intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Hạch toán VBT, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:91

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Hạch toán VBT, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Kế toán vốn bằng tiền; kế toán các nghiệp vụ thanh toán; kế toán nghiệp vụ tạm ứng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Hạch toán VBT, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

  1. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Click icon to add picture CHƯƠNG 1: HẠCH TOÁN VBT, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán các nghiệp vụ thanh toán; Kế toán nghiệp vụ tạm ứng Năm học: 2024 - 2025 (Kì 2)
  2. Vị trí Bài giảng: Đề cương Bài giảng Kế toán tài chính 1, Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Hải Dương. (Từ trang 01 đến trang 35) Cơ sở pháp lý: + Luật kế toán số 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực từ 01/01/2017 + Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; + Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014, có hiệu lực kể từ sau ngày 01/01/2015; + Thông tư 133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26/8/2016, có hiệu lực kể từ sau ngày 01/01/2017; Website: thuvienphapluat.vn; danketoan.com.vn; mof.org.vn; kiemtoannn.gov.vn…
  3. Nội dung Bài giảng Thuộc Chương 1: Hạch toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán - Kế toán vốn bằng tiền; + Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền; + Những yêu cầu cơ bản để quản lý nội bộ VBT; + Hạch toán tiền tại quỹ của DN; + Hạch toán tiền gửi ngân hàng; + Hạch toán tiền đang chuyển; - Kế toán các nghiệp vụ thanh toán với: NB, KH, NN, Nội Bộ - Kế toán nghiệp vụ Tạm ứng
  4. Mục đích của Bài giảng Trả lời được các câu hỏi sau: 1/ Quản lý VBT như thế nào? 2/ Hạch toán VBT dựa trên những nguyên tắc nào? 3/ Phân biệt cách sử dụng từng loại tỉ giá trong giao dịch ngoại tệ? …
  5. Phương pháp giảng và học  Phương pháp giảng dạy: - Thống kê các nội dung kiến thức cốt lõi trong bài. - SV kết hợp bài giảng GV đã cung cấp để theo dõi kết hợp bài thuyết trình trên slides. - Phân tích giảng giải từng tình huống, nghiệp vụ dưới dạng sơ đồ hóa các chữ “T” trong kế toán  Phương pháp học tập: - Tự học: Nghiên cứu bài giảng, website, giáo trình, báo…; - Nghe giảng trên lớp, thảo luận nhóm; - Thực hành.
  6. Giới thiệu giờ giảng 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền a) Khái niệm vốn bằng tiền Tiền mặt tại quỹ Tiền gửi ngân hàng CONSIST Tiền đang chuyển
  7. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển.
  8. b) Ý nghĩa hạch toán vốn bằng tiền - Vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất trong quá trình hoạt động SXKD - Vốn bằng tiền của DN là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, dễ dàng vận chuyển, cất giữ và chuyển đổi thành tài sản khác. c) Yêu cầu hạch toán vốn bằng tiền
  9. Yêu cầu 1 Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
  10. Yêu cầu 2 - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về kiểm kê các loại vốn bằng tiền. Yêu cầu 3 - Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp theo mẫu quy định, thường xuyên đối chiếu, kiểm tra.
  11. d) Nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền - Hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. - Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp thích hợp, giải phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời.
  12. 1.1.2. Những yêu cầu cơ bản để quản lý nội bộ vốn bằng tiền Để quản lý tốt vốn bằng tiền trong nội bộ doanh nghiệp thì trước hết cần tách biệt việc bảo quản vốn bằng tiền khỏi việc ghi chép các nghiệp vụ này.  Việc phân chia trách nhiệm như trên là nhằm hạn chế bớt tình trạng gian lận cũng như sự móc ngoặc giữa các nhân viên trong việc tham ô tiền mặt.
  13. - Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ các sổ sách kế toán; - Lập bảng danh sách ghi hoá đơn thu tiền mặt tại thời điểm và nơi nhận tiền mặt; - Thực hiện thanh toán bằng séc; - Trước khi phát hành một tờ séc để thanh toán, phải kiểm tra số lượng và giá trị các khoản chi tránh việc phát hành séc quá số dư. - Tách chức năng duyệt chi khỏi chức năng ký séc.
  14. 1.1.3. Quy định về sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán ĐỒNG TIỀN hạch toán CHÍNH TIỀN NGOẠI TỆ Việt Nam Đồng Ngoại trừ Việt Nam Đồng: Đô la Mỹ USD Đô la Canada CAD VNĐ Đồng Yên JPY Nhật Bảng Anh GBP … … Phải thực hiện quy đổi từ tiền Ghi sổ kế toán, lập và trình bày ngoại tệ ra tiền Việt Nam theo quy BCTC của Doanh nghiệp định hiện hành
  15. 1.1.4. Hạch toán tiền tại quỹ của doanh nghiệp Tiền tại quỹ của DN thông thường gọi là tiền mặt 111. Tiền mặt của doanh nghiệp được bảo quản tại quỹ bao gồm: Tiền Việt Nam 1111; Ngoại tệ 1112; Vàng tiền tệ 1113.
  16. * Kế toán quỹ tiền mặt sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu thu (mẫu số 01-TT) - Phiếu chi (mẫu số 02-TT) - Biên lai thu tiền (mẫu 06-TT) - Bảng kiểm kê quỹ (mẫu 08a-TT và 08b-TT) - Bảng kê chi tiền (mẫu 09-TT) - Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03-TT) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT) - Giấy đề nghị thanh toán (mẫu 05-TT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0