intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đặc điểm sinh lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Trần Khánh Dư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

291
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Đặc điểm sinh lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh" giúp người học trình bày được định nghĩa, phân loại, trình bày được các đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh; liệt kê được các nguyên tắc chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh; trình bày các bước chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đặc điểm sinh lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh

  1. Đăc điêm sinh lý tre em 30 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ SƠ SINH * Mục tiêu: 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại. 2. Trình bày được các đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh. 3. Liệt kê được các nguyên tắc chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh. 4. Trình bày các bước chăm sóc sức khỏe ban đầu. * Nội dung: 1. Định nghĩa và phân loại sơ sinh: 1.1. Định nghĩa: Thời kỳ sơ sinh bắt đầu từ lúc sinh đến 30 ngày tuổi, là giai đoạn trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. 1.2. Phân loại sơ sinh: Có nhiều cách phân loại: - Theo tuổi thai: non tháng (< 37 tuần), đủ tháng (37 - < 42 tuần), già tháng ( 42 tuần). - Theo cân nặng lúc sinh: nhẹ cân (< 2500gr), đủ cân (2500 - < 4000gr) và lớn cân ( 4000gr). - Theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai: nhẹ cân so với tuổi thai (CNLS < bách phân vị thứ 10), phù hợp so với tuối thai (CNLS nằm giữa bách phân vị thứ 10 và 90), lớn cân so với tuổi thai (CNLS > bách phân vị 90). - Trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung: là tình trạng kém phát triển so với dự đoán, là hậu quả của những nguyên nhân gây ức chế sự phát triển bình
  2. Đăc điêm sinh lý tre em 31 thường của thai nhi (mẹ, nhau, ối, thai…), là nguyên nhân thường gặp gây nhẹ cân so với tuổi thai. 2. Đặc điểm trẻ sơ sinh: 2.1. Đặc điểm hệ thần kinh: Hệ thần kinh bắt đầu phát triển từ tháng thứ 2 của bào thai và chấm dứt lúc trẻ trưởng thành. Quá trình phát triển chia làm 4 giai đoạn: - Sự phân chia và di chuyển của các tế bào bắt đầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 của bào thai. - Sự biệt hóa tế bào và tăng về số lượng từ tháng thứ 5 của bào thai đến tháng thứ 6 sau sinh. - Myelin hóa các dây thần kinh bắt đầu từ lúc sau sinh và kết thúc lúc trẻ được 1 tuổi. - Sự trưởng thành của các tổ chức não bắt đầu sau khi trẻ ra đời và tiếp tục cho đến tuổi thành niên. Vì thế hệ thần kinh của trẻ sơ sinh có những đặc điểm sau: - Trên đại thể não rất ít nếp nhăn so với não người lớn, trẻ càng sinh non, nếp nhăn càng ít. - Chuyển hóa của tế bào não cũng thay đổi: lúc còn là bào thai, glucose được chuyển hóa chủ yếu bằng con đường yếm khí, các men giúp chuyển hóa theo con đường ái khí chỉ bắt đầu hoạt động sau sinh và không đồng đều giữa các vùng. - Độ thấm thành mạch của các mạch máu não cao do thiếu men Esterase carboxylic vì vậy trẻ rất dễ bị xuất huyết não. - Do độ thấm của các đám rối cao nên albumin máu dễ thoát vào dịch não tủy. Vì vậy, bình thường lượng albumin trong dịch não tủy của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn 1 – 2 g/l. Trong quá trình trưởng thành, độ thấm giảm
  3. Đăc điêm sinh lý tre em 32 dần và lượng albumin trong dịch não tủy cũng giảm xuống dần còn 0,5 g/l ở trẻ 3 tháng tuổi và 0,3 g/l ở trẻ lớn. Schade và Ford có nghiên cứu tổ chức não ở các lứa tuổi cho thấy: Các yếu tố Sơ sinh 6 tháng 24 tháng Người lớn Số tế bào não/mm3 99 30,5 20,1 12,5 Thể tích tế bào (µm3) 240 610 990 1440 Số điểm phân chia dây 3,1 15,6 16,7 43,8 thần kinh Chiều dài dây thần kinh 203 236,7 325,9 683,6 (µ) Như vậy, số lượng tế bào trong 1 mm3 não giảm dần trong quá trình lớn lên của trẻ và ngược lại thể tích tế bào to ra, dây thần kinh dài thêm và phân chia nhiều nhánh. Do đó, nếu não bị tổn thương sớm trong thời kỳ sơ sinh, rất nhiều tế bào bị ảnh hưởng và di chứng thần kinh nếu có cũng rất nặng nề. 2.2. Đặc điểm hệ tim mạch: Khi còn là bào thai 46% máu từ nhĩ P sang nhĩ T qua lỗ Botal và 42% máu từ động mạch phổi sang động mạch chủ qua ống động mạch để hạn chế lượng máu lên phổi và hạn chế sự hoạt động của phổi thai nhi. Sau khi ra đời, lần lượt lỗ Botal và ống động mạch được đóng kín. Nếu có những rối loạn về sinh hóa: PaCO2 tăng, pH giảm, chúng sẽ mở trở lại. Tổng lượng máu trong cơ thể trẻ sơ sinh là: 80 – 85 ml/kg.
  4. Đăc điêm sinh lý tre em 33 Tim trẻ sơ sinh tương đối lớn, chỉ số tim ngực > 0,5. Cả hai thất đều như nhau, nhưng thất phải to hơn và trên điện tâm đồ trục điện tim ưu thế phải. Nhịp tim nhanh 120 – 160 lần/phút. Do đó, muốn chẩn đoán suy tim ở trẻ sơ sinh thì nhịp tim > 160 l/ph, chỉ số tim ngực > 0,6, và gan to nhanh. Huyết áp tối đa bình thường khoảng 50 – 60 mmHg. Thành mạch sơ sinh có độ thấm cao vì thiếu men carboxyl esterase và rất dễ vỡ. Giảm oxy máu liên quan chặt chẽ với tình trạng xuất huyết và oxy máu cao kéo dài thì mạch máu ở một vùng bị co lại và hạn chế nuôi dưỡng tổ chức tế bào. 2.3. Đặc điểm hệ hô hấp: - Trẻ sơ sinh rất dễ bị rối loạn về hô hấp, bình thường trẻ có nhịp thở nhanh từ 40- 60 l/ph và rất dễ bị thay đổi. Theo dõi nhịp thở sơ sinh rất quan trọng, giúp chúng ta tiên lượng được chức năng hô hấp, nếu nhịp thở trẻ cố dịnh trong 24 giờ thì có tiên lượng tốt và nếu nhịp thở vẫn dao động sau sinh thì tiên lượng xấu. - Trẻ có cơn ngưng thở ngắn dưới 20 giây do võ não chưa hoạt động tốt trong thời gian đầu sau sanh. - Thể tích khí lưu thông ở trẻ đủ tháng là 30ml, non tháng < 1500g là 15 ml, thể tích này tăng lên khi trẻ khóc. - Độ thun dãn của phổi phát triển đầy đủ ở trẻ đủ tháng, lồng ngực và bụng di chuyển cùng chiều theo nhịp thở. Nếu suy hô hấp thì lồng ngực và bụng di chuyển ngựợc chiều nhau. Chức năng hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman (xem bài SHH sơ sinh). 2.4. Đặc điểm gan và chuyển hóa tại gan:
  5. Đăc điêm sinh lý tre em 34 - Khi cắt rốn, áp lực máu vào gan giảm đột ngột và lượng máu oxy hóa của mẹ ngưng, các tế bào gan bị thiếu oxy cấp. Vì vậy gan có hiện tượng phá hủy tế bào do thiếu oxy cấp, transaminase tăng trong những ngày đầu. - Chức năng chuyển hóa các men của gan chưa hoàn chỉnh, nhất là ở trẻ sinh non. + Men Glucuronyl transferase: rất ít ở trẻ sơ sinh và càng ít nếu trẻ bị thiếu oxy và hạ đường huyết. Men này giúp chuyển hóa bilirubin GT thành bilirubin TT và giúp giải độc một số thuốc → dễ bị vàng da và ngộ độc thuốc. + Men Anhydrase carbonic (AC): rất cần cho sự chuyển hóa CO2 từ dị hóa tế bào vào phổi: H2CO3 → CO2 + H2O, vì vậy gây ứ đọng H2CO3 trong máu gây toan máu nhẹ. 2.5. Đặc điểm thận: Chức năng lọc của cầu thận còn kém, thận giữ lại hầu hết các điện giải, kể cả độc chất, nước tiểu gần như nước loãng. Vì vậy, dùng thuốc liều phù hợp với sơ sinh, lượng kali máu thường cao trong những ngày đầu sau sinh, hạ kali máu rất ít gặp. 2.6. Đặc điểm chuyển hóa các chất: 2.6.1. Vấn đề trao đổi nước: - Tỷ lệ nước chiếm 68% trọng lượng cơ thể trẻ lớn, 77,3% sơ sinh đủ tháng và 83% ở trẻ non tháng. - Sự phân phối nước trong cơ thể cũng khác so với trẻ lớn Trong tế bào Ngoài tế bào Trẻ lớn 50% 20% Sơ sinh đủ tháng 40% 30% Sơ sinh non tháng 35% 45%
  6. Đăc điêm sinh lý tre em 35 So với trẻ lớn, tỷ lệ nước ngoại bào ở trẻ sơ sinh cao hơn. Vì vậy, triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh xuất hiện sớm nhưng đồng thời cũng hồi phục nhanh. Trẻ sơ sinh non tháng rất dễ phù trong những ngày đầu do ứ nước và sụt cân sinh lý nhiều trong những ngày sau do thận thải nước tốt. Do đó, khi cung cấp nước lượng nước được tính theo ngày tuổi: Ngày 1: 60 ml/kg Ngày 2: 80 ml/kg Ngày 3: 100 ml/kg Ngày 4 -5: 120 ml/kg Ngày 6 - 7: 140 ml/kg Tuần 2-3: 150 ml/kg Tuần 4: 160 ml/kg 2.6.2. Các chất khoáng: - Ca và Phospho: Mẹ cung cấp Ca và P cho con chủ yếu trong 2 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, trẻ sinh trước tháng thứ 8 sẽ dễ bị thiếu Ca và P. Nhu cầu ca và P ở trẻ sơ sinh rất cao: Ca: 300 – 600mg/ngày, P: 200 – 400 mg/ngày. Trong sữa mẹ, có ít Ca và P nhưng có đủ sinh tố D giúp hấp thu đầy đủ ở ruột. Ngược lại trong sữa bò có nhiều Ca và P nhưng lại thiếu sinh tố D. Vì vậy, nếu nuôi con bằng sữa bò nên cung cấp thêm sinh tố D cho đến tuổi ăn dặm để tránh bệnh còi xương. - Fe: chất sắt cũng được mẹ cung cấp trong 2 tháng cuối của thai kỳ, sinh càng non càng dễ bị thiếu sắt. Dự trữ sắt ở trẻ đủ tháng là 262 mg%, non tháng là 106 mg% đủ để đảm bảo trẻ không thiếu máu trong 3 tháng đầu ở trẻ đủ tháng và 1 tháng ở trẻ non tháng. 2.7. Đặc điểm hệ tạo máu:
  7. Đăc điêm sinh lý tre em 36 - Ở thai nhi và sơ sinh dưới 10 ngày tuổi, tổ chức sản xuất tế bào máu chủ yếu xảy ra ở gan, lách, thận, sau thời gian đó tủy xương bắt đầu hoạt động. - Trong những ngày đầu, trẻ sơ sinh có hiện tượng đa hồng cầu, do đó có hiện tượng tán huyết gây vàng da sinh lý Sự thay đổi nồng độ của huyết sắc tố (g%) trong năm đầu: Sơ sinh đủ Sơ sinh non tháng Tuần lễ tháng 1200 – 2500g < 1200g 0 17 16,4 16,0 1 18 16,0 14,8 3 15,9 13,5 13,4 6 12,7 10,7 9,7 10 11,4 9,8 8,5 20 12,0 10,4 9,0 50 12,0 11,5 11,0 Thời gian có Tháng thứ 3 2 tháng ½ 2 tháng nồng độ Hb thấp nhất - Chất Erythropoietin được sản suất ở trẻ đủ tháng khi lượng huyết cầu còn 10 – 11g% và muộn hơn ở trẻ sinh non. Trẻ sinh non thích nghi dễ dàng với nồng độ huyết cầu thấp và không có triệu chứng suy hô hấp, suy tim với nồng độ Hb 6 – 7g%. 2.8. Đặc điểm hệ nội tiết: - Hệ sinh dục: dù trai hay gái sau sinh trẻ có ít nhiều nội tiết tố nữ của mẹ truyền qua nhau thai. Vì vậy, tuyến vú của trẻ có hiện tượng sưng to và bé gái có thể có kinh nguyệt trong 10 – 12 ngày đầu.
  8. Đăc điêm sinh lý tre em 37 - Tuyến giáp: Chất thyroxin xuất hiện vào tháng 6 - 8 của thai kỳ. Khi ra đời, nếu nhiệt độ phòng quá thấp, dưới sự điều khiển của tuyến yên, tuyến giáp tiết nhiều chất Thyroxin để huy động chất béo của cơ thể và tăng cung cấp năng lượng. - Tuyến cận giáp: nhiệm vụ chủ yếu là điều hòa lượng Ca và P trong máu. Trẻ nong tháng rất dễ bị suy tuyến cận giáp do thường xuyên bị đe dọa thiếu Ca máu. - Tuyến tụy: bắt đầu hoạt động trong những giờ đầu sau sinh, chủ yếu tiết insulin, các men tiêu hóa được tiết muộn hơn. Trẻ sơ sinh rất dễ hạ đường huyết ngoài các nguyên nhân tăng sử dụng, giảm cung cấp… còn có nguyên nhân tăng insulin trong máu. 2.9. Đặc điểm điều hòa thân nhiệt: - Trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt kém nên rất dễ rối loạn về điều hòa thân nhiệt. - Để chống lạnh, trẻ chủ yếu dựa vào chuyển hóa protid, lipid, và glucid để cung cấp năng lượng cần thiết, nhưng các chất này dự trữ rất ít chỉ đủ để cung cấp năng lượng cho 2 – 3 giờ đầu sau sanh. Vì vậy, để trẻ không tiêu hao năng lương vô ích, nên đảm bảo nhiệt độ tối ưu của môi trường: 28 – 300C ở trẻ đủ tháng và 30 – 330 ở trẻ non tháng. 2.10. Đặc điểm hệ miễn dịch: Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém vì hệ thống bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh: - Da mỏng, độ toan thấp, ít có tác dụng diệt trùng. - Niêm mạc dễ sây sát, viêm loét. - Hệ thống miễn dịch tế bào có từ trong bào thai nhưng chỉ có tác dụng thực sự sau sinh và rất yếu đối với trẻ non tháng. Khi tiếp xúc với tác nhân
  9. Đăc điêm sinh lý tre em 38 gây bệnh, trẻ sẽ có phản ứng tăng bạch cầu, nhưng tính chất thực bào rất kém, phải sau 24 tháng mới hoàn chỉnh. - Hệ thống miễn dịch dịch thể: bào thai có thể sản xuất các globulin miễn dịch từ tháng thứ 6 đối với IgG và IgM và tháng thứ 8 đối với IgA nhưng số lượng không đáng kể. Sau 12 tháng tuổi IgG bằng 60%, IgM 80%, và IgA 20% so với người lớn. Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ sử dụng chủ yếu IgG của mẹ truyền qua nhau thai, bằng tỷ lệ ở mẹ lúc mới sinh và giảm dần đến mất hẳn lúc 6 tháng tuổi, IgG có tác dụng chủ yếu đối với vi trùng gram dương. Đối với vi trùng gram âm phải cần đến IgM. Do đó, trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng gram âm thường nặng và tỷ lệ tử vong cao. 3. Chăm sóc trẻ sơ sinh: 3.1. Nguyên tắc: - Đảm bảo điều kiện sạch, vô trùng tối đa có thể được - Giữ ấm - Thực hiện các liệu pháp dự phòng thường quy - Theo dõi sát để phát hiện và xử trí sớm các biểu hiện bệnh lý. 3.2. Chăm sóc cụ thể: 3.2.1. Chăm sóc thường tại phòng sanh: - Những trường hợp sơ sinh nguy cơ cao (non tháng, già tháng, chậm tăng trưởng trong tử cung…) chủ động chuẩn bị hồi sức tại phòng sanh. - Ngay sau sanh, dốc đầu trẻ để dẫn lưu dịch ối. nhớt, máu trong hầu, họng, mũi; hút nhẹ nhàng (áp lực < 10 cmHg) miệng, mũi bằng bo nhựa hoặc ống cao su mềm. - Đặt trẻ dưới đèn sưởi, lau khô nhanh, quấn ấm kỹ và sưởi đèn
  10. Đăc điêm sinh lý tre em 39 - Tiêm bắp 1 mg vitamin K1 cho tất cả các trẻ trong vòng 2 giờ đầu sau sanh để ngừa xuất huyết não màng não do thiếu vitamin K. - Nếu mẹ có HbsAg (+): tiêm ngừa vaccine viêm gan siêu vi B ± Hepatitis B Immune Globulin (HBIG) trong vòng 12 giờ đầu sau sanh và phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau. 3.2.2. Chăm sóc sơ sinh ngoài phòng sanh: - Đảm bảo sạch và vô trùng tối đa có thể được. Nhân viên y tế là nguồn lây nhiễm và nhiễm trùng chéo quan trọng nhất. Phải: + Rửa tay thường quy trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ + Đeo khẩu trang khi đang mắc bệnh đường hô hấp, đeo găng tay khi đang nhiễm trùng da tay. - Giữ ấm: + Thân nhiệt tối ưu cho trẻ khỏe mạnh là 36.5 – 37.50C, nhiệt độ môi trường 28 – 300C/trẻ đủ tháng và 30 – 330C/ trẻ non tháng. + Đội nón ấm để hạn chế mất nhiệt qua da đầu. Khi thân nhiệt ổn định, có thể quấn chăn ấm. - Tư thế nằm: nằm nghiêng bên trong vài ngày đầu, sau đó cho trẻ nằm ngửa. thỉnh thoảng cho trẻ nằm sấp khi trẻ thức giúp vận động cơ cổ, cơ vai và tránh một số biến dạng hộp sọ. - Tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày. Tắm phải thực hiện trong phòng kín cửa, tránh gió lùa và tắm vào thời gian ấm áp nhất trong ngày, có thể tắm từ giờ 24 sau sanh. - Chăm sóc mắt, mũi, tai bằng nước muối sinh lý. - Chăm sóc rốn: 1 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hay xà phòng và nước sạch sau khi tắm bé, để thoáng rốn, không bôi bất cứ chất gì lên rốn. Bình thường có thể tháo kẹp rốn sau giờ thứ 24 – 48 sau sanh, rốn có thể tiết
  11. Đăc điêm sinh lý tre em 40 dịch sinh lý (không) rồi rụng từ 5 – 15 ngày sau sinh. Dịch sinh lý có thể tiết thêm trong vòng 1 tuần sau rụng rốn. - Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng sớm mối ngày 10 – 15 phút để tăng cường vitamin D nội sinh và sát trùng da. - Theo dõi: vòng đầu, chiều dài, vòng ngực, cân nặng mỗi ngày xem sự tăng cân, theo dõi và phát hiện những hiện tượng sinh lý: tiêu, tiểu, vàng da… 4. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh: 4.1 Nguyên tắc chung: - Ưu tiên dinh dưỡng qua đường tiêu hóa càng sớm càng tốt nếu không có chống chỉ định. - Thứ tự ưu tiên: nuôi ăn qua đường tiêu hóa → nuôi ăn tĩnh mạch một phần → nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn. - Sữa mẹ là thức ăn ưu tốt nhất cho mọi đối tượng có thể dinh dưỡng qua đường tiêu hóa nếu không có chống chỉ định. - Trẻ khỏe mạnh nên được bú mẹ càng sớm càng tốt (trong vòng 30 phút đầu sau sanh). - Theo dõi sát hiệu quả dinh dưỡng, nhất là đối tượng sơ sinh nguy cơ cao. 4.2. Nuôi dưỡng cụ thể: * Điều kiện nuôi ăn qua đường tiêu hóa: - Không có biểu hiện tăng tiết nước bọt nhiều sau sanh, ói, dịch dạ dày có máu, mật, bụng chướng. - Tình trạng lâm sàng ổn định: không đang sốc, suy hô hấp nặng, viêm ruột hoại tử, thay máu… Nhịp thở < 60 l/phút bú mẹ và 80 l/phút qua sonde dạ dày. - Trẻ non tháng ổn định, cân nặng > 1500 gr.
  12. Đăc điêm sinh lý tre em 41 * Chống chỉ định bú mẹ: - Mẹ đang mắc các bệnh truyền nhiễm: lao đang tiến triển, HIV, nhiễm trùng cấp nặng, VGSV B, C đầu vú nứt nẻ rỉ dich hoặc chảy máu… - Mẹ mắc các bệnh man tính: ung thư, suy tim, thận nặng.. - Mẹ đang sử dụng thuốc qua được sữa và độc cho trẻ. Nếu có chống chỉ định bú sữa mẹ, mẹ phải biết cách cho trẻ bú bình và chọn loại sữa chỉ định thay thế thích hợp. * Khuyến cáo: - Bú mẹ ưu tiên trừ khi có chống chỉ định. - Cử bú đầu tiên càng sớm càng tốt, bú mẹ theo yêu cầu. 5. Chăm sóc sức khỏe ban đầu: - Đối với những trẻ đủ tháng, có cân nặng tốt không bệnh lý khi khám sơ sinh nên giáo dục các bà mẹ cách cho bú, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho ăn dặm đúng theo ô vuông thức ăn, biết theo dõi con bằng biểu đồ tăng trưởng...mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng, chích ngừa. - Đối với trẻ có những nguy cơ sanh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai: + Cấp 0: Quản lý thai: khuyên mẹ khám thai định kỳ, có chế độ ăn và nghỉ hợp lý, phát hiện bệnh của mẹ và các yếu tố có thể gây ra sinh non để phòng (bệnh lý tại tử cung, tại thai nhi v.v…) giáo dục cho các bà mẹ ăn đủ chất lên cân đúng theo nhu cầu tránh sinh con suy dinh dưỡng, khi bà mẹ bị bệnh lý không nên có thai và không nên uống thuốc ảnh hưởng cho con. + Cấp I: Khi phát hiện trẻ sinh yếu (non, suy dinh dưỡng bào thai...) phải hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc cho con bú đúng cách cũng như đúng nhu cầu của từng trẻ, bảo đảm độ ấm cho bé bằng các phương pháp
  13. Đăc điêm sinh lý tre em 42 (Kangaroo), khăn chai nước nóng ..., phòng một số biến chứng thường gặp như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, suy hô hấp...và nhất là chống nhiễm trùng cho trẻ nên giữ vệ sinh cả mẹ con, quần áo lẫn môi trường của trẻ. Chích ngừa cho trẻ...và chích hay uống thuốc phòng ngừa các bệnh khác mà trẻ sinh non hay gặp: vitamin K, vitamin D...(xem phần trên) phải theo dõi sát, và cho điều trị thuốc nếu cần, hoặc chuyển tuyến trên có phương tiện hiện đại hơn để điều trị . Tái khám đinh kỳ cho trẻ đẻ non . + Cấp II: Điều trị một số bệnh do sinh non hay gặp : vàng da , XHNMN , nhiễm trùng, suy hô hấp, co giật.. + Cấp III: Điều trị di chứng do một số bệnh lý trên để lại: thần kinh ảnh hưởng não, xẹp phổi,...Điều trị các di chứng, phục hồi chức năng cho trẻ bằng vật lý trị liệu. * Tài liệu tham khảo: 1. Huỳnh Thị Duy Hương (2007), “Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh”, Nhi khoa chương trình đại học, tập II, Đại học Y Dược TP.HCM, NXB Y học, tr. 253 – 269. 2. Constance H. Keefer (2008), “Nursery care of the well newborn”. Manual of Neonatal care, 6th edition, Lippincott Williams and Wilkins, p 71 - 78 3. Nirmala S. Desai (2004), “Nutrition management”, Neonatology, International edition, Mcgraw – Hill Companies, pp77 -101.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2