
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh lớp 3
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh lớp 3" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu; Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS tiểu học thông qua môn TN - XH lớp 3; Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua môn TN - XH 3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh lớp 3
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- VÕ THỊ THANH NGÂN GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 Sinh viên thực hiện VÕ THỊ THANH NGÂN MSSV: 2113020527 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S LÊ THỊ BÌNH MSCB: 1006 Quảng Nam, tháng 5 năm 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và những người thân. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Bình, người đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ động viên tinh thần trong suốt thời gian tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, những người đã dạy dỗ và cung cấp cho tôi những kiến thức quan trọng và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận này đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo, BGH nhà trường, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã tạo điều kiện, hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình, người thân những người đã luôn ở bên cạnh ủng hộ động viên tôi suốt thời gian qua. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành khóa luận nhưng do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên bài làm không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tam Kỳ, tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Võ Thị Thanh Ngân
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nội dung Từ viết tắt 1 Giáo sư GS 2 Giáo viên GV 3 Hoạt động HĐ 4 Học sinh HS 5 Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài IUCN nguyên thiên nhiên 6 Nhà xuất bản NXB 7 Phó giáo sư, Tiến sĩ PGS.TS 8 Phụ huynh PH 9 Phụ huynh học sinh PHHS 10 Phương pháp PP 11 Số thứ tự STT 12 Tự nhiên xã hội TN – XH
- DANH MỤC BẢNG STT Bảng Trang Bảng 1.1 Diện tích rừng Việt Nam qua các thời kì 11 Bảng 2.1 Nhận định của GV trong việc giáo dục ý thức bảo vệ đa 26 dạng sinh học Bảng 2.2 Mục đích GV thường hướng tới khi giáo dục ý thức bảo 26 vệ sự đa dạng sinh học Bảng 2.3 Phương pháp giảng dạy thường sử dụng trong việc giáo 27 dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học Bảng 2.4 Mức độ cập nhật thông tin về đa dạng sinh học 28 Bảng 2.5 Khó khăn khi giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học 29 cho HS Bảng 2.6 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn 29 Bảng 2.7 Mức độ nhận thức của HS về bảo vệ đa dạng sinh học 30 Bảng 2.8 Sự hứng thú của HS khi học nội dung bảo vệ đa dạng 31 sinh học trong môn TN - XH Bảng 2.9 Nhận thức của PH về vấn đề đa dạng sinh học 33 Bảng 2.10 Mức độ cập nhật thông tin về đa dạng sinh học của PH 34 Bảng 3.1 Mức độ tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh 49 học cho mỗi hoạt động và toàn bài
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Mức độ đánh giá về sự cần thiết của việc giáo dục ý 27 thức bảo vệ sự đa dạng sinh học Biểu đồ 2.2 Phương pháp giảng dạy GV thường sử dụng trong việc 28 giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học Biểu đồ 2.3 Nhận thức của HS về việc bảo vệ đa dạng sinh học 30 Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS 32
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ..................................................................... 2 5.1.1. Phương pháp đọc tài liệu .............................................................................. 2 5.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết ........................................... 2 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................. 3 5.2.1. Phương pháp quan sát .................................................................................. 3 5.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................... 3 5.2.3. Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 3 5.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................... 3 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 4 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài ............................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 6 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .............................................. 6 1.1.1. Đa dạng sinh học .......................................................................................... 6 1.1.2. Giáo dục ....................................................................................................... 6 1.1.3. Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học ................................................ 7 1.2. Khái quát về vấn đề đa dạng sinh học ............................................................. 7 1.2.1. Thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam .............................. 7 1.2.2. Đặc điểm vấn đề đa dạng sinh học hiện nay ................................................ 9 1.2.3. Biểu hiện việc suy thoái đa dạng sinh học ................................................. 10 1.2.4. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đa dạng sinh học ............................. 11
- 1.3. Vai trò của đa dạng sinh học và việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học .............................................................................................................................. 13 1.3.1. Vai trò của đa dạng sinh học ...................................................................... 13 1.3.2. Vai trò của việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học đối với tự nhiên và xã hội ............................................................................................................... 14 1.3.3. Vai trò của giáo dục đa dạng sinh học với HS tiểu học ............................. 15 1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.............. 16 1.5. Các mức độ tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3 ........................................................................................... 17 1.5.1. Tích hợp toàn phần..................................................................................... 17 1.5.2. Tích hợp bộ phận........................................................................................ 18 1.5.3. Tích hợp ở mức độ liên hệ ......................................................................... 18 1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn các lớp 1, 2, 3................................. 18 1.6.1. Đặc điểm quá trình nhận thức .................................................................... 18 1.6.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh giai đoạn 1, 2, 3 ................................... 20 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 20 2.1. Mục tiêu, nội dung chủ đề Tự nhiên môn TN – XH lớp 3............................ 22 2.1.1. Mục tiêu chủ đề Tự nhiên trong môn TN – XH lớp 3 ............................... 22 2.1.2. Nội dung chủ đề Tự nhiên trong môn TN – XH lớp 3............................... 22 2.2. Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH lớp 3...................................................................................................................... 23 2.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH lớp 3 .................................................................................................... 23 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên xã hội ................................................ 35 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 37 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG MÔN TN – XH 3 ..................................... 38 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất một số biện pháp ...................................... 38 3.1.1. Luật đa dạng sinh học ................................................................................ 38 3.1.2. Nội dung bài học. ...................................................................................... 38
- 3.1.3. Dựa vào đặc điểm tâm lí của HS ở giai đoạn 1, 2, 3 để đề xuất một số biện pháp ...................................................................................................................... 39 3.1.4. Dựa vào thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong nhà trường Tiểu học .................................................................................... 39 3.2. Nguyên tắc để xây dựng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS tiểu học qua môn TN – XH lớp 3 ............................................. 40 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của việc giáo dục ............................... 40 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với đời sống xã hội ............................. 40 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cập nhật của giáo dục ........................................ 41 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội .................................................................. 41 3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS thông qua môn TN – XH lớp 3 ............................................................... 42 3.3.1. Nhóm biện pháp mang tính lý luận ............................................................ 42 3.3.2. Nhóm biện pháp thực tiễn .......................................................................... 44 1. Kết luận chung. ................................................................................................ 52 2. Khuyến nghị. .................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55 PHỤ LỤC ................................................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở để đảm bảo các điều kiện thiết yếu, đảm bảo môi trường sống thích hợp cho con người và sinh vật tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, đa dạng sinh học cũng là nơi dự trữ nguồn gen quý hiếm của các loài thực vật và động vật, nguồn nhiên liệu và dược liệu quý hiếm. Việt Nam, một quốc gia giàu có về sự đa dạng sinh học được xếp thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật. Tính đến nay cả nước ta đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao và hàng nghìn loài thực vật bậc thấp như rêu, tảo, nấm [7]. Động vật cũng hết sức phong phú, theo thống kê có 300 loài thú, 840 loài chim, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển, thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt [7]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới áp lực của việc gia tăng dân số và vấn nạn khai thác tài nguyên quá mức cùng với sự phát triển kinh tế “không an toàn” đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, thay đổi và thu hẹp môi trường sống thích hợp của sinh vật. Ngoài ra, việc thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm đáng kể diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã dẫn đến hệ thực vật, động vật đang bị suy giảm một cách trầm trọng cả về số lượng loài và thành phần loài. Ở cấp Tiểu học, những kiến thức về sự phong phú và đa dạng của các loài thực vật và động vật được trình bày trong chủ đề Tự nhiên thuộc môn TN – XH lớp 3. Chủ đề Tự nhiên thuộc môn TN – XH 3 đã cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về cấu tạo, màu sắc, khích thước các cơ quan thực vật như: rễ, thân, lá, hoa, quả và các loài động vật. Đây chính là điều kiện thuận lợi để lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong trường Tiểu học là cần thiết. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học đạt hiệu quả và có tính khả thi cao, chúng tôi chọn 1
- đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh lớp 3”làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp HS nhận thức vai trò và tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự sống – từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua môn TN – XH lớp 3. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS thông qua môn TN – XH lớp 3. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS lớp 3 qua môn TN – XH. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua môn TN – XH lớp 3. - Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS để đạt hiệu quả hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 5.1.1. Phương pháp đọc tài liệu Đọc, nghiên cứu, thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài từ các loại tài liệu cũng như các khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, mạng internet, tổng hợp các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 5.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết Sau khi đọc xong những tài liệu có liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học hoặc những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cần sắp xếp các tài liệu đó 2
- thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức, tránh lộn xộn gây ra nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các tiết dạy môn TN – XH của GV có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng cho bài nghiên cứu. Phương pháp quan sát đóng vai trò chủ yếu khi khảo sát thực trạng, quan sát thái độ của HS khi được tiếp thu những kiến thức đó, quan sát kỹ thuật của GV khi giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. 5.2.2. Phương pháp điều tra Phương pháp này được sử dụng khi tiến hành điều tra thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học cho HS của GV tại trường Tiểu học và điều tra mức độ hiểu biết về đa dạng sinh học của HS, để có thể cung cấp số liệu cho bài nghiên cứu một cách chính xác và cụ thể. 5.2.3. Phương pháp chuyên gia Chuyên gia có thể là thầy cô hướng dẫn hoặc những thầy cô có kinh nghiệm trong các bài khóa luận hay các bài nghiên cứu khoa học. Việc tiếp thu một cách tích cực các ý kiến của các thầy (cô) hướng dẫn và các thầy (cô) khác để có hướng đi đúng đắn cho quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện bài làm của mình là hết sức quan trọng. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê, xử lí các số liệu về thực trạng đa dạng sinh học thông qua môn TN – XH, thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nhà trường Tiểu học. Từ đó, thống kê, đưa ra số liệu cụ thể, chính xác. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề đa dạng sinh học đã và đang được xã hội quan tâm, cụ thể, Đảng, Nhà nước ta cũng có những quy định về bảo vệ đa dạng sinh học thông qua luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội ban hành về luật đa dạng sinh học gồm 8 chương, 71 điều khoản. Nhiều tác phẩm cũng đã đề cập đến vấn đề đa dạng sinh học như tác phẩm “Đa dạng sinh học” của tác giả người Ý “Bruno Streit”, cuốn 3
- sách “Môi trường và đa dạng sinh học” của G.S Võ Quý, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Hàng loạt các giáo trình, tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề đa dạng sinh học như giáo trình “Đa dạng sinh học” của PGS.TS Tôn Thất Pháp trường Đại học Khoa học Huế, giáo trình “Đa dạng sinh học” của Đại học quốc gia Hà Nội trường Đại học Khoa học Tự nhiên… Bên cạnh đó, có các Hội nghị về vấn đề đa dạng sinh học thường xuyên được tổ chức như “Hội nghị Hội đồng quản trị Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) lần thứ 18” đã diễn ra trong hai ngày 01 và 02 tháng 8/2016, tại Nay Pyi Taw (Myanmar) với sự tham gia của các đại biểu 10 nước ASEAN. Việt Nam cũng đã tổ chức hội nghị về “Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ASEAN” diễn ra tại Hà Nội. Các hội thảo về vấn đề đa dạng sinh học “ Hội thảo quốc tế bảo tồn đa dạng sinh học Đài Loan – Việt Nam” tại Natou, Đài Loan. Hội thảo về “đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái” của sở Tài Nguyên và Môi trường… qua đó, các hội thảo nêu rõ tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra cũng có các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, đề án có đề cập đến vấn đề bảo vệ đa dạng sinh như đề tài “Đa dạng sinh học ở Việt Nam ” của nhóm sinh viên trường Đại học kinh tế Huế thực hiện và bảo vệ. Những đề tài khác cũng đề cập đến vấn đề đa dạng sinh học, thực trạng và giải pháp như đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn địa lí ở trường phổ thông” của tác giả Trần Thùy Uyên. Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu đa dạng sinh học nhưng chưa có tác giả thực hiện nghiên cứu lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong trường tiểu học nói chung và trong môn TN –XH lớp 3 nói riêng. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài làm rõ những vấn đề lí luận về việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH lớp 3. Làm rõ thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua việc dạy học môn TN – XH lớp 3. Đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS . 4
- 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi chủ đề Tự nhiên thuộc môn TN-XH lớp 3, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nôi dung đề tài nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS tiểu học thông qua môn TN - XH lớp 3 Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua môn TN - XH 3 5
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Đa dạng sinh học Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Theo R.Patrick (1983) cho rằng: “Đa dạng sinh học gồm tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng của sinh vật”. Theo OTA (1987) “Sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó”. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng. Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF(1989): “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Những khái niệm về đa dạng sinh học rất nhiều. Tính đến nay có hơn 25 định nghĩa về khái niệm đa dạng sinh học. Nhưng tóm lại đa dạng sinh học chính là sự đa dạng của sự sống trên Trái Đất, bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật sống ở trên cạn, ở sông hồ và ở biển được thể hiện ở 3 mức độ loài, hệ sinh thái và nguồn gen. 1.1.2. Giáo dục Giáo dục (theo nghĩa rộng): là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục và đào tạo (hệ thống trường học và trung tâm giáo dục của xã hội như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma túy,…) [17]. Giáo dục (theo nghĩa hẹp): là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm của nhà 6
- trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cả lao động sản xuất [17]. Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến hành vi cho HS trong nhà trường, đây cũng là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gọi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách của thầy và trò bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay [17]. 1.1.3. Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học là hoạt động giáo dục cung cấp kiến thức, những hiểu biết về đa dạng sinh học cho người học, từ đó hình thành những hành động và thái độ đúng đắn để góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học. Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH ở trường tiểu học là một hoạt động giáo dục mà người học tiếp nhận kiến thức dưới sự định hướng của GV thông qua môn TN - XH, từ đó hình thành ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 1.2. Khái quát về vấn đề đa dạng sinh học 1.2.1. Thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Thế giới Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với sự suy giảm đa dạng sinh học, 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật – đây là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) [18]. Rừng trên thế giới đang bị suy thoái và giảm đáng kể. Trong thời gian từ năm 2000 - 2010, mỗi năm diện tích rừng suy giảm từ 16 triệu ha xuống còn 13 triệu ha [14]. Nguyên nhân của việc diện tích rừng suy giảm là do chuyển đổi sang diện tích đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, làm thủy điện,…Ngoài ra, nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng còn do yếu tố tự nhiên như cháy rừng, bão, lũ quét,… 7
- Về động vật, các nhà khoa học tại Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài động vật có vú, chim, cá, lưỡng cư và bò sát trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy tính tới năm 2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58% so với hồi năm 1970 với mức giảm bình quân là 2% [8]. 1.2.1.2. Việt Nam Việt Nam là một trong những nước nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là nơi có địa hình phức tạp, đa dạng, với các dạng địa hình từ vùng thấp ven biển, đến vùng đồng bằng châu thổ, vùng trung du, đồi núi, vùng núi cao mây mù. Điều kiện địa lý tự nhiên phong phú, đã tạo nên các môi trường tự nhiên khác nhau, hình thành nên các hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Nhờ có sự đa dạng về môi trường tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là một nước có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài thực vật và động vật khác nhau và được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới [15], với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối… tạo nên môi trường sống cho chim, cá, tôm, các loài thú hoang dã. Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích khoảng 330.541km2, Việt Nam nằm trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới [12]. Theo số liệu báo cáo quốc gia năm 2011, tại Việt Nam ghi nhận hơn 49 nghìn loài sinh vật bao gồm: khoảng 7.500 loài vi sinh vật, 20 nghìn loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 loài động vật trên cạn, hơn 11 nghìn sinh vật biển, 2.000 loài mới được thêm vào, với 4 loài vào danh sách tuyệt chủng, 2 loài khác đang trong quá trình khám phá [11]. Như vậy, đa dạng sinh học ở Việt Nam phong phú về thực vật và động vật. Về thực vật hiện nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất lên đến 20.000 loài, trong đó có khoảng trên 5.000 loài đã được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [7]. Hệ động vật ở Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay đã thống kê được 300 loài thú, 830 loài chim, 260 8
- loài bò sát, 120 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, khoảng hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục nghìn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt [7]. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, do áp lực gia tăng dân số, tình trạng khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều bất cập làm cho đa dạng sinh học nước ta đang bị suy thoái rất nhanh, số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã cũng bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị đang bị suy giảm hoàn toàn về số lượng và một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (hổ, voi, voọc mũi hếch, sao la...). Gen của các loài vật hoang dã đang trên đà suy thoái rất nhanh. Theo IUCN đánh giá tổng cộng 63.837 loài trong đó có 19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, 3.947 loài được mô tả là cực kỳ nguy cấp và 5.766 loài ở mức độ nguy hiểm, trong khi hơn 10.000 loài được liệt kê là dễ bị tổn thương. Trong khi đó, 41% các loài động vật lưỡng cư, 33% các loài san hô, 30% các loài cây lá kim, 25% động vật có vú, và 13% loài chim bị đe dọa [11]. Suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp về diện tích, nhiều loài thực vật và động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 1.2.2. Đặc điểm vấn đề đa dạng sinh học hiện nay - Đa dạng sinh học phong phú kể cả thực vật và động vật, tồn tại ở 3 mức độ: đa dạng loài, hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Cụ thể: + Đa dạng loài: đặc trưng của đa dạng này là đề cập đến số lượng loài. Loài bao gồm thực vật, động vật (bao gồm động vật có xương sống và không xương sống), các vi sinh vật. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều loài thực vật và động vật. Vào những năm 1980, trên thế giới ước tính có khoảng 1,4 triệu loài. Bao gồm có khoảng 750.000 loài côn trùng, 41.000 loài động vật có xương sống và 250.000 các loài thực vật [15]. + Đa dạng gen: gen là đa dạng quan trọng nhất bởi vì đây là nguồn gốc để quyết định sinh vật có thể tồn tại lâu dài trong thiên nhiên [15]. 9
- + Hệ sinh thái: hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Bao gồm các quần xã sinh vật tác động qua lại với môi trường tạo nên các bậc cấu trúc dinh dưỡng, tạo nên sự đa dạng loài [15]. - Đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm về loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái Đa dạng sinh học trên thế giới và cả Việt Nam đang ngày càng suy giảm một cách đáng kể. Số lượng các khu rừng, các loài thực vật và động vật đều đang dần suy giảm. Những loài còn sống sót cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng được xem là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất, đây là nơi nuôi dưỡng các loài động, thực vật hoang dại. Chính vì vậy, khi rừng mất đi kéo theo một lượng lớn các loài động vật dần mất đi, dẫn đến nguồn gen các loài động vật và thực vật cũng suy giảm theo. - Suy giảm đa dạng sinh học làm ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động sống của con người Hậu quả mà đa dạng sinh học để lại cho con người và môi trường rất nặng nề. Việc hủy hoại các thảm thực vật do việc khai thác gỗ, khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác làm cho tốc độ xói mòn, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh [7]. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi, ngày càng gia tăng các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Sự suy giảm đa dạng sinh học cũng dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến sự phát triển bền vững của Trái Đất. Bên cạnh đó các sinh vật và hệ sinh thái của đa dạng sinh học là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu, lương thực cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y học… Vì vậy khi đa dạng sinh học bị suy thoái nguồn nguyên liệu đó mất dần, làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, bệnh tật. 1.2.3. Biểu hiện việc suy thoái đa dạng sinh học Sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam được thể hiện như sau: Rừng: Rừng ở Việt Nam bị suy thoái trầm trọng nhưng hiện nay đang trong quá trình phục hồi. Năm 1943, diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43%. Rừng trong thời kỳ này là rừng tự nhiên, chất lượng tốt. 10
- Đến những năm 1990, diện tích rừng suy giảm rất mạnh, chỉ còn trên 9 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn 27-28% [7].Trong những năm gần đây, do kế hoạch trồng mới rừng nên độ che phủ của rừng tăng nên đáng kể nhưng chất lượng rừng có xu hướng giảm. Theo số liệu bảng thống kê như sau: Bảng 1.1: Diện tích rừng Việt Nam qua các thời kì Loại rừng Tổng Rừng trồng Rừng Độ che phủ Năm diện tích (ha) (ha) tự nhiên (ha) (%) 1945 14,3 0 14,3 43,8 1976 11,16 0,092 11,076 33,8 1985 9,892 0,584 9,308 30,0 1990 9,176 0,745 8,431 27,8 1999 10,945 1,524 9,421 32,2 2003 11,784 1,919 9,865 35,8 2009 13,2 2,9 10,3 39,1 2015 14,06 3,88 10,17 40,8 Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bộ NN và PTNT 1990-2015 Về thực vật: có 448 loài, trong đó có 1 loài tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, 45 loài rất nguy cấp, 189 loài nguy cấp, 209 loài sẽ nguy cấp và 4 loài ít nguy cấp, trong đó chủ yếu thực vật bậc cao [11]. Về động vật: số lượng các loài động vật quý hiếm liên tục bị đe dọa và giảm nhanh về số lượng do săn bắn, khai thác thậm chí chết đói vì môi trường sống của chúng đang ngày càng thu hẹp. Có 407 loài với 4 loài ở phân hạng tuyệt chủng, 5 loài tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, 48 loài rất nguy cấp, 112 loài nguy cấp, 188 loài sẽ nguy cấp, 16 loài ít nguy cấp và 34 loài thiếu dẫn liệu [11]. Một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như sao la, voọc mũi hếch, voọc cát bà, cá cóc, bò biển. Đối với loài hổ, theo số liệu thống kê thì loài hổ sống trong các khu rừng ở Việt Nam giảm từ khoảng 1000 con trước năm 1970 xuống còn 80-100 con vào năm 2005. Đến đầu năm 2010, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con [9]. 1.2.4. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đa dạng sinh học Sự suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học của nước ta hiện nay bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau: 11

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục tiểu học: Dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề Vật chất và Năng lượng trong môn Khoa học 4
116 p |
4 |
4
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào giải một số dạng toán ở trường trung học phổ thông
67 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã sử dụng tại trường Đại học Quảng Nam
66 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích ở trường mầm non
85 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột thiết kế kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 5
136 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Xuân Cương
119 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
