intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị đột quỵ - ĐH Y dược TPHCM

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

369
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị đột quỵ giúp các bạn sinh viên Y khoa nắm bắt được các kiến thức cơ bản về Chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Bài giảng nêu định nghĩa, dịch tễ học, chẩn đoán đột quỵ và cơn thoáng thiếu máu não, xác định loại đột quỵ và vị trí tai biến, phân loại đột quỵ. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết của bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán và điều trị đột quỵ - ĐH Y dược TPHCM

  1. CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ Lê Minh, Bộ Môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược Tp HCM; Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp HCM.
  2. ĐỊNH NGHĨA ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO Đột quỵ (Stroke) là sự xuất hiện đột ngột của các thiếu sót thần kinh cục bộ vốn kéo dài hơn 24 giờ, và với nguyên nhân khác không do mạch máu đã được loại trừ(đn WHO) Cơn thoáng thiếu máu não (transient ischemic attack, TIA) có định nghĩa tương tự nhưng với thời gian kéo dài của triệu chứng thiếu sót ngắn hơn 24 giờ, thường là chỉ vài phút.
  3. ĐỊNH NGHĨA ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO Xuất huyết dưới nhện (Subarachnoid haemorrhage, SAH) thường không có dấu thần kinh định vị, do đó là một ngoại lệ so với định nghĩa đã nêu của WHO về đột quỵ Một số định nghĩa về đột quỵ và TIA có chứa thêm yếu tố hình ảnh học não bộ (dựa trên các đặc điểm CT và MRI của nhồi máu não và xuất huyết não)
  4. DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐỘT QUỴ Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hay gặp đứng hàng thứ ba (sau bệnh mạch vành và ung thư) và là nguyên nhân chính của phế tật Đột quỵ là nhóm bệnh đa dạng với nhiều nguyên nhân khác nhau: 85% là thiếu máu não, 10% là xuất huyết não, 5% là xuất huyết dưới nhện (số liệu các nước phương tây; Nhật và Trung Quốc có tỷ lệ XHN cao hơn)
  5. DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐỘT QUỴ Tỷ lệ mắc bệnh mới (incidence) thay đổi theo tứng vùng: - 4,2 đến 6,5/1000 dân/mỗi năm (số liệu của phương tây) 20% bn đột quỵ chết trong vòng 1 tháng và 30% chết trong vòng một năm đầu tiên 1/3 bn đột quỵ bị phế tật, 1/3 bn phục hồi hoàn toàn hoặc có trở lại khả năng sinh hoạt độc lập
  6. DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐỘT QUỴ Xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện có mức độ tử vong cao trong 30 ngày đầu (khoảng 50%) và gây nhiều phế tật ở bn sống sót
  7. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Chẩn đoán đột quỵ/TIA đuợc dựa chủ yếu trên bệnh sử và thăm khám thần kinh đặc thù phối hợp với sự hỗ trợ của khảo sát hình ảnh não bộ để loại trừ các bệnh gây chẩn đoán nhầm khác MRI diffusion weighted imaging (DWI) có thể phát hiện phần lớn các đột quỵ thiếu máu trong vòng vài giờ đầu của đột quỵ
  8. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Chẩn đoán đột qụy cần được khẩn trương thực hiện vì cần thiết cho cho sự quyết định sớm và đúng phương thức điều trị đột quỵ Chẩn đoán TIA cần được thực hiện khẩn trương nhằm xác định cơ chế bệnh sinh của TIA và có tác động ngăn chặn kịp thời (phòng ngừa diễn tiến thành đột quỵ)
  9. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Bệnh sử Sự xuất hiện, khởi phát đột ngột (abrupt onset) của thiếu sót thần kinh cục bộ (focal neurological deficit) là đặc điểm then chốt của đột quỵ. Sự xác định thời điểm khởi phát của đột quỵ/TIA là hết sức quyết định đối với sự chọn lựa cách điều trị phù hợp đối với đột quỵ cấp. Trong xuất huyết dưới nhện không có dấu thần kinh cục bộ. Đặc điểm chính là đau đầu dữ dội và đột ngột, và thường có sợ ánh sáng, buồn nôn và cứng gáy đi kèm.
  10. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Dấu thần kinh thực thể Dấu thần kinh cục bộ tương ứng với một vùng tưới máu của một động mạch cụ thể Những triệu chứng gợi ý các bệnh gây chẩn đoán nhầm là đột quỵ - lú lẫn - nói ngượng nghịu - chóng mặt đơn độc
  11. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Dấu thần kinh thực thể Đột quỵ cũ đã có từ trước, rối loạn nhận thức có sẵn từ trước khiến chẩn đoán khó hơn Đột quỵ cũ có bệnh cảnh trở nặng do một bệnh toàn thân mới xảy ra (nhiễm trùng, động kinh)
  12. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ & CƠN THOÁNG THIẾU MÁU NÃO (TIA) Thăm dò cận lâm sàng để: Chẩn đoán phân biệt đột quỵ với các bệnh khác Chẩn đoán xác định nguyên nhân của đột quỵ
  13. Bảng 1: Các câu hỏi đặt ra trước một đột quỵ cấp 1. Nguyên nhân của hội chứng não cục bộ và cấp tính? (mạch máu, viêm nhiễm, u, v.v…) 2. Nếu là đột quỵ: thiếu máu cục bộ hay chảy máu? 3. Nếu là đột quỵ nhồi máu thì là bệnh của tim, động mạch, tĩnh mạch, máu? 4. Là huyết khối, thuyên tắc, phình tách hay viêm động mạch? 5. Bệnh gây ra hội chứng đột quỵ có thể còn tiếp tục là nguy hiểm hơn nữa cho chức năng não bộ hay không? 6. Phần nào của não bộ đã bị tổn thương? 7. Thể tích não bị tổn thương? 8. Bao nhiêu mô não đã bị hoại tử? 9. Cơ chế nào hiện nay đang tiếp tục gây nguy hiểm cho cấu trúc và chức năng não
  14. Bảng 2: Bệnh khác có thể làm chẩn đoán nhầm là đột quỵ Động kinh cục bộ Viêm não màng não Hạ đường huyết, tăng đường huyết, hạ natri huyết Khối choán chỗ nội sọ (apxe, u não) Ngất Bệnh tiền đình ngoại biên Migraine Máu tự dưới màng cứng Xơ cứng rải rác Liệt thần kinh ngoại biên
  15. XÁC ĐỊNH LOẠI ĐỘT QUỴ VÀ VỊ TRÍ TAI BIẾN Không có đặc điểm lâm sàng nào đủ tin cậy để phân biệt được chắc chắn nhồi máu não với xuất huyết não do đó bắt buộc phải có khảo sát hình ảnh não bộ trợ giúp. Cũng có thể có nhầm lần trong chẩn đoán giữa cơn thoáng thiếu máu não với một xuất huyết não nhỏ hay một bệnh khác vốn có bệnh cảnh giống như TIA do đó khảo sát hình ảnh luôn là cần thiết trong cơn thoáng thiếu máu não.
  16. XÁC ĐỊNH LOẠI ĐỘT QUỴ VÀ VỊ TRÍ TAI BIẾN Chẩn đoán xác định nhồi máu não MRI là khảo sát hình ảnh não bộ tốt nhất cho đột quỵ nhồi máu não cấp: - hình DWI cho thấy ngay tổn thuơng thiếu máu trong vài giờ đầu tiên (tăng tín hiệu) - hình ảnh MRA cho biết tình trạng của các mạch máu nội sọ và mạch máu vùng cổ - nhược điểm: thực hiện lâu, khó áp dụng cho bn không hợp tác hoặc bn có tình trạng lâm sàng jhông ổn định CT scans thường là bình thường trong những giờ đầu tiên của nhồi máu não cấp: - giúp loại trừ xuất huyết não - bất thường hình ảnh CT xuất hiện rõ khi thời gian trôi qua/khi thể tích nhồi máu lớn
  17. XÁC ĐỊNH LOẠI ĐỘT QUỴ VÀ VỊ TRÍ TAI BIẾN Chẩn đoán xác định nhồi máu não Nếu hình ảnh CT não bình thường lúc đầu thì: - chụp MRI - chụp lại CT sau 3-7 ngày Phân loại lâm sàng nhồi máu não: - phân loại của Oxfordshire Community Stroke Project (TACI, PACI, LACI, POCI) Chẩn đoán vị trí nhồi máu não dựa trên hình ảnh học: - nhồi máu trong vùng tưới máu của các nhánh động mạch lớn (thuyên tắc) - nhồi máu lỗ khuyết (huyết khối của động mạch xuyên thấu)
  18. Bảng 3. Phân loại đột quỵ do thiếu tưới máu (Oxfordshire Community Stroke Project ) Loại Đặc điểm lâm sàng Nguyên nhân & tiên lượng TACI (total anterior Liệt nửa người Nhồi máu não rộng circulation infarct) và/hoặc mất cảm giác trong vùng tưới máu nửa người và rối loạn của ĐMNG do thuyên chức năng thần kinh tắc; sống lệ thuộc, dễ cao cấp (mất ngôn tử vong ngữ, bán manh đồng danh, bỏ sót nửa không gian)
  19. Bảng 3. Phân loại đột quỵ do thiếu tưới máu (Oxfordshire Community Stroke Project ) Loại Đặc điểm lâm sàng Nguyên nhân & tiên lượng PACI (partial anterior Có hai trong ba thiếu Nhồi máu nhỏ nhưng circulation infarct) sót của TACI hay có nguyên nhân giống thiếu sót chức năng như của TACI, phục thần kinh cao cấp đơn hồi tốt hơn nhưng độc hay thiếu sót vận nguy cơ tái phát cao động/cảm giác khu trú (ở một chi hay ở mặt và bàn tay)
  20. Bảng 3. Phân loại đột quỵ do thiếu tưới máu (Oxfordshire Community Stroke Project ) Loại Đặc điểm lâm sàng Nguyên nhân & tiên lượng LACI (lacunar infarct) Yếu liệt nửa người Nhồi máu nhỏ và ở đơn độc sâu do tắc động mạch Mất cảm giác nửa nhỏ, tiên lượng tương người đơn độc đối tốt Yếu liệt và mất cảm giác nửa người Yếu và thất điều nửa người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2