intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI - SVTH: PHẠM THỊ YẾN

Chia sẻ: Paradise4 Paradise4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là một chƣơng trình con. -Lợi ích của việc sử dụng chƣơng trình con . -Phân loại chƣơng trình con. 2. Về tư tưởng, tình cảm: -Dẫn dắt học sinh cách nhìn tổng quan về giải quyết một bài toán một cách khoa học hơn -Giúp học sinh hứng thú với môn học

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI - SVTH: PHẠM THỊ YẾN

  1. Bài 17: CHƢƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Doãn Vinh Sinh viên thực hiện: Phạm thị yến Lớp: k56a_cntt_dhsphn . Mục đích ,yêu cầu: 1.Về kiến thức: -Giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là một chƣơng trình con. -Lợi ích của việc sử dụng chƣơng trình con . -Phân loại chƣơng trình con. 2. Về tư tưởng, tình cảm: -Dẫn dắt học sinh cách nhìn tổng quan về giải quyết một bài toán một cách khoa học hơn -Giúp học sinh hứng thú với môn học
  2. Đặt vấn đề Khi viết chương trình giải các bài toán lớn, phức tạp,  nếu viết chương trình theo cách truyền thống cũ trước đây sẽ dễ nhận thấy rằng chương trình sẽ rất dài, gồm hang trăm, hàng ngàn lệnh. Trong đó có những đoạn mã lệnh bị lặp lại do chúng có cùng một công việc nhưng do phải thực hiện trên những đối tượng khác nhau nên chúng vẫn phải viết ra. Vì vậy vấn đề đặt ra là tổ chức chương trình như  thế nào để cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu.
  3. Khái niệm về chƣơng trình con Việc giải quyết một bài toán lớn phức tạp  thường đòi hỏi phân thành các bài toán con. Do vậy cần định hướng chương trình thành các khối (các modun), mỗi khối bao gồm các lệnh giải quyết một bài toán cụ thể nào đó. Các khối lệnh sẽ được xây dựng dưới dạng các chương trình con. Sau đó ,chương trình chính sẽ được xây dựng từ các chương trình con này.
  4. Khái niệm về chƣơng trình con(tiếp) Giả sử để giải quyết bài toán tính giá trị của biểu thức:  A= 1!+2!+3!+…+n!  Theo cách thông thường thì sẽ tính giá trị của từng số  hạng rồi cộng với nhau. Như vậy vô cùng cồng kềnh và nhiều đoạn lệnh lặp lại như tính giai thừa của một số có cùng giải thuật nhưng vẫn phải viết lại giải thuật đó lại nhiều lần. Ý tưởng là ta nhóm một khối những câu lệnh thực  hiện tính toán tổng quát giai thừa của một số có thể áp dụng cho các số từ 1 đến n, sau đó cộng các kết quả đó lại với nhau ta được giá trị cần tính A. khối lệnh tính giai thừa đó là một chương trình con
  5. Lợi ích của việc sử dụng chƣơng trình con +Tránh được việc phải lặp đi lặp lạicùng một dãy lệnh  nao đó. +Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn: khi phải  viết chương trình lớn hàng nghìn ,hàng vạn lệnh cần huy động nhiều người tham gia,có thể giao cho mỗi người (hoặc một nhóm ) viết một chương trình con rồi sau đó ghép chúng lại thành chương trình chính. +Phục vụ cho quá trình trù tượng hóa:Người lập trình có thể sử dụng các kết quả đượ thực hiện bởi chương trình con mà không phải quam tâm đến việc các chương trình con đó được cài đặt như thế nào +Mở rộng khả năng ngôn ngữ:  +Thuận tiện cho việc phát triển, nâng cấp chương trình 
  6. Phân loại chƣơng trình con cấu trúc của chƣơng trình con Chương trình con được chia làm 2 loại :  thủ tục và hàm
  7. Hàm(function) Hàm(function) là loại chương trình con dùng để thực  hiện một thao tác nào đó hoặc một công việc nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó Ví dụ hàm toán học hay hàm xử lí xâu:  +Sin(x) nhận giá trị thực x và trả về giá trị sinx.  +sqrt(x) nhận giá x và giá trị căn bậc hai của x.  +length(x) nhận xâu x và trả về độ dài của xâu x…  
  8. Thủ tục (procedure Thủ tục (procedure) là chương trình con  thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó Ví dụ các thủ tục vào /ra chuẩn hay thủ  tục xử lí xâu: Writeln,readln,delete,insert... 
  9. Cấu trúc chương trình Chương tình con có cấu tuc tương tự như chương  trình chính nhưng nhất thiết phải có tên và phần đầu và khai báo tên ,nếu là hàm phải khai báo kiểu dữ liệu cho giá trị trả về của hàm: +  []   -Tham số hình thức: các biến đượckhai báo cho dữ  liệu vào/ra đưowcj gọi là tham số hình thức của chương trình con.Các biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con được gọi là biến cục bộ
  10. Phần khai báo phần khai báo có thể khai báo biến cho  dữ liệu vào và ra ,các hằng và biến dùng trong chương trình con
  11. Phần thân Phần thân :là dãy câu lệnh thực hiện để  từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn
  12. Tham số hình thức Tham số hình thức: các biến được khai  báo cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con.Các biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con được gọi là biến cục bộ .
  13. Thực hiện chƣơng trình con Tham số thực sự: để gọi một chương trình  con,ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số(nếu có) là các hằng và biến chứa dữ liệu vào ra tương ứngvới các tham số hình thức đặt trong các cặp ngoặc(và).Các hằng và biến này được gọi là tham số thực sự. -Sau khi chương trình con kết thúc ,lệnh tiếp  theo lệnh gọi chương trình con sẽ được thực hiện.
  14. Ví dụ sqr(225)thì sqr_tên chương trình con và  225_tham số thực sự -Khi thực hiện chương trình con ,các  tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận giá trị của tham số thực sự tương ứng, còn tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu sẽ trả ra giá trị đó tham số thực sự tương ứng.
  15. Củng cố bài Nắm được khái niệm về chương trình  con . Lợi ích của việc viết chương trình bằng  chương trình con. Phân loại chương trình con. 
  16. Bài tập về nhà và câu hỏi ôn tập - Đọc trước bài “cách viết và sử dụng thủ  tục”. - Thử hình dung bài toán sau có thể được tạo  thành từ các chương trình con nào? Nhập mảng A gồm 5 phần tử,sắp xếp  theo thứ tự tăng dần của các phần tử. tìm UCLN,BCNN của các phần tử trong mảng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0