intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh - ĐD. Cao Thị Liễu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh do ĐD. Cao Thị Liễu biên soạn nêu lên những nội dung về nguyên tắc và lưu ý khi làm vệ sinh; quy trình làm sạch; một số khu vực làm sạch đặc biệt trong bệnh viện. Đây là những kiến thức mà những nhân viên y tế và cán bộ vệ sinh tại bệnh viện cần biết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh - ĐD. Cao Thị Liễu

  1. GV :   ĐD. CAO THỊ LIỄU KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
  2. ĐẠI CƯƠNG § Việc lây truyền nhiễm khuẩn đòi hỏi 3 yếu  tố : –  Nguồn vi sinh vật –  Chủ thể nhạy cảm –  Phương tiện lây truyền § Có 5 đường lây truyền chính: –  Truyền bệnh do tiếp xúc: trực tiếp và gián tiếp – Truyền bệnh do những hạt bắn li ti – Truyền bệnh bằng đường không khí – Truyền bệnh qua những vật dụng thông thường – Truyền bệnh qua sinh vật trung gian truyền bệnh
  3. ĐẠI CƯƠNG (tt) • Việc làm sạch hiệu quả sẽ làm giảm số lượng  vi sinh vật có khả năng truyền bệnh bám dính  trên các bề mặt ­­> giảm nguy cơ lan truyền do  tiếp xúc. • Mức độ khử khuẩn yêu cầu trong việc làm  sạch: diệt một số vi khuẩn sinh dưỡng, virus,  nấm, không diệt vi khuẩn lao, bào tử VK • Hóa chất khử khuẩn bậc thấp: phức hợp  ammomnium bậc 4, ethyl hay isopropyl alcool,  hợp chất chlorine.
  4. NGUYÊN TẮC CHUNG • Đảm bảo an toàn lao động: có T.PH BHLĐ • Phân chia khu vực trước khi làm sạch : từ nơi sạch  đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. • Làm ẩm mọi bề mặt, không quét khô • Sử dụng riêng dụng cụ VS + móp lau cho các khu  vực. • Làm sạch ngay tức thời nơi dính máu, chất tiết,  chất ói ,...bệnh nhân • Không làm VS khi đang phẫu thuật, thủ thuật,  KCB • Sử dụng đúng cách dung dịch khử khuẩn.
  5. LƯU Ý Vệ sinh hàng ngày: • Làm việc theo kế hoạch, đúng quy trình • Làm sạch tất cả các bề mặt : máy móc, trang  thiết bị, tường, trần, cửa, giường, băng ca, xe  đẩy… • Hóa chất pha đúng nồng độ quy định cho từng  loại  Tổng vệ sinh : • Cần thiết. Tiến hành với các trang thiết bị  chuyên dụng. Tẩy sạch triệt để các khe kẽ mà  việc duy trì sạch hàng ngày không thể đảm bảo.
  6. LƯU Ý  • Móp sử dụng phân loại phù hợp cho mỗi loại  khu vực khác nhau, không sử dụng chung.  * Khu sạch : khu vực hành chính, hành lang  * Khu kém sạch : phòng bệnh, phòng khám, thay băng  * Khu nhiễm khuẩn: phòng vệ sinh, thụt tháo, khoa lây  nhiễm, phòng bệnh HIV,... * Khu cần vô trùng : khoa phẫu thuật, phòng chứa  dụng cụ vô trùng, phòng Bn sau ghép tạng, đơn vị  bỏng HSTC, … ­­> móp sử dụng riêng + giặt riêng  và chỉ dùng các móp nhất định cho khu vực này
  7. PHÂN LOẠI CÁC KHU VỰC VỆ SINH • Khu vực sạch : khu không bệnh nhân như hành  chính, phòng giao ban, phòng nhân viên, hành  lang,.. • Khu vực kém sạch : khu có liên quan trực tiếp  đến việc KCB bệnh nhân như buồng bệnh, thay  băng,phòng khám, phòng chuẩn bị dụng cụ… • Khu vực nhiễm khuẩn : có nguy cơ cao như  phòng vệ sinh, phòng thụt tháo, phòng bệnh  nhiễm,….
  8. QUY TRÌNH LÀM SẠCH NƠI CÓ VẤY MÁU, DỊCH TIẾT,… • Đổ hóa chất khử khuẩn (Surfanios 0,25%  1:400 ; Forward DC 0,5% 1:20, Presept 1%) • Lau hốt: từ ngoài vào trong, từ nơí ít đến  nhiều, thu vào giữa, thay giẻ cho mỗi lần lau • Lau lần 2 với nước • Lau lần 3 với hóa chất khử khuẩn : Forward  DC pha tỉ lệ 1:20; Surfanios 1: 400. • Có điều kiện dùng máy hút chuyên dụng.
  9. QUY TRÌNH LÀM SẠCH VỆ SINH SÀN NHÀ • Dùng móp riêng theo quy định, tẩm hóa chất  lượng vừa đủ • Chia đôi mặt sàn theo chiều dọc : lau bên phải  cho khô xong mới lau bên trái, đặt biển báo  hiệu mọi người biết không đi vào nơi đang lau • Lau theo đường zic zac, không lau chồng chéo  lên nhau, không bỏ sót diện tích • Thay móp bẩn, dùng móp khô ráo tẩm hóa chất  thay thế ( # 40 mét vuông/ thay 1 móp)
  10. QUY TRÌNH LÀM SẠCH VỆ SINH GIƯỜNG,BÀN,BĂNG CA,XE ĐẨY… 1.  Liên quan bệnh nhân thường: – Lau sạch bằng khăn ẩm tẩm hóa chất hoặc cọ  rửa bằng nước xà bông và nước sạch – Lau khô bằng khăn sạch 2.  Liên quan bệnh nhân nhiễm : – Lau sạch bằng khăn tẩm hóa chất : ForwardDC  1:20, Surfanios 1:400 3. Phơi nệm, gối dưới nắng to ít nhất 1 giờ sau  khi BN ra viện.
  11. QUY TRÌNH LÀM SẠCH TẨY UẾ PHÒNG BỆNH TỬ VONG : Cần tổng vệ  sinh ngay toàn bộ phòng bệnh. 1.  Giường bệnh, nệm, tủ,vật dụng,... • Lau bằng dd khử khuẩn : Forward DC 1:20 chờ  ít nhất 10 phút hoặc bằng Surfanios 1:400 chờ ít  nhất 30 phút cho hoá chất phát huy tác dụng • Phơi nệm dưới nắng hay chiếu tia cực tím trong  > 1 giờ. 2. Lau sàn 2 lần với hóa chất khử khuẩn .
  12. MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Lịch vệ sinh : • Trước ca mổ đầu tiên • Sau mỗi ca mổ • Sau ca mổ cuối cùng ­­> Không thể cố định được số lần làm vệ  sinh mà phải “ LAU NGAY KHI CÓ BẨN”
  13. MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Quy trình vệ sinh : • Không sử dụng chổi quét, chỉ dùng hốt. • Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm khuấy  động bụi trong khu vực. • Cơ số móp lau chỉ dành riêng cho khu phẫu  thuật, quy định màu riêng. • Cơ số khăn lau vết máu, dịch tiết,… chuẩn  bị đủ dùng cho riêng khu phẫu thuật.
  14. MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Quy trình vệ sinh sau ca mổ: • Thu dọn khỏi phòng rác thải, đồ vải bẩn,… • Đổ rửa thùng đựng rác thải • Lau vật dụng: bàn mổ, xe để dụng cụ, đèn  mổ,… : lau lần 1 với nước xà bông/ dung  dịch khử khuẩn ­ lau lại bằng nước ­ lau lần  3 với dung dịch khử khuẩn • Lau sàn : lau với hóa chất khử khuẩn dành  riêng khu vực này. • Sắp xếp lại theo trậr tự cũ.
  15. MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH NHÀ ĐẠI THỂ • Hóa chất đề nghị : sử dụng hoá chất khử  khuẩn bậc thấp, nồng độ pha theo hướng  dẫn như dành cho lau vết bẩn là máu, dịch  tiết. • Vệ sinh bàn mổ, xe đẩy sau sử dụng: – Tưới dd khử khuẩn lên bàn  mổ  – Chờ 20 ­ 30 phút sau, cọ rửa lại bằng nước xà  bông – Dội lại bằng nước sạch – Lau khô.
  16. Xin cảm ơn !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2