Bài giảng Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền
lượt xem 6
download
"Bài giảng Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền" được biên soạn với các kiến thức kế toán tiền mặt, tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim loại, đá quý; kế toán tiền gửi ngân hàng; kế toán tiền đang chuyển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền BÀI 2: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Nội dung Kế toán tiền mặt, tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim loại, đá quý. Kế toán tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiền đang chuyển. Giới thiệu Mục tiêu Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và Học xong bài này, các bạn sẽ: phương pháp kế toán của đối tượng kế toán Hiểu được nội dung các loại vốn vốn bằng tiền. bằng tiền và các quy định liên quan Vốn bằng tiền là một phần tài sản lưu động tới kế toán vốn bằng tiền. của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái Nắm vững các chứng từ, tài khoản tiền tệ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kế toán áp dụng và phương pháp kế và tiền đang chuyển. Phần lớn các hoạt động toán các loại vốn bằng tiền. của doanh nghiệp phát sinh đều liên quan tới tiền vì vậy công tác kế toán vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tiền và sử dụng tiền có hiệu quả đối với doanh nghiệp. Thời lượng học 5 tiết ACC301_Bai2_v2.0013107203 19
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tiền mặt là vua Ngày chủ nhật, sau bao phen vất vả, bạn cũng tìm được căn hộ ưng ý với mức giá vừa với khả năng chi trả. Xác nhận số tiền đặt cọc cùng gia chủ xong là lúc bắt đầu đôn đáo xoay đủ khoản thanh toán đầu tiên. Thứ sáu, “Phù… vậy là đã đủ.” Nào, nhấc điện thoại hẹn lúc mang tiền qua đặt cọc. “Thôi… vậy là xong.” Ông chủ nhà vừa thông báo do gia đình họ cần lo công chuyện gấp nên căn hộ đã được bán chiều qua, người mua lần này trả hết tiền nhà một lần. “Họ sẵn tiền, sướng thật!” Chuyện như thế, hẳn không phải lần đầu nghe thấy. Đấy là cá nhân, còn doanh nghiệp thì sao? Một doanh nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc tìm mua thiết bị đúng khi có nhà máy ở đó đang bị ngân hàng phát mãi. Giá chào bán ban đầu chừng 20 triệu đô-la Mỹ, nhưng khi nghe nói, phía Việt Nam sẵn sàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, một khoản chiết khấu hậu hỹ lập tức được đưa ra. Vậy, tiền mặt đã phải vua chưa? Nguyên lý “Tiền mặt là vua” Tiền mặt, hiểu theo nghĩa tiêu dùng được, có thể là phương tiện thanh toán chung nhất như tiền giấy, ngoại hối hay vàng. Trong nền kinh tế hiện đại, tiền giấy, tiền xu hay tiền "điện tử" (nghĩa là các thẻ từ, thẻ chip ghi nhận số tiền người sở hữu đang có tại ngân hàng hoặc công ty tài chính) đều được xem là tiền mặt hợp lệ cho chi tiêu. Đối với thế giới kinh doanh, tiền mặt hầu như luôn luôn là dòng đầu tiên phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong một Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) với ý nghĩa là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất. Lượng tiền mặt có sẵn trong kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sự khác biệt lớn giữa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lượng tiền mặt sẵn sàng cho chi trả, thanh toán nợ nần. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện sau khi hoạt động kinh doanh đã trải qua một giai đoạn. Còn lượng tiền mặt thì tính tại một thời điểm. Thế giới kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp khi tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản. Dòng tiền chính là mạch máu của cơ thể kinh doanh. Điều hành một doanh nghiệp qui mô lớn không có nghĩa mối lo về tiền mặt giảm đi mà nhiều khi còn ngược lại. Một khoản vay ngắn hạn vài trăm triệu đồng có thể đã quá dư thừa để một doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo vốn lưu động nhưng với một bộ máy vĩ đại, đơn vị tính có thể là tỷ đồng… (trích) Diễn Đàn Tài Chính- chuyên mục Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp hợp tác cùng www.saga.vn Câu hỏi Để có thể kiểm soát và dự đoán được lượng tiền mặt cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh, đòi hỏi kế toán tại các doanh nghiệp quản lý và hạch toán tiền mặt như thế nào? 20 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền 2.1. Kế toán tiền mặt Tiền mặt: Được biểu hiện dưới hình thức là tiền giấy, tiền kim loại, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá trị được lưu trữ tại doanh nghiệp. 2.1.1. Chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới tiền mặt đều được kế toán ghi nhận kèm các chứng từ gốc là phiếu thu và phiếu chi. Đối với nghiệp vụ tăng tiền mặt, bạn cần phải lập phiếu thu và đối với nghiệp vụ giảm tiền mặt bạn cần phải lập phiếu chi. Đây là những chứng từ bắt buộc và theo mẫu (mẫu 01-TT) do Bộ Tài chính quy định. Phiếu thu được lập thành 3 liên và phải được giám đốc ký duyệt trước khi nhập quỹ tiền mặt. Phiếu chi cũng được lập thành 3 liên và chỉ khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ quỹ mới được xuất quỹ tiền mặt. Phiếu thu và phiếu chi được đóng thành quyển và được đánh số liên tục trong một kỳ kế toán. Một số mẫu chứng từ Phiếu chi ACC301_Bai2_v2.0013107203 21
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền Đối với các nghiệp vụ liên quan tới vàng bạc, đá quý, đi kèm phiếu thu và phiếu chi bạn cần phải có “Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý” (mẫu 07-TT). Bên cạnh đó, khi thực hiện kế toán tiền mặt, bạn có thể sử dụng các chứng từ khác mang tính hướng dẫn như: Bảng kiểm kê quỹ (mẫu 08a và b-TT), Bảng kê chi tiền (mẫu 09-TT.) 2.1.2. Tài khoản kế toán Tài khoản 111 được sử dụng để phản ánh các loại tiền mặt, tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam Tài khoản 1112: Ngoại tệ Tài khoản 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Tài khoản 111 thuộc loại tài khoản tài sản, số phát sinh tăng được ghi bên Nợ, số phát sinh giảm được ghi bên có và cuối kỳ có số dư bên Nợ. 22 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền 2.1.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 2.1.3.1. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến tiền Việt Nam Sơ đồ dưới đây tóm tắt một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới kế toán tiền Việt Nam. Tài khoản 1111 SDĐK - Tăng nguồn vốn kinh doanh bằng tiền mặt - Giảm nguồn vốn kinh doanh bằng tiền mặt (411) (411) - Rút TGNH nộp quỹ (112, 113) - Nộp tiền mặt vào NH (112,113) - Đã thu từ các đối tượng (131, 136, 138) - Đã trả các đối tượng (311, 341, 331, 334…) - Doanh thu bán hàng (511, 512) - Chi mua tài sản (151,152,153, 211, 213…) - Doanh thu tài chính, thu khác (515, 711) - Chi phí (621, 627, 641, 642, 635, 811…) - Thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331) - Thuế GTGT đầu vào (133) - Quan hệ khác (141,144, 244…) - Quan hệ khác (141,144, 244…) SDCK Sơ đồ 2.1: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến “Tiền Việt Nam” Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tại doanh nghiệp A, trong tháng 01/2008 phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan tới tiền mặt: 1. Nhận vốn góp liên doanh của doanh nghiệp B bằng tiền mặt, số tiền là 200.000. Doanh nghiệp A đã tiến hành nhập quỹ. 2. Doanh nghiệp A đem tiền mặt nộp vào ngân hàng, số tiền là 150.000 và đã nhận được giấy báo Có. 3. Doanh nghiệp A thanh toán tiền văn phòng phẩm bằng tiền mặt là 2.200 số tiền trên đã bao gồm cả thuế GTGT là 10%. Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt: Nợ TK 1111: 200.000 Có TK 411 (DN B) 200.000 (2) Nộp tiền mặt vào ngân hàng: Nợ TK 112: 150.000 Có TK 1111: 150.000 (3) Thanh toán chi phí văn phòng phẩm bằng tiền mặt : Nợ TK 642: 2.000 Nợ TK 133: 200 Có TK 1111: 2.200 ACC301_Bai2_v2.0013107203 23
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền 2.1.3.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến tiền ngoại tệ Quy định chung Khi phát sinh nghiệp vụ liên quan tới thu, chi ngoại tệ, kế toán phải thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng. Bên cạnh đó, nguyên tệ phải được theo dõi chi tiết trên tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” theo từng tài khoản tiền và trên sổ kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ. Quy định hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ hiện nay Các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh liên quan đến bên Nợ của các tài khoản vốn bằng tiền (ghi tăng vốn bằng tiền), các khoản phải thu và bên Có của các tài khoản phải trả cùng với các đối tượng khác như doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, tài sản… sẽ được ghi theo tỷ giá thực tế của ngoại tệ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản vốn bằng tiền (ghi giảm vốn bằng tiền), các khoản phải thu và bên Nợ của các tài khoản phải trả được ghi theo tỷ giá ghi sổ. Tỷ giá ghi sổ là tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ sang Việt nam đồng theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp giá thực tế đích danh. Chênh lệch tỷ giá trong kỳ hạch toán vào tài khoản 635 và tài khoản 515. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu (1) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 1112: Tổng số tiền nhận thanh toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu tiền Có TK 511, 515, 711: Doanh thu theo tỷ giá thực tế Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp. Ghi đơn Nợ TK 007: Số nguyên tệ tăng thêm. (2) Khi thu hồi các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 1112: Tổng số tiền nhận thanh toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu tiền Nợ TK 635: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế < Tỷ giá ghi sổ (lỗ hoạt động tài chính) Có TK 515: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế >Tỷ giá ghi sổ (lãi hoạt động tài chính) Có TK 131, 136, 138…: Giá trị khoản nợ đã thu theo tỷ giá ghi sổ. Ghi đơn Nợ TK 007: Số nguyên tệ tăng thêm. (3) Xuất ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa và các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh, kế toán ghi: 24 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền Nợ TK liên quan 151, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…: Trị giá tài sản, chi phí theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 635: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế < Tỷ giá ghi sổ (lỗ hoạt động tài chính) Có TK 515: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế > Tỷ giá ghi sổ (lãi hoạt động tài chính) Có TK 1112: Số ngoại tệ xuất thanh toán theo tỷ giá ghi sổ. Ghi đơn Có TK 007: Số nguyên tệ giảm đi. (4) Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, dài hạn,…) bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 331, 311, 341, 342…: Số tiền phải trả theo tỷ giá thực tế Nợ TK 635: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế < Tỷ giá ghi sổ (lỗ hoạt động tài chính) Có TK 515: Giá trị chênh lệch nếu tỷ giá thực tế > Tỷ giá ghi sổ (lãi hoạt động tài chính) Có TK 1112: Số ngoại tệ xuất trả theo tỷ giá ghi sổ. Ghi đơn Có TK 007: Số nguyên tệ giảm đi. (5) Cuối năm, kế toán phải đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế: Phần chênh lệch giữa tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm và tỷ giá ghi sổ được phản ánh trên tài khoản 413 (5.1) Nếu tỷ giá thực tế > Tỷ giá ghi sổ, phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 1112: Phần chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái Có TK 413: Phần chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái. (5.2) Nếu tỷ giá thực tế < Tỷ giá ghi sổ, phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 413: Phần chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái Có TK 1112: Phần chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái. ACC301_Bai2_v2.0013107203 25
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền TK 511, 515, 711 TK 1112 TK 515, 152, 153… (1) Xác định doanh thu (3) Mua hàng hóa, vật tư TK 33311 TK 515 TK 635 (1) Thuế GTGT Lãi Lỗ TK 1331 TK 131, 136, 138… (3) Thuế GTGT TK 331, 311, 341, 342… (2) Thu hồi nợ phải thu (4) Thanh toán nợ trả TK 515 TK 635 TK 515 TK 635 Lãi Lỗ Lãi Lỗ Đồng thời ghi Nợ TK 007 Đồng thời ghi Có TK 007 TK 413 TK 635 (5.1) Cuối năm, chênh lệch (5.2) Cuối năm, chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái lỗ tỷ giá hối đoái Sơ đồ 2.2: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới tiền mặt - ngoại tệ Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Trong tháng 03/2008, doanh nghiệp A đã bán một lô hàng, thu tiền ngoại tệ là 2.200 USD. Tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán là 16.000 VND/USD. Nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Phản ánh doanh thu bằng tiền VND: Số tiền VND thu được là: 2.200 16.000 = 35.200 Nợ TK 1112: 35.200 Có TK 511: 32.000 Có TK 3331: 3.200 (2) Ghi đơn trên tài khoản 007 số nguyên tệ tương đương với số tiền thu được: Nợ TK 007: 2.200 2.1.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới vàng bạc, kim loại, đá quý Do vàng bạc, kim loại, đá quý là những tài sản có giá trị cao nên khi nhập quỹ cần lưu ý phải làm đầy đủ các thủ tục về cân trọng lượng, đếm số lượng, giám định chất lượng. (1) Đối với các nghiệp vụ tăng vàng bạc, kim loại, đá quý: Nợ TK 1113: Số vàng bạc, kim loại đá quý tăng Có TK 1111, 1121: Số tiền chi mua thực tế Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng thực tế Có TK 411: Nhận góp vốn liên doanh, nhận cấp phát. (2) Đối với các nghiệp vụ giảm vàng bạc, kim loại, đá quý: Nợ TK 1111, 1112,112, 311, 331…: Giá bán hay thanh toán thực tế 26 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền Nợ TK 635: Chênh lệch giữa giá gốc > giá thanh toán Có TK 515: Chênh lệch giữa giá gốc < giá thanh toán Có TK 1113: Giá gốc vàng bạc dùng để bán hoặc thanh toán. 2.1.4. Sổ kế toán Kế toán chi tiết: Để theo dõi chi tiết tình hình nhập và xuất quỹ, thủ quỹ sử dụng mẫu sổ S07-DN. Kế toán tổng hợp: Căn cứ theo trình tự phát sinh của các nghiệp vụ, kế toán ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt và số tồn quỹ cuối ngày trên “Sổ kế toán chi tiết tiền mặt”, mẫu sổ S07a-DN. 2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng Tiền gửi ngân hàng: Là vốn bằng tiền của doanh nghiệp hiện đang gửi tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. 2.2.1. Chứng từ kế toán Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi ngân hàng là các chứng từ do ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát hành, bao gồm: Giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc sao kê của ngân hàng đi kèm các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản… Khi nhận Giấy báo Có - Kế toán ghi tăng tiền gửi ngân hàng Khi nhận Giấy báo Nợ - Kế toán ghi giảm tiền gửi ngân hàng 2.2.2. Tài khoản kế toán Tài khoản 112 được sử dụng để phản ánh tiền gửi ngân hàng, tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 Tài khoản 1121: Tiền Việt Nam Tài khoản 1122: Ngoại tệ Tài khoản 1123: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Tài khoản 112 thuộc loại tài khoản tài sản, có số phát sinh tăng ghi bên Nợ, số phát sinh giảm ghi bên Có và cuối kỳ có số dư bên Nợ. 2.2.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng được trình bày theo sơ đồ sau: Tài khoản 112 SDĐK - Tăng nguồn vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân - Giảm nguồn vốn kinh doanh bằng tiền gửi hàng (411) ngân hàng (411) - Rút TGNH nhập quỹ (111,113) - Chuyển tiền mặt vào NH (111,113 ) - Đã thu từ các đối tượng (131,136,138) - Đã trả các đối tượng (311, 341, 331, 334…) - Doanh thu bán hàng (511, 512) - Chi mua tài sản (151, 152, 153, 211, 213…) - Doanh thu tài chính, thu khác (515, 711) - Chi phí (621, 627, 641, 642, 635, 811…) - Thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331) - Thuế GTGT đầu vào (133) - Quan hệ khác (141, 144, 244…) - Quan hệ khác (141, 144, 244…) SDCK Sơ đồ 2.3: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến “Tiền gửi ngân hàng” ACC301_Bai2_v2.0013107203 27
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền Ngoài ra, để ghi nhận số lãi tiền gửi nhận được hàng tháng, kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 111, 112: Số lãi tiền gửi thực nhận Có TK 515: Ghi nhận số tiền lãi vào doanh thu hoạt động tài chính. CHÚ Ý Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng - ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng - vàng bạc, kim khí quý, đá quý được thực hiện như phần phương pháp kế toán tiền mặt tương ứng. Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tại doanh nghiệp A, trong tháng 01/2008 phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan tới tiền gửi ngân hàng: (1) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ, số tiền là 20.000. Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. (2) Doanh nghiệp A bán hàng và nhận thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng số tiền là 110.000 (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%). Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ: Nợ TK 111: 20.000 Có TK 112: 200.000 (2) Bán hàng và nhận thanh toán ngay qua ngân hàng: Nợ TK 112: 110.000 Có TK 511: 100.000 Có TK 3331: 10.000 2.2.4. Sổ kế toán Để theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng, kế toán sử dụng “Sổ tiền gửi ngân hàng” theo mẫu số S08-DN. Sổ này được mở chi tiết theo từng ngân hàng gửi tiền và số dư trên sổ dùng để đối chiếu với số dư tại ngân hàng mở tài khoản. 2.3. Kế toán tiền đang chuyển Tiền đang chuyển: Là khoản vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hoặc đang chuyển tới đối tượng nhận nhưng chưa nhận được xác nhận của ngân hàng hay đối tượng nhận chưa xác nhận đã nhận được. 2.3.1. Chứng từ kế toán Căn cứ để xác định tiền đang chuyển là các chứng từ sau: Giấy biên nhận các loại Hóa đơn dịch vụ chuyển tiền Phiếu thu của nơi nhận tiền… 28 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền 2.3.2. Tài khoản kế toán Tài khoản 113 được sử dụng để phản ánh tiền đang chuyển, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 1131: Tiền Việt Nam Tài khoản 1132: Ngoại tệ Tài khoản 113 thuộc loại tài khoản tài sản, số phát sinh tăng được ghi bên Nợ, số phát sinh giảm được ghi bên Có và số dư được ghi bên Nợ. 2.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu Sau đây là trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới tiền đang chuyển: Tài khoản 113 SDĐK - Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt - Số kết chuyển vào Tài khoản 112 – Tiền Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan; gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh chưa nhận được giấy báo Có; giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ. số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ. SDCK Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ. Sơ đồ 2.4: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến "Tiền đang chuyển” Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tại doanh nghiệp A, trong tháng 01/2008 phát sinh các nghiệp vụ sau liên quan tới tiền đang chuyển: (1) Chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, số tiền là 50.000. Doanh nghiệp chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng. (2) Doanh nghiệp A bán hàng và nhận thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng số tiền là 110.000 (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%). Doanh nghiệp chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng. Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Chuyển tiền vào tài khoản: Nợ TK 113: 50.000 Có TK 111: 50.000 (2) Bán hàng và nhận thanh toán ngay qua ngân hàng nhưng chưa nhận Giấy báo Có: Nợ TK 113: 110.000 Có TK 511: 100.000 Có TK 3331: 10.000 ACC301_Bai2_v2.0013107203 29
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này đã hướng dẫn các bạn về kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Để theo dõi các loại tiền này, chúng ta sử dụng các tài khoản 111, 112 và 113. Các tài khoản này đều được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 dùng để theo dõi các loại tiền cụ thể là tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí, đá quý. Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ, chúng ta cần lưu ý là phải quy đổi tiền ngoại tệ sang tiền Việt Nam đồng để ghi chép và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, cần phải theo dõi chi tiết tiền nguyên tệ bằng cách ghi đơn trên Tài khoản 007. Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới vàng bạc, kim khí, đá quý, cần lưu ý làm các thủ tục về cân trọng lượng, kiểm tra chất lượng, kích cỡ, độ tuổi… trước khi làm thủ tục ghi sổ kế toán. 30 ACC301_Bai2_v2.0013107203
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán tiền mặt? 2. Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng? 3. Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán tiền đang chuyển? BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1 (ĐVT: Nghìn đồng) Doanh nghiệp tư nhân Hồng Lan có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03/N như sau: 1) Ngày 01/03: Phiếu thu tiền mặt số 55 của khách hàng là công ty Mai Hoa, số tiền là 1.500 2) Ngày 03/03: Phiếu chi tiền mặt số 101 chi 8.000 thanh toán cho công ty Hoàng Linh 3) Ngày 05/03: Phiếu chi tiền mặt số 102 tạm ứng 2.000 cho anh Nguyễn Văn An đi mua hàng hóa 4) Ngày 08/03: Nhận Giấy báo Có số 155 của ngân hàng, số tiền là 2.200 do công ty Hòa An thanh toán. 5) Ngày 10/03: Nhận Giấy báo Nợ số 206 của ngân hàng, số tiền là 10.500 công ty đã trả cho công ty Ngân Giang 6) Ngày 15/03: Nhận Giấy báo Nợ số 255 của ngân hàng, số tiền là 120.000, công ty góp vốn liên doanh với công ty An Thái. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào các sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Bài 2 (ĐVT: Nghìn đồng) Công ty cổ phần Hồng Hà tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Công ty có số dư Nợ trên các tài khoản tiền như sau: TK 1111: 15.000 TK 1112: 15.800 TK 1121: 85.000 Nợ TK 007: 1.000 USD, tỷ giá ghi sổ: 15.800 VND/USD. Tỷ giá ghi sổ xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Công ty có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/N như sau: 1) Ngày 01/01: Phiếu thu tiền mặt của công ty Ngọc Hà, thanh toán tiền hàng hóa còn nợ, trị giá thanh toán là 2.200. 2) Ngày 02/01: Rút 20.000 tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, đã có Giấy báo Nợ của ngân hàng. 3) Ngày 05/01: Khách hàng thanh toán 1.000 USD bằng tiền mặt, tỷ giá thực tế là 15.850 VND/USD. 4) Ngày 07/01: Bán hàng và nhận thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng, chưa có Giấy báo Có của ngân hàng, trị giá thanh toán là 5.500. Trong đó thuế GTGT là 10%. Chiết khấu thanh toán cho người mua là 150. ACC301_Bai2_v2.0013107203 31
- Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền 5) Ngày 08/01: Thanh toán tiền vận chuyển hàng hóa đi bán bằng tiền mặt, chi phí vận chuyển là 300 và thuế GTGT là 15. 6) Ngày 09/01: Nhận được Giấy báo Có của ngân hàng về số tiền nhận thanh toán ngày 07/01. 7) Ngày 15/01: Thanh toán 1.500 USD cho nhà cung cấp, tỷ giá thực tế là 16,000 VND/USD. 8) Ngày 18/01: Mua hàng và thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng và đã nhận được Giấy báo Nợ, tổng số thanh toán là 33.000 trong đó thuế GTGT là 10%. 9) Ngày 20/01: Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm phục vụ quản lý, tổng chi là 3.300 trong đó thuế GTGT là 10%. 10) Ngày 28/01: Tạm ứng tiền mặt cho cán bộ đi công tác 3.000. Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên và phản ánh vào các tài khoản 111, 112, 113? 32 ACC301_Bai2_v2.0013107203
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Th.s Đào Thị Thu Giang
14 p | 361 | 90
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán tài sản cố định
66 p | 455 | 42
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán chênh lệch tỷ giá và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
59 p | 182 | 17
-
Bài giảng Bổ túc kế toán 2: Bảng cân đối kế toán - Đỗ Thiên Anh Tuấn
31 p | 140 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Ths. Trần Tú Uyên
14 p | 104 | 10
-
Bài giảng Tin học kế toán: Bài 2
37 p | 128 | 10
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán chênh lệch tỷ giá
27 p | 118 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Trần Văn Thảo
35 p | 93 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 2: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
24 p | 44 | 5
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu
25 p | 130 | 5
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ - Trần Thị Phương Thanh
23 p | 113 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Vũ Hữu Đức
27 p | 94 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Phương Dung
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Đoàn Quỳnh Phương
52 p | 14 | 4
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ - Trần Thị Phương Thanh
32 p | 85 | 3
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán TSCĐ (2019)
19 p | 25 | 2
-
Bài giảng Quản trị kế toán 2 – Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn
23 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn