intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục loãng xương ở phụ nữ U50

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có phải sau khi mãn kinh, phụ nữ nào cũng bị loãng xương không? Có cách gì để khắc phục tình trạng này? Hoàng Thu Hiền (Việt Trì) TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn Xương và các tổ chức khác luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi thanh niên, lượng xương trong cơ thể tăng dần, đến 25 - 30 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Ở phụ nữ sau 30 tuổi, lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 - 1%. Sau khi mãn kinh (trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục loãng xương ở phụ nữ U50

  1. Khắc phục loãng xương ở phụ nữ U50
  2. Có phải sau khi mãn kinh, phụ nữ nào cũng bị loãng xương không? Có cách gì để khắc phục tình trạng này? Hoàng Thu Hiền (Việt Trì) >> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn Xương và các tổ chức khác luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi thanh niên, lượng xương trong cơ thể tăng dần, đến 25 - 30 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Ở phụ nữ sau 30 tuổi, lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 - 1%. Sau khi mãn kinh (trong vòng 15 năm đầu) do
  3. lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1 - 5%, trong đó 3 - 5 năm đầu sau khi mãn kinh, tốc độ thoái hóa xương cao nhất, với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. Bước sang tuổi 60 - 70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai... Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế không phải người phụ nữ nào sau khi mãn kinh cũng đều mắc chứng loãng xương. Theo thống kê, 30% phụ nữ đã mãn kinh mắc bệnh loãng xương. 40% phụ nữ trên tuổi 50 mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gãy. Những nhân tố sau đây quyết định tới chất lượng và sự phát triển của xương: di truyền - chiếm tới 80%, 20% còn lại là do chế độ ăn uống, vận động, nội tiết tố, thuốc, thể trọng, bệnh
  4. mạn tính và mãn kinh quá sớm. Vì thế, để giảm thiểu sự loãng xương khi mãn kinh, ngay từ khi còn nhỏ, cần bổ sung cho cơ thể lượng canxi thích hợp. Việc bổ sung này kéo dài suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, cần năng tập thể dục thể thao, chọn những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tennis, nhảy múa...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2