãng xương sau mãn kinh
4 p | 143 | 12
-
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ
5 p | 105 | 10
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
8 p | 129 | 9
-
Bài giảng Loãng xương và dinh dưỡng canxi: Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ Việt Nam - TS.BS. Lưu Ngân Tâm
35 p | 45 | 8
-
Dự phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
5 p | 126 | 8
-
Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương
5 p | 114 | 7
-
Phụ nữ có tuổi cần thường xuyên kiểm tra mật độ xương
3 p | 72 | 7
-
Những thực phẩm giúp chống loãng xương ở tuổi mãn kinh
5 p | 60 | 5
-
Khắc phục loãng xương ở phụ nữ U50
4 p | 81 | 5
-
“Kẻ thù” của bệnh loãng xương
5 p | 65 | 4
-
Tỉ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trên 50 tuổi
11 p | 1 | 0
-
Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi thừa cân, béo phì tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn