TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
BỘ MÔN ĐỊA KỸ THUẬT<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
ĐỊA KỸ THUẬT<br />
VÀ ĐỊA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG<br />
Trịnh Minh Thụ, Hoàng Việt Hùng<br />
Bùi Văn Trường<br />
<br />
NĂM 2012<br />
<br />
MỤC LỤC:<br />
CHƯƠNG 1. THẤM TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT<br />
VÀ KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM .............................................. 4<br />
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 4<br />
1.2. Vấn đề Địa chất thủy văn ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
1.3. Phân tích yếu tố thấm trong môi trường đất..................................................... 13<br />
1.4. Điều kiện dòng chảy ngầm ............................................................................... 23<br />
1.5. Vận chuyển và lan truyền khối trong đất ......................................................... 30<br />
1.6. Các chất lỏng không phải là nước trong đất..................................................... 44<br />
CHƯƠNG 2. CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG .......................... 60<br />
2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 60<br />
2.2. Các dạng ô nhiễm dưới đất............................................................................... 61<br />
2.3. Nguồn gây ô nhiễm dưới đất ............................................................................ 63<br />
2.4. Cơ chế phóng thích chất ô nhiễm ..................................................................... 65<br />
2.5. Đánh giá điểm ô nhiễm .................................................................................... 73<br />
2.6. Phương pháp, thiết bị khảo sát, đánh giá ô nhiễm ........................................... 76<br />
2.7. Kỹ thuật xử lý hiện trường bị ô nhiễm ............................................................. 83<br />
CHƯƠNG 3. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ GIẢM THIỂU Ô NHIỄMERROR! BOOKMARK NOT<br />
DEFINED.<br />
3.1. Đánh giá chung............................................................................................... 116<br />
3.2. Phân tích số liệu địa chất và địa chất thủy văn .............................................. 116<br />
3.3. Ứng dụng phần mềm CTRAN/W................................................................... 117<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Bài giảng “Địa kỹ thuật và Địa kỹ thuật môi trường” cung cấp những kiến thức cơ<br />
bản về đặc tính thấm nước, khả năng, quy luật vận chuyển lan truyền ô nhiễm, các dạng và<br />
nguồn gây ô nhiễm, các nguyên lý kỹ thuật xử lý ô nhiễm nhằm giúp cho học viên cao học<br />
chuyên ngành Địa kỹ thuật những nhận thức về ô nhiễm môi trường đất, tính toán, dự báo<br />
và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm dưới đất. Nội dung bài giảng gồm 3 chương :<br />
Chương 1: Thấm trong môi trường đất và khả năng lan truyền ô nhiễm<br />
Giới thiệu những kiến thức cơ bản về địa chất thủy văn, bao gồm các dạng tồn tại của<br />
nước dưới đất, các đới thủy động lực, sự hình thành thành phần hóa học, đặc điểm các tầng<br />
chứa nước và sự vận động của nước dưới đất; phân tích yếu tố thấm trong môi trường đất<br />
bão hòa và không bão hòa; điều kiện dòng chảy ngầm; cơ cấu vận chuyển và lan truyền khối<br />
trong đất; cơ chế vận chuyển các chất lỏng không phải là nước.<br />
Chương 2: Các vấn đề địa kỹ thuật môi trường<br />
Chương này trình bày đặc điểm, tính chất các dạng, nguồn gây ô nhiễm; phương thức<br />
phóng thích ô nhiễm; nội dung, phương pháp, thiết bị khảo sát đánh giá ô nhiễm đất và<br />
nguyên lý, kỹ thuật xử lý hiện trường bị ô nhiễm.<br />
Chương 3: Đồ án thiết kế giảm thiểu ô nhiễm<br />
Đề cập những nội dung cần phân tích, đánh giá khi thiết kế giảm thiểu ô nhiễm; nội<br />
dung phân tích đánh giá các số liệu địa chất, địa chất thủy văn; và ứng dụng phương pháp số<br />
để phân tích, dự báo lan truyền ô nhiễm dưới đất.<br />
Bài giảng được biên soạn trên cơ sở cuốn sách “Địa kỹ thuật môi trường” tác giả<br />
Nguyễn Uyên biên dịch và cuốn sách “Geotechnical Engineering Principles and Pratisces”<br />
của Donald P.Coduto. Do nguồn tài liệu còn hạn chế và lần đầu tiên biên soạn cho lớp cao<br />
học nên bài giảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Chúng tôi rất mong nhận<br />
được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp.<br />
Trường Đại học Thủy lợi<br />
Bộ môn Địa kỹ thuật<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
THẤM TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT<br />
VÀ KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN Ô NHIỄM<br />
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG<br />
Trong môi trường đất đá, nước là hợp phần có vai trò quan trọng trong việc vận<br />
chuyển, lan truyền chất ô nhiễm. Do vậy những vấn đề về điều kiện địa chất thủy văn bao<br />
gồm sự phân bố không gian, thành phần, tính chất của các tầng chứa nước, thấm nước yếu,<br />
trạng thái tồn tại,… đặc biệt là tính thấm và chế độ thủy động lực của dòng chảy là những<br />
yếu tố quan trọng quyết định khả năng, phương thức, tốc độ vận chuyển, lan truyền chất ô<br />
nhiễm và cả các quá trình biến đổi hóa, lí, sinh học của chúng. Đó là những vấn đề cơ bản<br />
cần để hiểu chất ô nhiễm vận chuyển, lan truyền như thế nào dưới mặt đất.<br />
Quá trình vận chuyển, lan truyền khối tham gia vào việc tiêu thụ hay sản sinh<br />
khối trong môi trường lỗ rỗng và tuân theo nguyên lí bảo toàn khối lượng. Tuy nhiên,<br />
về phương thức vận chuyển, các chất ô nhiễm hòa tan trong nước có quan hệ chặt chẽ<br />
với dòng thấm nước lỗ rỗng hơn là các chất ô nhiễm không hòa tan, nó bị khống chế<br />
bởi cơ cấu, quy mô lỗ rỗng và các yếu tố bên ngoài. Vậy, cơ cấu vận chuyển, lan<br />
truyền khối trong đất như thế nào; sự di chuyển, quan hệ với nước lỗ rỗng và sự tương<br />
tác lẫn nhau của các chất ô nhiễm ra sao, đó là những vấn đề cần để hiểu bản chất của<br />
quá trình vận chuyển, lan truyền chất ô nhiễm.<br />
Chất ô nhiễm dạng chất lỏng không phải nước (NAPL - nonaqueous-phase liquid)<br />
không thể trộn lẫn với nước nhưng có thể hòa tan trong nước và lan truyền khối qua các mặt<br />
phân cách. Mặc dù tính hòa tan rất thấp nhưng chỉ với một lượng nhỏ NAPL hòa tan trong<br />
nước sinh hoạt thì cũng có các tác động tổn hại đến sức khỏe con người và làm cho nguồn<br />
nước dưới đất bị ô nhiễm kéo dài. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu tốc độ và<br />
sự vận chuyển các NAPL ở dưới mặt đất.<br />
Về nguyên lí vận chuyển và lưu trữ NAPL trong đất cũng tương tự với các<br />
nguyên lí cho dòng không bão hòa. Lượng tương đối của các pha trong đất lúc cân<br />
bằng đều bị khống chế bởi nguyên lí mao dẫn, nguyên lí khống chế hành vi của đất<br />
không bão hòa. Các nguyên lí này cho phép phân tích, luận giải các quá trình vận<br />
chuyển và lan truyền khối của NAPL.<br />
Chương 1 chủ yếu nghiên cứu một số nội dung chính của những vấn đề nêu trên.<br />
<br />
4<br />
<br />
1.2. VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN<br />
1.2.1. CÁC DẠNG NƯỚC TỒN TẠI TRONG ĐẤT ĐÁ<br />
Nước trong đất đá tồn tại dưới những dạng : hơi nước, nước liên kết vật lý, nước mao<br />
dẫn, nước trọng lực, nước ở trạng thái rắn, nước trong mạng tinh thể khoáng vật .<br />
1. Nước ở trạng thái hơi<br />
Nước ở trạng thái hơi tồn tại trong lỗ hổng và khe nứt rỗng. Hơi nước rất dễ di<br />
chuyển, chúng vận động từ nơi có áp lực lớn đến nơi có áp lực nhỏ, đi từ nơi có độ ẩm lớn<br />
đến nơi có độ ẩm nhỏ hơn, có thể vận động từ khí quyển vào lỗ rỗng của đất hoặc ngược lại.<br />
2. Nước liên kết vật lý<br />
Nước liên kết vật lý bị giữ trên bề mặt các hạt cứng bởi những lực liên kết lớn hơn<br />
trọng lực, vận động chậm chạp hơn rất nhiều so với nước tự do.<br />
- Nước liên kết chặt (nước hấp phụ) được thành lạo do sự hấp phụ các phân tử nước<br />
trên bề mặt của các hạt, tạo thành một lớp rất mỏng sát ngay trên bé mặt các hạt.<br />
- Nước liên kết yếu (nước màng mỏng) phân bố ngay trên lớp nước liên kết chặt bằng<br />
mối liên kết phân tử. Lực liên kết giữa các phân tử nước và bể mặt hạt yếu đi nhiều. Nước<br />
liên kết yếu tồn tại trong đất đá khi độ ẩm trong đất đá lớn hơn độ ẩm hấp phụ lớn nhất.<br />
3. Nước mao dẫn<br />
Nước mao dẫn là nước chứa trong các lỗ hổng và các khe rãnh mao dẫn, chủ yếu do<br />
tác dụng của lực mao dẫn phát sinh ở phần tiếp xúc giữa nước với không khí trong đất đá.<br />
4. Nước trọng lực<br />
Nước trọng lực (nước lỏng) được thành tạo trong đất đá khi độ ẩm của chúng lớn hơn<br />
độ ẩm phân tử tối đa hay khi các lỗ hổng đất đá bão hoà nước. Vận động của nước trọng lực<br />
diễn ra chủ yếu dưới tác dụng của trọng lực và của gradien áp lực. Nước trọng lực còn được<br />
gọi là nước tự do có khả năng truyền áp lực thủy tĩnh. Khi vận động trong đất đá nước trạng<br />
thái lỏng có những tác dụng khác nhau lên chúng. Nó có thể phá hủy cơ học, hoà tan và rữa<br />
lũa đất đá. Nước lỏng được thành tạo ở phần trên của vỏ quả đất. Vận động của nước lỏng<br />
trong đất đá có thể chia làm 2 dạng: ngấm và thấm.<br />
Khi nước vận động trong đất đá mà chỉ một phần các lỗ rỗng chứa đầy nước và nước<br />
vận động qua các lỗ rỗng đó thôi thì vận động của chúng được gọi là ngấm.<br />
Quá trình thấm xảy ra trên những diện rộng với dòng thấm lớn; lúc đó tất cả các lỗ<br />
rỗng của tầng đất đá đều bão hoà nước và nước thấm dưới tác dụng của áp lực mao dẫn,<br />
građien áp lực và trọng lực.<br />
<br />
5<br />
<br />