Bài giảng công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản - Bài 1
lượt xem 64
download
Bài giảng công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản - Bài 1 Một số khái niệm cơ bản trong công trình nuôi thủy sản, giúp các bạn tìm hiểu một số khái niệm trong trắc địa và tính chất vật liệu trong xây dựng công trình nuôi thủy sản. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản - Bài 1
- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CÔNG TRÌNH NUÔI THỦY SẢN (Aquaculture engineering) Số tiết: 30 (25LT+5seminar) Tóm tắt môn học Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phương pháp thiết kế, nguyên lý và vận hành các hệ thống trong nuôi trồng thủy sản như kênh mương, đê đập, cống, ao đất, lồng bè, thiết bị tuần hoàn và xử lý nước, trại sản xuất giống thủy sản, v.v. để tiến hành nuôi trồng thủy sản.
- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Mục tiêu môn học Giúp sinh viên có khả năng thiết kế các công trình cơ bản về nuôi trồng thủy sản, Đồng thời nắm vững những nguyên lý hoạt động và quản lý các hệ thống nuôi trồng thủy sản về mặt công trình. Tạo tầm nhìn bao quát về ngành thủy sản bao gồm tiềm năng, hiện trạng, khuynh hướng phát triển và những ứng dụng công nghệ nhằm công nghiệp hóa của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh phát triển thủy sản thế giới.
- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Các môn học và kiến thức liên quan Môn công trình nuôi thủy sản cần thiết có sự hỗ trợ các kiến thức liên quan đến các môn học như Kỹ thuật nuôi thủy sản, Kỹ thuật sản xuất giống thủy sản, Thủy hóa, Quản lý chất lượng nước v.v
- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Nội dung môn học Bài 1: Một số khái niệm cơ bản trong công trình nuôi thủy sản Một số khái niệm trong trắc địa Tính chất vật liệu trong xây dựng công trình nuôi thủy sản Bài 2: Giới thiệu các hệ thống công trình trong nuôi trồng thủy sản Đê đập và kênh mương Công trình cống cấp tiêu nước
- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Bài 3: Thiết kế trại nuôi trồng thủy sản Tiêu chuẩn chọn lựa vị trí xây dựng trại nuôi thương phẩm thủy sản; kết cấu và thiết kế trại nuôi thủy sản: giới thiệu các loại hình nuôi. Bài 4: Thiết kế hệ thống tái sử dụng nước Các hình thức xử lý nước; nguyên lý và tính toán thiết kế hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước. Bài 5: Giới thiệu các thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Trong nuôi thương phẩm Trong trại giống
- Tài liệu tham khảo Avault, J.W., 1996. Fundamentals of Aquaculture: A Step-by-Step Guide to the Commercial Aquaculture. AVA Publishing Company Inc., Louisiana: 889 pp. Chang K. Lin. 2001. Aquatic Ecosystems and Water Quality Management. Aquaculture and Aquatic Resource Management. Asia Institute of Technology. Lecturenote. Granvil D. Treece, Joe M. Fox. 1993. Design, Operation and Training manual for an Intensive Culture Shrimp Hatchery. Texas A&M University Sea Grant College Program. 187pp. John E. Huguenin, John Colt, 1989. Design And Operating Guide For Aquaculture Seawater Systems. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, 20. 264 pp. Jhingran, V.G and R.S.V. Pullin, 1988. A Hatchery Manual for the Common Chinese and Indian Major Carps. Asia Development Bank, International Center for Living Aquatic Resources Management: 191 pp.
- Tài liệu tham khảo Michael B. Timmons, 1994. Aquaculture Water Reuse Systems: Engineering Disign and management. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, 27. 329 pp. Pillay, T.V.R., 1996. Aquaculture: Principles and Practices. Fishing New Books: 575p. Richard W. Soderberg, 1995. Flowing water fish culture. Lewis publishers. Fisheries Program Mansfield University Mansfield, Pennsylvania. 147pp. Thmas B. Lawson, 1995. Fundamentals of Aquaculture Engineering. Department of Biological Engineering Louisiana Satate University. 354 pp. T. Laughlin, 1985. Soil And Freshwater Fish Culture. Simple Methods for Aquaculture. FAO Training Series. 6. 174 pp. Woynarovich E. and L. Horváth, 1980. The Artificial Propagation of Warm Water Finefish – A Manual for Extension. Rome: FAO.
- Bài 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CÔNG TRÌNH NUÔI THỦY SẢN
- Các Khái Niệm Cơ Bản Trong Trắc Địa Mặt thủy chuẩn (mặt nước gốc) Mặt thủy chuẩn quả đất là mặt nước biển trung bình yên lặng, không sóng gió, cắt ngang các lục địa và các hải đảo làm thành một mặt cong khép kín. Mặt thủy chuẩn quả đất có pháp tuyến trùng với phương của dây dọi tại mọi đểm của quả đất Mặt thủy chuẩn qui ước là MTC không trùng với MTC quả đất, do người đo đạc qui ước, có đặc điểm giống như MTC quả đất.
- Dây dọi Độ cao tuyệt đối Độ cao tương đối 10 m 15 m Mặt thủy chuẩn qui ước 5m Mặt thủy chuẩn quả đất Quả đất
- Độ cao và vị trí của một điểm Độ cao tuyệt đối của một điểm là khoảng cách theo đường dây dọi từ điểm đó đến MTC quả đất Độ cao tương đối của một điểm là khoảng cách theo đường dây dọi từ điểm đó đến MTC qui ước Hiệu độ cao của hai điểm là khoảng cách theo đường dây dọi giữa 2 MTC qui ước đi qua hai điểm đó Vị trí của một điểm: Vị trí của một điểm được xác định bởi + Tọa độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) + Độ cao
- Bản đồ Bản đồ là một hình ảnh biểu thị sự thu nhỏ trên giấy của các khu vực lớn của bề mặt quả đất có tính đến độ cong của quả đất. Bản đồ địa vật trên đó có biểu thị nhà cửa, đường xá, sông ngòi Bản đồ địa hình trên đó có biểu thị địa vật và dáng đất
- Đường đồng mức Đường đồng mức là một đường cong khép kín nối liền các điểm có cùng độ cao của mặt đất so với mặt nước biển hoặc MTC qui ước nào đó Hiệu độ cao h giữa hai đường đồng mức kề nhau được gọi là khoảng cao đều Những điểm nằm trên cùng 1 đường đồng mức có cùng một độ cao Toàn bộ các đường đồng mức phải là những đường liên tục Các đường đồng mức không cắt nhau Hướng vuông góc với đường đồng mức là hướng dốc nhất
- Các Dụng Cụ Trắc Địa Thước Dùng đo khoảng cách bằng phương pháp đo trực tiếp Thước vải: dài 30-50m, độ chính xác thấp Thước thép thông thường: dài từ 20-50m, độ chính xác cao Thước thép chính xác: có độ chính xác 1:20.000 Dây dọi: Dùng xác định đường thẳng đứng đi qua một điểm La bàn: Dùng đo góc phương vị của một đoạn thẳng trên thực địa Dùng xác định hướng của một đoạn thẳng trên thực địa Dùng định hướng bản đồ trên thực địa Mia đứng: Dùng để đo độ cao với các máy đo cao khi cần độ chính xác cao
- Các Dụng Cụ Trắc Địa Máy kinh vĩ: Bộ phận ngắm (ống kính) - Chức năng của ống kính là để nhìn thấy vật quan sát dưới dạng phóng đại và cho phép ngắm chính xác đến điểm cần ngắm trên vật đó - Cấu tạo gồm vật kính, thị kính, vạch chữ thập và ốc điều chỉnh ảnh Bộ phận đọc số - Cho phép đọc giá trị các góc đứng và góc bằng Bộ phận cân máy - Giúp điều chỉnh trục ngắm nằm song song với MTC
- Các Dụng Cụ Trắc Địa Máy thăng bằng (bình chuẩn): Cấu tạo giống máy kinh vĩ Dùng để đo độ cao hình học Máy kinh vĩ quang học: Có ưu điểm là nhẹ và đọc số nhanh nhờ bộ phận trắc vi quang học
- Ứng dụng Các Dụng Cụ Trắc Địa Đo góc bằng Đo góc đứng Đo khoảng cách Đo chiều cao Lấy mặt phẳng Thiết lập các mốc cao trình…
- Mia Đo khoảng cách d = k.n d: Khoảng cách đo k: hệ số của máy (100; 200; …) n: khoảng cách đọc trên mia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản - Bài 5
13 p | 225 | 56
-
Bài giảng Công nghệ sản suất thức ăn công nghiệp: Chương 4 - TS. Lê Việt Phương
80 p | 126 | 17
-
Bài giảng Trồng rừng phòng hộ - Cao Đình Sơn
15 p | 122 | 13
-
Bài giảng Phương pháp tập huấn cho cán bộ khuyến nông là công tác huấn luyện
53 p | 94 | 12
-
Bài giảng Tin học ứng dụng chăn nuôi thú y: Chương 3 - Xây dựng công thức thức ăn và quản lý đàn giống
16 p | 126 | 6
-
Bộ bài giảng và công cụ bài giảng Sản xuất cà phê bền vững
23 p | 14 | 4
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 3: Thiết kế vườn và chuẩn bị hố trồng ca cao
9 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 4 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn