intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cấp thoát nước: Chương 2 - TS. Trần Hải Yến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Cấp thoát nước" Chương 2 - Nguồn nước và xử lý nước, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nguồn nước; Công trình thu nước; Xử lý nước;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cấp thoát nước: Chương 2 - TS. Trần Hải Yến

  1. BÀI GIẢNG MÔN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM Khoa Kỹ thuật Xây Dựng TS. Trần Hải Yến – haiyen.tran@hcmut.edu.vn
  2. 2 Chương 2: NGUỒN NƯỚC & XỬ LÝ NƯỚC 2.1 Nguồn nước 2.2 Công trình thu nước 2.3 Xử lý nước
  3. 3
  4. 4 2.1 Nguồn nước • Giới thiệu: ▫ Nước trong thiên nhiên thường được tồn tại ở hai dạng sau: nằm lộ thiên trên mặt đất và nằm ngầm dưới đất. ▫ Nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất một phần thấm vào trong đất qua các tầng thấm nước và được giữ lại ở tầng không thấm nước tạo thành nguồn nước ngầm, phần nước còn lại chảy trên mặt đất theo địa hình thấp dần tập trung hình thành suối, ao, hồ, sông,…
  5. 5 2.1 Nguồn nước Giới thiệu: ▫ Trong kỹ thuật cấp nước người ta thường sử dụng hai loại nguồn nước ngọt:  Nguồn nước ngầm (mạch nông, mạch trung bình, mạch sâu)  Nguồn nước mặt (ao, hồ, sông ngòi) • Thiết kế hệ thống cấp nước, ▫ vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất: chọn nguồn nước ▫ Nguồn nước sẽ quyết định tính chất, thành phần các hạng mục công trình, kinh phí đầu tư xây dựng và giá thành sản phẩm. • Lựa chọn nguồn nước cần phải dựa trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật của các phương án
  6. 6 2.1 Nguồn nước Yêu cầu về nguồn nước (QCVN 01:2019/BXD - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QUY HOẠCH XÂY DỰNG): • Sản lượng nước có thể khai thác của nguồn nước (trừ vùng hải đảo và vùng núi cao) phải gấp tối thiểu 10 lần nhu cầu sử dụng nước. • Tỷ lệ đảm bảo lưu lượng tháng hoặc ngày của nguồn nước tối thiểu phải đạt 95% đối với đối với khu dân cư trên 50.000 người (hoặc tương đương); 90% đối với khu dân cư từ 5.000 đến 50.000 người (hoặc tương đương) và 85% đối với khu dân cư dưới 5.000 người (hoặc tương đương);
  7. 7 2.1.1 Nguồn nước ngầm Đặc điểm: • Nước ngầm là nước nằm trong đất được lọc và giữ lại trong các lớp đất chứa nước (thường là: cát, sỏi, cuội,.. có cỡ hạt và thành phần khoáng chất khác nhau.), đối với nước ngầm có áp thường nằm giữa các lớp cản nước (thường là đất sét, đất thịt, v. v…) • Nguồn bổ cập cho nước ngầm: nước mưa, nước từ hồ, ao, sông ngòi thấm qua các lớp đất
  8. 8 2.1.1 Nguồn nước ngầm Đặc điểm: • Các trạng thái tồn tại của nước ngầm: ▫ Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ rổng của đất đá ▫ Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được ▫ Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân tử, có thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng không thể truyền được áp suất ▫ Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác dụng của sức căng mặt ngoài và trọng lực. Nước mao dẫn có thể di chuyển trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực nước trọng lực ▫ Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong các lỗ hổng của đất, chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất • Trong các dạng tồn tại của nước ngầm đã nêu trên, chỉ có nước thấm là có trữ lượng đáng kể và có khả năng khai thác được
  9. 9 2.1.1 Nguồn nước ngầm Phân loại: • Theo vị trí tồn tại so với mặt đất: ▫ Nước ngầm mạch nông: nằm ngay trong tầng đất trên mặt, thường ở độ sâu từ 3m – 10m, không áp. Lưu lượng, nhiệt độ, và các tính chất khác của nó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài. Dao động mực nước giữa các mùa khá lớn ( 2m – 4m ), trữ lượng ít và có độ nhiễm bẩn lớn ▫ Nước ngầm ở độ sâu trung bình: nằm ở độ sâu không lớn so với mặt đất (H = 10m – 20m), thường là nước ngầm không áp, đôi khi có áp cục bộ. Tính chất của loại nước ngầm này tương tự như nước ngầm mạch nông nhưng chất lượng tốt hơn, nó thường sử dụng để cấp nước ▫ Nước ngầm mạch sâu: mạch nước ngầm có chiều sâu H > 20m, nằm trong các tầng chứa nước chất lượng nước tương đối tốt và có trữ lượng nước phong phú
  10. 11 2.1.1 Nguồn nước ngầm Phân loại: • Theo áp lực: ▫ Nước ngầm không áp: lớp nước nằm trên tầng cản nước đầu tiên, thường có độ sâu không lớn nên chất lượng nước không được tốt lắm. Phía trên lớp nước thấm được giới hạn bởi mặt tự do và áp suất tại mọi điểm trên mặt tự do này đều bằng nhau Q Mực nước tĩnh
  11. 12 2.1.1 Nguồn nước ngầm Phân loại: • Theo áp lực: ▫ Nước ngầm bán áp: là lớp nước nằm ở tầng bán thấm nước và được bổ cập từ tầng chứa nước ở phía trên nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm của tầng này. Q Mực nước tĩnh
  12. 13 2.1.1 Nguồn nước ngầm Phân loại: • Theo áp lực: ▫ Nước ngầm có áp: là lớp nước nằm giữa hai tầng cản nước thường nằm ở độ sâu tương đối lớn nên đã được lọc sơ bộ khi thấm qua các lớp đất và ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Nên chất lượng tốt hơn so với nước ngầm không áp. Q Mực nước tĩnh
  13. 14 2.1.1 Nguồn nước ngầm Phân loại: • Theo nhiệt độ: ▫ Nước lạnh: nước có nhiệt độ < 200 ▫ Nước ấm: nước có nhiêt độ: 200 - 400 ▫ Nước nóng: nước có nhiệt độ > 400 • Theo thành phần hóa học: ▫ Nước ngọt ▫ Nước lợ ▫ Nước mặn
  14. 15 2.1.1 Nguồn nước ngầm Ưu khuyết điểm : • Ưu điểm: ▫ Độ nhiễm bẩn ít, trong sạch ▫ Xử lý đơn giản nên giá thành rẻ ▫ Có thể xây dựng phân tán nên đường kính ống dẫn nhỏ ▫ Đảm bảo an toàn cấp nuớc • Khuyết điểm: ▫ Thăm dò, khai thác khó khăn ▫ Thường bị nhiễm sắt, nhiễm mặn nhất là các vùng ven biển ▫ Trữ lượng khai thác hạn chế
  15. 16 2.1.2 Nguồn nước mặt SÔNG • Là nguồn nước mặt chủ yếu dùng trong cấp nước. • Trữ lượng nước sông rất lớn. • Độ dao động mực nước lớn. • Độ đục cao (hàm lượng cặn lớn). • Dễ bị ô nhiễm. • Thăm dò và khai thác dễ dàng.
  16. 17 SUỐI • Nguồn cấp nước quan trọng cho đồng bào Miền Núi. • Không ổn định về chất lượng, lưu lượng, vận tốc dòng chảy giữa mùa khô và mùa lũ. • Mùa lũ: Nước suối thường đục, cuốn theo nhiều cành cây khô, rác, cát sỏi … Dễ bị nhiễm bẩn. • Mùa khô:Nước suối thường trong những mực nước ít. • Nếu dùng trong cấp nước thì phải sử dụng đập trữ nước.
  17. 18 HỒ
  18. 19 • Nước hồ thường trong, có hàm lượng cặn nhỏ. • Các hồ lớn, ven hồ có sóng nên nước ven hồ thường đục. • Nước hồ thường có màu, có mùi và dễ bị nhiễm bẩn.
  19. 21 2.1.3 Lựa chọn nguồn nước Theo QCVN 01:2019/BXD - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QUY HOẠCH XÂY DỰNG: • Đảm bảo yêu cầu về trữ lượng, lưu lượng và chất lượng nước; • Đảm bảo tiết kiệm tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tiện nghi đối với việc sử dụng nước;
  20. 2.1.3 Lựa chọn nguồn nước Nhiều nguồn nước -> phân tích kinh tế kỹ thuật -> chọn phương án • Lưu lượng bảo đảm: nhu cầu trước mắt và tương lai theo bậc tin cậy cấp nước • Nguồn nước phải có lưu lượng trung bình nhiều năm theo tần suất yêu cầu của đối tượng yêu cầu • Chất lượng nước: chọn nguồn nước dễ xử lý, ít dung hóa chất, đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo TCXD 33-2006 • Gần nơi tiêu thụ, có sẵn thế năng để tiết kiệm năng lượng • Không gây trở ngại cho các nhu cầu dùng nước khác • Chi phí thi công, quản lý, vận hành nhỏ • Khả năng bảo vệ nguồn nước 22 • Tuân theo các quy định của cơ quan quy hoạch và quản lý nguồn nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0