intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh báo chí (Phần 1)

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.038
lượt xem
294
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tài liệu tham khảo: 1. Nghề làm báo 2. Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý 3. Các thể loại báo chí 4. Phóng sự báo chí hiện đại 5. Ảnh báo chí 6. Nghệ thuật thông tin ... Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất bản sau nếu bạn nào muốn quan tâm Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh báo chí (Phần 1)

  1. Ảnh báo chí (Phần 1) Các tài liệu tham khảo: 1. Nghề làm báo 2. Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý 3. Các thể loại báo chí 4. Phóng sự báo chí hiện đại 5. Ảnh báo chí 6. Nghệ thuật thông tin ... Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất bản sau nếu bạn nào muốn quan tâm Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh báo trí ngày xưa nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại
  2. 1. Khái niệm về ảnh báo chí: Không kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự. Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế nhưng chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt. Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định thành bốn nhóm khác nhau: 1.1. PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới, ...). Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG SỰ ẢNH. 1.2. PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc nhiều loạt ảnh khác nhau. Ở phương Tây, photo porfolio chính là cách tự giới thiệu tốt nhất của một nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh khi đi xin việc làm. Trong nghề báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng không nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể . Ví dụ: một bộ photo porfolio gồm 10 bức ảnh về “Thành Phố Hồ Chí Minh hôm nay” hay “Hà Nội đón xuân”,… Chúng ta tạm gọi là Ảnh Bộ.
  3. 1.3. PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Asscociated Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài … nhưng phải đem lại cho độc giả điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. Mọi nhật báo ngày nay đều cần cả những ảnh thời sự nóng bỏng lẫn những ảnh đời thường để cho trang báo có nội dung mở và bớt nặng nề. 1.4. PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được hình thành và phát triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay có thể đề cập đến một chủ đề nghiêm túc (chẳng hạn như các vấn đề xã hội, kinh tế, môi sinh, …) nhưng cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, hay cũng có thể tập trung vào các chủ đề như mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh báo chí, phóng sự và bút ký là hai thể loại tương đương nhưng phóng sự mang đậm chất thông tấn, còn bút ký in rõ dấu ấn văn chương. Photo Essay cũng giống như một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư và những phản ứng chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem như những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta tạm gọi photo essay là bằng từ Ký Sự Ảnh. Lại nói thêm về các thể loại ảnh khác và ảnh nghệ thuật, rất tiếc là ở Việt nam. Vì nhiều lý do, mà chưa có tiền lệ để xắp xếp ảnh lưu niệm, ảnh thời trang, ảnh quảng cáo... vào trong Ảnh nghệ thuật, mặc dù các nước khác trên thế giới thì có,
  4. nhưng riêng ảnh báo chí được xếp vào Ảnh nghệ thuật ở Việt nam mà đa số chúng ta đều biết là khá nhiều. Đây là bức ảnh tôi chụp lại trong một cuộc giao lưu ảnh, đó là bức "Mẹ con ngày gặp mặt" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long. Có mặt tại buổi đón các tử tù từ Côn Đảo về Sài Gòn tháng 5-1975, Lâm Hồng Long đang chụp lia lịa, chợt nghe thấy tiếng kêu của một má già tóc bạc "Má cứ tưởng con chết rồi...", ông quay lại và ghi vội ảnh hai mẹ con người tử tù ôm lấy nhau. Nhân vật thật, sự kiện thật, trong một khoảnh khắc không thể nào lặp lại. Đây là một bức ảnh báo chí, nhưng tình cảm, thông điệp... mà bức ảnh truyền tới người xem đã làm cho ảnh lên một tầm cao mới - Ảhh nghệ thuật. Ảnh đã được nhận giải thưởng đặc biệt của Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP) năm 1991. Báo chí nói chung có thể xếp thành 4 loại: - Báo viết - Báo nói - Báo hình (báo chí truyền hình) - Báo điện tử và ảnh báo chí từ trước đến nay gắn với báo viết là nhiều, chúng ta chắc ai mà trong tuần, trong ngày mà chả đọc một vài tờ báo. Lúc thì về Thể thao, Mua bán, An ninh, Thời báo kính tế... Giả sử những hình ảnh Văn Quyến trong trại giam hay thầy Hồ không có mặt trong các trang viết trên các báo, chắc sẽ giảm sự quan tâm và hấp
  5. dẫn người đọc khi xem bài đó ở các báo. Chúng ta có thể không nhớ hết nội dung của bài báo mà chúng ta quan tâm, nhưng hình ảnh "đặc trưng" sẽ còn đọng mãi. Ảnh báo chí (ABC) được coi như câu chuyện bằng hình ảnh, máy ảnh là cây bút là phương tiên ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi hình ảnh đúc kết một câu chuyện. Mà chúng ta đã "tranh luận" khá nhiều - cái mà ông Henri Cartier-Bresson gọi là "Khoảnh khắc quyết định". Câu chuyện ở đây rất đa dạng, có thể là một bức ảnh thời sự vừa nóng vừa thổi, ở những nơi chiến tranh ác liệt, một pha tranh bóng gay cấn, một phóng sự về Tây tạng huyền bí gian nan và cũng gần hao mất con Nikon D200 như IMIM, cái bắt tay lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải với Tổng thổng Mỹ G.Bush trên đất Mỹ , hay đơn giản là cuộc họp của thường vụ huyện Simacai chỉ đạo cho chuyến đi vừa qua của chúng ta, cũng có thể là một bức chân dung của con người trong một sự kiện nào đó... Tất cả đều là ảnh báo chí, bởi dù lớn hay nhỏ dù nó là "đỉnh cao" hay "đỉnh thấp", nhưng những khoảnh khắc ấy là thành phần mật thiết của lịch sử, gìn giữ những khoảnh khắc cho tương lai. 2. Đạo đức nghề nghiệp của phóng viên ảnh: Vậy khái niệm cơ bản về ABC chúng ta đã có. Túm lại là: Tường thuật bằng hình ảnh Tóm khoảnh khắc điển hình Cái "khoảnh khắc quyết định" Đó là Ảnh báo chí.
  6. Làm điều gì nếu muốn thành công cũng phải có sự đam mê, chụp ABC cũng không ngoại lệ. Những nó khác các nhà nhiếp ảnh ở chỗ: Trước khi người phóng viên ảnh (PVA) chụp ảnh, anh ta phải là một nhà báo, rồi sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh. Vậy thì trước hết đạo đức của người làm báo, PVA phải tuân thủ. Người ta vẫn còn tranh cãi là đạo đức nghề nghiệp nhà báo có trước hay có sau nghề báo. Người ta cũng nói rằng Xêda là người đầu tiên có ý tưởng đàm đạo với bè bạn, những vấn đề cấp thiết bằng thư từ, khi mà sự bận rộn không cho phép gặp nhau trực tiếp. Đó là sự giao tiếp linh hoạt, không qua trung gian, còn khi đọc báo. Nhà báo đã là trung gian để đưa những thông tin đến người đọc, chính vì vậy mà đòi hỏi "đạo đức" luôn được đề cao ở những Nhà báo. Vấn đề này xin không bàn thêm, quay lại với PVA, ngoài đạo đức nghề nghiệp phải tuân thủ. Anh ta còn phải tuân thủ những quy tắc riêng của từng hãng thông tấn, từng tờ báo về hình ảnh. Các chi tiết có thể khác nhau những nguyên tắc chung vẫn phải là: - Những bức ảnh luôn luôn thuật lại sự thật. - Những bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác theo bất kỳ cách nào. - Ngoài ra, một số hãng còn quy định chỉ cho phép tẩy các vết xước, bụi, crop... Các biện pháp chỉnh sửa hình ảnh, "gây cảm giác" khác nhau cho người xem trước và sau khi chỉnh sửa đều không được phép.
  7. 3. Phóng viên ảnh anh là ai? Cũng giống như khái niệm ăn ảnh và không ăn ảnh trong chụp chân dung. Chỉ có khác ở đây là khái niệm dành cho người chụp chứ không phải dành cho người "bị" chụp. Có nghĩa đúng ra phải là "ăn phóng viên ảnh" và ngược lại. Điều đó cũng có nghĩa là không phải ai cũng hợp với nghề này, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp toàn chụp ảnh nghệ thuật nhưng chưa chắc đã chụp giỏi được ABC, bởi giá trị thông tin đòi hỏi của ABC khác với ảnh nghệ thuật. Vậy điều gì đã được coi là tố chất của "Phóng viên viết bằng máy ảnh" ? 3.1. Nhạy cảm và thông cảm: Tri thức có thể học, kỹ năng có thể rèn nhưng sự nhạy cảm, năng khiếu "phát hiện" nhưng điều mà nhiều người không thấy và tìm cách thểhiện quả hình ảnh độc đáo, thích hợp thì lại không phải ai cũng có và cũng giỏi được. Và cũng không phải "đối tượng phản ánh" nào ai đã giỏi là giỏi tuốt, phóng viên ảnh chúng ta thường biết ở Việt nam là thời sự và thể thao... PVA phải nhạy cảm và thông cảm vì anh ta sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau, nhiều tình huống bất ngờ, có thể bạn sẽ chụp những gì đau buồn xảy đến với "chủ đề" như tai nạn, chiến tranh, thảm hoạ tự nhiên, bênh tật... Bạn không thể chăm chăm chụp ảnh với khuân mặt lạnh tanh vô cảm hay trang phục, đầu tóc "đầu gấu" mất thiện cảm cho được, mà phải có thời gian thiết lập quan hệ và sự tin cậy. Michel DuCille phóng viên Washington Post cho rằng bất kỳ lối tiếp cận nào của phóng viên ảnh cũng phải "đối xử trân trọng với chủ đề và vứt bỏ mọi định kiến có sẵn. Phải có khả năng lường trước được bản chất con người và biết có mặt đúng nơi đúng lúc".
  8. Xin giới thiệu Horst Faas - nguyên Trưởng ban biên tập ảnh của Văn phòng AP tại Lôn Đôn - người duy nhất hiện nay có hai giải Pulitzer. Một là ở Dacca Băng la đét năm 1971 và một là ở Việt nam năm 1965. Bức ảnh người đàn ông bế con trai đã bị chết, trong lúc những lính ngụy thản nhiên ngồi trên xe bọc thép sau một trận chiến, ở ngồi làng gần biên giới Cam Pu Chia năm 1964.
  9. 3.2. Dũng cảm, kiên nhẫn và không ngại gian khó: Nếu không chúng ta là sao có nhưng ảnh trong những khúc cua nguy hiểm trong đua xe, những tình huống gay cấn, cảm động trong chiến tranh, những vụ hoả hoạn, những tình huống giải cứu con tin nghẹt thở, nhưng bức cận cảnh với bệnh nhân HIV, giao lưu và làm quen với những con nghiện, những vụ thảm hoạ thiên nhiên chưa từng có... và không thể kể hết những tình huống nguy hiểm. Nhiều bức ảnh giá trị nó nằm trước hay sau sự kiện, chínhvì vậy kiễn nhẫn chờ đợi hay chịu khó quan sát cũng là điều kiện để không bỏ lỡ nhưng khoảnh khắc không có lần 2. Ví như nhà báo Eric Draper đang làm nhiệm vụ ở Macedonia, chụp ảnh dân tị nạn Anbani ở cuộc chiến Kosovo, anh cố nán lại thật lâu trong lúc bị cảnh sát đuổi và
  10. đó cũng là thời điểm anh chụp được bức Người bố khóc trên đầu đứa con sau cửa kính ôtô chở người tỵ nạn. Nói như Schiappa "Cảnh sát ra lệnh cho anh phải dời vị trí đó, bạn tuân theo, nhưng hãy dời đến vị trí khác và tiếp tục chụp đến khi nào họ đuổi bạn lần nữa"". Và để kết thúc phần này tôi xin nhắc lại đại ý câu nói nổi tiếng của một phóng viên nổi tiếng, Ông có nói rằng: "Nếu bức ảnh của bạn chưa đẹp thì có nghĩa là bạn chưa đến gần". Và ông đã hy sinh trong chiến tranh khi tiếp cận gần "mục tiêu" hơn, tên của ông là CAPA. 3.3. Tư duy và óc hiếu kỳ: Tư duy ở đây được hiểu là tư duy hình ảnh, nó sẽ được hỗ trợ nếu định trước những chủ đề cụ thể và có cơ sở vững chắc. Nó đòi hỏi vốn kiến thức và tầm hiểu biết nhất định. Như bức ảnh nổi tiếng chụp tên đọc tài Pol Pot của David Longstreath năm 1998. Tác giả bức ảnh cho rằng: "Đây là tên độc tài cuối cùng của thế kỷ 20. Tôi không thể nói không trước cơ hội này và không thực hiện được thì tôi không quay lui." Bạn phải có tầm nhìn lịch sử để hiểu được tầm quan trọng của sự kiện này. Nhưng phải nói một thực tế không chỉ riêng ở Việt nam (Việt nam thì hiển nhiên rồi?) mà ở tầm quốc tế là hướng tư duy của PVA bị ảnh hưởng bởi các cuộc thi ảnh báo chí và những cuốn sách giới thiệu các bức ảnh nổi tiếng. Nó đã làm cho nhiều người cầm máy dễ dàng đi theo con đường mà những người khác đã vạch ra cho mình... Còn óc hiếu kỳ hiển nhiên luôn nằm trong đầu mỗi PVA, anh không thể vô tư "bỏ quên đời" như một nhà thơ trong những lúc "bay bổng" được. Thật sai lầm nếu
  11. tiếp cận những cảnh tượng mới PVA lại tự hỏi mình "Chuyện này có gì mà hấp dẫn vậy?". Chính óc hiếu kỳ luôn luôn thôi thúc mỗi PVA theo đuổi thông tin. Ảnh của David Longstreath
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2