CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG –<br />
CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Đảng cộng sản Việt Nam : Cương lĩnh xây dựng đất nước<br />
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb. Sự thật, Hà<br />
Nội,1991<br />
Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
2001<br />
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội, 1995, t 3<br />
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t 18<br />
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t 20<br />
Các sách, báo, tạp chí<br />
http://www.chungta.com<br />
http://www.google.com.vn<br />
http://www.wikipedia.org<br />
<br />
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU<br />
1. Hiểu khái niệm thế giới quan và các hình thức cơ bản của<br />
thế giới quan<br />
2. Lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan duy vật<br />
3. Nắm vững nội dung, bản chất thế giới quan duy vật biện<br />
chứng<br />
4. Vai trò, phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện<br />
chứng trong nghiên cứu kinh tế<br />
<br />
I. THẾ GIỚI QUAN VÀ CÁC LOẠI THẾ GIỚI QUAN<br />
1.Thế giới quan (TGQ) và các hình thức cơ bản của TGQ<br />
<br />
1.1. Khái niệm “TGQ”<br />
- TGQ là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con<br />
người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống<br />
và vị trí của con người trong thế giới đó<br />
<br />
I. THẾ GIỚI QUAN VÀ CÁC LOẠI THẾ GIỚI QUAN<br />
1.Thế giới quan (TGQ) và các hình thức cơ bản của TGQ<br />
1.1. Khái niệm “TGQ”<br />
<br />
Từ bé, mỗi người đều cần hiểu biết về thế giới và bản thân, ai cũng đặt ra những<br />
câu hỏi mà chính là những câu hỏi của mọi thời đại:<br />
Thế giới quanh ta là gì?<br />
Nó bắt đầu từ đâu và kết thúc hay không?<br />
Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó?<br />
Con người là gì? Nó được sinh ra như thế nào?<br />
Quan hệ của nó với thế giới bên ngoài ra sao?<br />
Con người có thể biết gì và làm gì với thế giới đó?<br />
Vì sao có người tốt, kẻ xấu?<br />
Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì?...<br />
những kiểu như vậy được đặt ra với mức độ sâu sắc khác nhau và được con người<br />
từ thời nguyên thuỷ, đến nay và mai sau tìm cách trả lời.<br />
Quá trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi trên hình thành nên mỗi người những quan<br />
niệm nhất định, hoà trộn cả những yếu tố về cảm xúc, trí tuệ, niềm tin, lý<br />
tưởng... thành 1 khối thống nhất gọi là thế giới quan của 1 người, 1 cộng đồng ở<br />
1 thời đại. Đó chính là toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con<br />
người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người và loài<br />
người.<br />
<br />