YOMEDIA
ADSENSE
Bài 46 - Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
446
lượt xem 49
download
lượt xem 49
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp cho các bạn học sinh có thêm các kiến thức cơ bản về môn sinh học 12 mà tài liệu "Bài 46 - Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên" đã được thực hiện. Với mục tiêu giúp học sinh nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng chủ yếu hiện nay, lấy ví dụ minh họa;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 46 - Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- BÀI 46 THỰC HÀNH: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Sinh học 12 cơ bản Tr 204) IMỤC TIÊU Nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng chủ yếu hiện nay, lấy ví dụ minh hoạ. Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có các biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường. Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích , đánh giá kết quả. IICHUẨN BỊ Băng ghi hình hoặc đĩa CD về các dạng tài nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường. Thiết bị máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh minh họa. IIINỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1 Xem phim, tranh ảnh minh họa về các dạng tài nguyên thiên nhiên B1 Xem một đoạn phim về các dạng tài nguyên thiên nhiên, hình thức khai thác và sử dụng... B2 Quan sát một số hình ảnh về các dạng tài nguyên thiên nhiên và cách khai thác ThanKhai thác than đá QuặngKhai thác quặng NướcĐập thủy điện Sơn La Gỗ rừng Khai thác gỗ Cá NgừKhai thác cá biển Hồ Ba Bể tỉnh Bắc CạnKhai thác du lịch sinh thái
- Dàn khoan dầu Khai thác dầu Máy phát điện – Khai thác gió Máy hút cátKhai thác cát sông B3 Phân loại các dạng tài nguyên thiên nhiên theo các mục trong bảng Dạng TN Tài nguyên Câu trả lời – Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt Tài nguyên không tái sinh Nhiên liệu gọi là tài nguyên không tái sinh. hóa thạch – Than có nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên,… Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng),… Sắt ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Kim loại Hà Giang,… Vàng ở Bắc Kạn, Quảng Nam,… Đá vôi, đất sét,… sản xuất xi măng ở nhiều tỉnh miền Bắc, Trung Phi kim loại và Tây Nam Bộ (Hà Tiên). Đá quý có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An,… Không khí Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát sạch triển phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh. Việt Nam có nguồn nước sạch khá dồi dào, trong đó các hệ thống Nước sạch sông Hồng, Cửu Long, Đồng Nai giữ vai trò quan trọng, ngoài ra còn có nhiều hồ nước lớn như Hòa Bình, Thác Bà, Trị An,… Tài nguyên tái sinh Việt Nam là nước có diện tích trung bình nhưng dân số đông nên diện tích đất tính trên đầu người không lớn. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu cao thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài Đất ra còn có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vùng đất trung du Bắc Bộ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,… Việt Nam là nước có độ đa dạng sinh học cao, nhiều loài động Đa dạng sinh vật và thực vật mới được phát hiện như sao la. Tuy nhiên, hiện nay, học nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như tê giác, chim trĩ, trâu rừng và các cây như gõ đỏ, gụ mật, cẩm lai,… – Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là tài nguyên năng lượng sạch và Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu khôngn bao giờ bị cạn kiệt như năng lượng mặt trời, năng lượng Năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ mặt trời lòng đất. – Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời cao. Năng lượng Năng lượng gió dồi dào. gió Năng lượng Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển nên tiềm năng sử dụng năng sóng lượng sóng lớn. Năng lượng Tiềm năng lớn. thủy triều 2Các hình thức khai thác, sử dụng gây ô nhiễm môi trường: B1 Xem một đoạn băng hình về các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường. B2 Quan sát các tranh, ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí
- Khói bụi từ nhà máy Khói bụi do các PT giao thông Lò gạch, vôi thủ công Bếp đun nhiều khói Cháy rừng Núi lửa hoạt động Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước Nước thải từ các nhà máy Nước thải từ chăn nuôi Rác thải không xử lý Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Khai thác khoáng sản Lũ lụt Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường Chặt phá rừng Chất diôxin Lạm dụng phân bón hóa học
- Rác thải không xử lý Khai thác khoáng sản Canh tác lạc hậuquảng canh Biến đổi khí hậu –hạn hán Đô thị hóa thiếu quy hoạch Nước biển dâng gây ngập và kéo dài đất đai khô cằn nhiễm mặn đất B3Điền các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, cách khắc phục vào các ô trong bảng: Các hình thức gây ô nhiễm Nguyên nhân gây ô Biện pháp khắc phục nhiễm Ô nhiễm không khí: – Ô nhiễm từ sản xuất công – Sử dụng thêm nhiều nghiệp tại các nhà máy, làng nghề, – Do công nghiệp lạc nguyên liệu sạch. … hậu. – Lắp đặt thêm các thiết bị – Ô nhiễm do phương tiện giao – Do chưa có biện pháp lọc khí cho các nhà máy. thông. khắc phục. – Xây dựng thêm nhiều công – Ô nhiễm từ các đun nấu tại các viên cây xanh. gia đình. Ô nhiễm chất thải rắn: – Do chưa chấp hành – Chôn lấp và đốt cháy rác – Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, quy định về xử lí rác một cách khoa học. … thải ra ừ các nhà máy, công thải công nghiệp, y tế và – Xây dựng thêm nhà máy tái trường,… rác thải sinh hoạt. chế chất thải thành các – Xác sinh vật, phân thải ra từ sản – Do ý thức của người nguyên liệu đồ dùng,… xuất nông nghiệp. dân về bảo vệ môi – Rác thải từ các bệnh viện. trường chưa cao. – Giấy gói, túi nilon,… thải ra từ hoạt động sinh hoạt ở mỗi gia đình. Ô nhiễm nguồn nước: – Nguồn nước thải từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất Do chưa có nơi xử lí Xây dựng nhà máy xử lí hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây nước thải. nước thải. bệnh,… – … Ô nhiễm hóa chất độc: – Xây dựng nơi quản lí chặt – Hóa chất độc thải ra từ các nhà Do sử dụng hóa chất chẽ các chất gây nguy hiểm. máy. độc hại không đúng quy – Hạn chế sử dụng hóa chất, – Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá định. thuốc trừ sâu trong sản xuất trình sản xuất nông nghiệp. nông nghiệp,… Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: – Do không thường Giáo dục để nâng cao ý – Sinh vật truyền bệnh cho người xuyên làm vệ sinh môi thức cho mọi người về ô và sinh vật khác như muỗi, giun trường. nhiễm và cách phòng tránh. sán,… – Do ý thức của người Thực hiện vệ sinh môi dân chưa cao, … trường, … 3Hướng khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Nắm rõ nguyên tắc của sử dụng bền vững tài nguyên là “hình thức sử dụng vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau”. Sử dụng bền Hình thức sử dụng tài nguyên vững Hay không Đề xuất biện pháp khắc phục bền vững Tài nguyên đất: – Chống bỏ hoang, sử dụng nhiều – Đất trồng trọt. vùng đất không hiệu quả ở các địa – Đất xây dựng công trình. phương. – Đất bỏ hoang. – Trồng cây gây rừng bảo vệ đất – … trên các vùng đồi núi trọc,… Tài nguyên nước: Xây dựng nhiều hồ chứa nước – Hồ chứa nước phục vụ nông kết hợp với hệ thống thủy lợi góp nghiệp. phần chống hạn cho đất như hồ – Nước sinh hoạt. Thác Bà, Hòa Bình, Trị An,… và – Nước thải. nhiều hồ nhỏ ở địa phương,… – … – Những nỗ lực bảo vệ rừng tại các đia phương. Dự án trồng 5 triệu * Tài nguyên rừng: hecta rừng. – Rừng bảo vệ. – Thành lập các khu rừng bảo vệ – Rừng trồng được phép khai thác. như Vườn Quốc gia Cúc Phương, – Rừng bị khai thác bừa bãi. Tam Đảo, Nam Cát Tiên; Các khu dự – … trữ sinh quyển như rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM),… Tài nguyên biển vàv en biển: – Phổ biến các quy định không đánh – Đánh bắt cá theo quy mô nhỏ ven cá bằng lưới có mắt lưới quá nhỏ, bờ. không đánh bắt bằng mìn, thuốc độc, – Đánh bắt cá theo quy mô lơn. … – Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quý – Thành lập các khu bảo vệ sinh vật hiếm,… biển: Hòn Mun (Khánh Hòa),… – … Nghiêm cấm đánh bắt động vật Tài nguyên đa dạng sinh học: hoang dã đang có nguy cơ bị hủy – Bảo vệ các loài. diệt, xây dựng các khu vực bảo vệ – … các loài đó. Thu hoạch: Trách nhiệm của mỗi chúng ta cần làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường Trách nhiệm vận động, tuyên truyền gia đình, cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. IVCÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1Nêu các nguyên nhân gây tăng nồng độ khí CO2, nồng độ khí CO2 tăng gây hiện tượng khí hậu gì? 2Nêu chu trình cacbon trong tự nhiên? 3Thế nào là một hệ sinh thái, hệ sinh thái nhân tạo khác hệ sinh thái tự nhiên những điềm nào? 4Con người thuộc bậc dinh dưỡng nào trong tự nhiên, vai trò của con người trong hệ sinh thái? 5Thế nào là sinh quyển, khu dự trữ sinh quyển, kể tên một số khu dự trữ sinh quyển? 6Khi nào thì tài nguyên tái sinh trở thành vô tận? 7Chúng ta cần làm gì để sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật biển của nước ta? 8Nêu những biện pháp cụ thể, cần thiết để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường tại địa phương? 9Hệ sinh thái nào có khả năng tích lũy năng lượng từ ánh sáng mặt trời hiệu quả nhất aHệ sinh thái thành phố cHệ sinh thái sa mạc
- bHệ sinh thái nông nghiệp dHệ sinh thái rừng tự nhiên 10Câu nào không đúng trong các câu sau a Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững b Trồng cây gây rừng là một trong các biện pháp phục hồi cân bằng sinh thái cMọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên d Phá rừng để lấy đất trồng trọt cầm phải được ?HỎI KHÓ ĐÁP HAY Thế nào là sản xuất nông nghiệp sạch và triển vọng ở Việt Nam thế nào? Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người (định nghĩa của Codex Alimentarius, cơ quan Liên hợp quốc giám sát các tiêu chuẩn về lương thực trên toàn thế giới). Cho đến thập kỷ 60 thế kỷ XX, nền nông nghiệp Việt Nam được xem là nông nghiệp sạch. Nguồn hữu cơ chủ yếu được sử dụng là phân bón, bao gồm phân chuồng trại, tro rơm rạ, bèo hoa dâu và các nguồn phân xanh cũng như các chất phế thải từ nguồn hoa màu. Tuy nhiên, do sức ép về dân số, tài nguyên đất trở nên hạn hẹp về số lượng và xuống cấp về chất lượng, do nhu cầu an toàn lương thực và xuất khẩu, nền nông nghiệp sạch Việt Nam đã chuyển sang nền nông nghiệp sử dụng phân bón vô cơ. Việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ đã có tác động xấu đến môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm nguồn nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tạo nên nhu cầu về sản phẩm an toàn do nền nông nghiệp sạch cung cấp. Nền nông nghiệp sạch tuy không bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực nhưng có thể đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân hiện nay chưa hào hứng trong việc chuyển sang nền nông nghiệp sạch do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp, do thị trường tiêu thu sản phẩm nông nghiệp sạch còn hạn hẹp. Triển vọng của nền nông nghiệp sạch Sự ra đời của thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng đang góp phần mang lại cho Việt Nam thành tựu sản xuất nông nghiệp mới. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuất thì cần có giải pháp thay thế các loại thuốc hóa học độc hại hiện nay và ý thức hơn với cộng đồng trong viêc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Thành công từ thực tế Ưu điểm lớn của thuốc trừ sâu sinh học lấy từ các virus, vi khuẩn, nấm côn trùng, tuyến trùng có ích và các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên là không gây độc hại cho người sử dụng, gia súc. Hơn nữa, các chế phẩm này còn có tác dụng làm trong sạch môi trường, tiêu diệt sâu với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích. Hiện nay, đề tài đã xây dựng được 7 mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại lúa, rau màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp và cây ăn quả tại các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tinh, Thanh hoá và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Quy mô áp dụng trên 264 hécta, mở rộng cho nông dân áp dụng 436 ha với kết quả triển khai đang được các địa phương đánh giá rất cao. Vi sinh vật diệt côn trùng
- Đề tài KC 0412 nghiên cứu sản xuất các loại thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng được PGS.TS Nguyễn Văn Tuất và các cộng sự tại Viện Bảo vệ thực vật ấp ủ trong gần 10 năm. Họ đã tiến hành thu thập hàng ngàn mẫu vi sinh vật từ các nguồn trong nước, phân lập được trên 500 chủng bổ sung vào các nguồn trong nước và nhập nội đã có từ các giai đoạn trước; thiết lập được 21 bộ mẫu vi sinh vật trong đó có nhiều chủng có hoạt lực cao với sâu bệnh, bảo quản lưu giữ làm nguồn giống gốc để sản xuất các chế phẩm sinh học BVTV.” Các chế phẩm được sản xuất làm thuốc sâu sinh học dựa trên nền tảng là các vi sinh vật. Nhưng để biến những vi sinh vật đó thành thuốc sâu sinh học phải thông qua những quy trình công nghệ. Ví dụ, để sản xuất chế phẩm virus nhân đa diện NPV và NPVBt (VBt) trừ sâu hại, các nhà khoa học đã thu thập được 144 mẫu virus NPV sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata)… tại các vùng trồng lúa, rau và cây màu. Công việc nhân nuôi sâu xanh, sâu khoang với số lượng lớn phải được tiến hành liên tục để phục vụ cho việc sản xuất chế phẩm và thí nghiệm sinh học. Các khâu kỹ thuật của quy trình công nghệ đã được cải tiến để nâng cao chất lượng chế phẩm, bao gồm tăng cường kỹ thuật nhân nuôi, loại bỏ tạp chất và các vi sinh vật khác để đảm bảo độ thuần từ 95 100%. Một chế phẩm tiêu biểu khác là Momosertatin trừ sâu hại rau với nguyên liệu làm hạt gấc. Theo dây chuyền công nghệ này thì hạt gấc khô bóc vỏ lấy nhân đem nghiền nhỏ, loại bỏ lipit, pha loãng vào nước cho tan đều, ly tâm lấy dịch chiết trong, thêm chất phụ gia để tạo thành chế phẩm. Cùng với việc cải tiến công nghệ tách triết loại bỏ tạp chất, nâng cao công suất ở dạng quy mô lớn hơn tiết kiệm chi phí, nhiều chế phẩm sinh học cũng lần lượt được ra đời như: Bacillus thuringiensis (Bt) trừ sâu hại, nấm côn trùng Beauveria & Metahizium trừ sâu hại, nấm đối kháng Trichoderma trừ bệnh hại, kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces Sp...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn