intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Cấu trúc bus trong máy tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Cấu trúc bus trong máy tính, chương này trình bày về chức năng và thông số của bus; hệ thống đơn bus; phân loại bus; các loại máy vi tính và cấu trúc bus tương ứng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 6: Cấu trúc bus trong máy tính

  1. CẤU TRÚC BUS TRONG MÁY TÍNH VŨ NGỌC THANH SANG TRỊNH TẤN ĐẠT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HỌC SÀI GÒN Email: trinhtandat@sgu.edu.vn Website: https://sites.google.com/site/ttdat88
  2. CHỨC NĂNG VÀ THÔNG SỐ CỦA BUS • Bus là đường truyền tín hiệu có chức năng lưu thông, vận chuyển tín hiệu, dữ liệu giữa các khối chức năng trong hệ thống máy tính. • Bus thường có 50 đến 100 dây dẫn được gắn trên mainboard. • Với các đường dây dẫn, Bus truyền tín hiệu giữa bộ vi xử lý và các bộ phận khác, hoặc thiết bị này với các thiết bị khác trong hệ thống máy tính. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  3. CHỨC NĂNG VÀ THÔNG SỐ CỦA BUS • Độ rộng bus (bus width, đơn vị bit): là số bit dữ liệu tối đa có thể truyền trong 1 chu kỳ dữ liệu của bus (số bit dữ liệu tối đa trong 1 lần truyền). • Tốc độ bus (bus speed, đơn vị MHz): tốc độ truyền tối đa của bus. • Chu kỳ dữ liệu xung nhịp (clock data cycle): số chu kỳ xung nhịp cần thiết để truyền 1 chu kỳ dữ liệu. • Băng thông (Bandwidth, đơn vị MBps): Số bit dữ liệu tối đa truyền trên một đơn vị thời gian (giây). 𝑇ố𝑐 độ 𝐵𝑈𝑆 𝑀𝐻𝑧 ∗𝑆ố 𝑏𝑦𝑡𝑒 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑙ầ𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛 𝑡ả𝑖 Băng thông [MB/s] = 𝐶ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑑ữ 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑥𝑢𝑛𝑔 𝑛ℎị𝑝 Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  4. HỆ THỐNG ĐƠN BUS • Có nhiều thành phần nối vào bus chung, một số thiết bị tích tực (active) có thể đòi hỏi truyền thông trên bus, một số các thiết bị thụ động chờ yêu cầu từ các thiết bị khác ➔ Các thiết bị tích cực được gọi là chủ (master) còn thiết bị thụ động là tớ (slave). • Phân loại các dây dẫn: o Dây dẫn dữ liệu: Data line. o Dây dẫn địa chỉ: Address line. o Dây dẫn điều khiển: Control line. Sơ đồ kết nối Bus
  5. HỆ THỐNG ĐƠN BUS • Tại một thời điểm chỉ phục vụ được một yêu cầu trao đổi dữ liệu. • Các thành phần nối vào Bus có thể có tốc độ khác nhau. • Các Module nhớ và Module IO phụ thuộc vào cấu trúc của CPU. • Khắc phục: o Xây dựng cấu trúc đa Bus bao gồm các hệ thống Bus khác nhau về tốc độ. o Trong hầu hết các máy PC bus được phân thành 3 cấp và các bus nối với nhau thông qua cầu nối Bus. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  6. PHÂN LOẠI BUS • Bus thường phân loại theo 3 cách sau: o Theo tổ chức phần cứng. o Theo giao thức truyền thông ( bus đồng bộ và không đồng bộ). o Theo loại tín hiệu truyền trên bus ( bus địa chỉ, bus dữ liệu,…). • Bus theo tổ chức phần cứng: bên trong (internal bus), bên ngoài (external bus). Các chip vi xử lý được thiết kế để tùy ý lựa chọn internal bus, với external bus cần phải thiết kế tuân theo tập các quy tắc của chuẩn còn được gọi là giao thức bus (bus protocol). Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  7. LOẠI BUS PHẦN CỨNG - INTERNAL BUS • Kết nối các thành phần bên trong vi xử lý: o Đơn vị điều khiển (CU) o Đơn vị số học và logic (ALU) o Các thanh ghi (Registers) Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  8. LOẠI BUS PHẦN CỨNG - EXTERNAL BUS • Các external bus được lắp đặt vào bo mạch chủ, từ đó kết nối với các internal bus ➔ Kết nối bo mạch chủ với các thành phần khác. • Dây cáp external bus dùng để kết nối thiết bị ngoại vi và thiết bị nội bộ, kết nối internal buses với thiết bị nội bộ.
  9. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS • Bus đồng bộ có một đường điều khiển bởi một bộ dao động thạch anh, tín hiệu trên đường dây này có dạng sóng vuông với tần số 5 → 50 MHz. • Mọi hoạt động bus xảy ra trong một số nguyên lần chu kỳ gọi là chu kỳ bus. • Ví dụ (hình bên): tấn số xung clock là 4MHz ➔ chu kỳ bus là 250ns Chu kỳ đọc trong bus đồng bộ Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  10. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS • Giả sử đọc 1 byte từ bộ nhớ chiếm 3 chu kỳ bus (750ns), tương ứng với T1, T2, T3. • Thao tác đọc: o T1: bắt đầu bằng cạnh dương xung clock → vi xử lý đặt địa chỉ byte cần đọc lên bus địa chỉ. Sau khi tín hiệu địa chỉ được xác lập, vi xử lý đặt các tín hiệu 𝑀𝑅𝐸𝑄 và RD tích cực (mức thấp). o T2: thời gian cần thiết để bộ nhớ giải mã địa chỉ và đưa dữ liệu lên bus dữ liệu. o T3: tại cạnh âm của T3, vi xử lý nhận dữ liệu trên bus dữ liệu, chứa vào thanh ghi bên trong (Memory Request) - xác chọn đọc vi xử lý và chốt dữ liệu → vi xử lý đảo các tín định truy xuất bộ nhớ hiệu 𝑀𝑅𝐸𝑄 và RD. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  11. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS • TAD: ≤ 110ns, vi xử lý sẽ đưa ra tín hiệu địa chỉ không nhiều hơn 110 ns tính từ thời điểm cạnh dương của T1. • TDS: giá trị nhỏ nhất là 50ns, dữ liệu đã ổn định trên bus dữ liệu ít nhất là 50ns trước điểm giữa cạnh âm của T3 ➔đảm bảo cho vi xử lý đọc dữ liệu tin cậy. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  12. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS • TML: đảm bảo tín hiệu địa chỉ sẽ được xác lập trước tín hiệu 𝑀𝑅𝐸𝑄 ít nhất 60ns. • TM, TRL: cho phép 2 tín hiệu 𝑀𝑅𝐸𝑄 và RD tích cực trong khoảng thời gian 85ns tính từ thời điểm xuống của xung clock T1. • TMH, TRH: thời gian để các tín hiệu 𝑀𝑅𝐸𝑄 và RD. được đảo sau khi dữ liệu đã được vi xử lý nhận vào. Trong trường hợp bộ nhớ không có khả năng đáp ứng đủ • TDH: Thời gian bộ nhớ cần giữ data trên bus sau Nhanh → phát tín hiệu WAIT trước cạnh âm của T2, đưa thêm vào 1 chu kỳ bus. Khi bộ nhớ đưa tín hiệu ổn định khi tín hiệu RD đã đảo → đảo chiều
  13. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS Bảng giá trị tới hạn của các thông số Ký hiệu Tham số Min (ns) Max (ns) TAD Thời gian trễ của địa chỉ 110 TML Thời gian địa chỉ ổn định trước 𝑀𝑅𝐸𝑄 60 TM Thời gian trễ của 𝑀𝑅𝐸𝑄 so với cạnh âm của T1 85 TRL Thời gian trễ của RD so với sườn xuống của tín hiệu đồng hồ T1 85 Thời gian thiết lập dữ liệu trước sườn xuống của tín hiệu xung TDS 50 clock (tín hiệu đồng hồ) Thời gian trễ của 𝑀𝑅𝐸𝑄 so với sườn xuống của tín hiệu đồng hồ TMH 85 T3 TRH Thời gian trễ của RD so với sườn xuống của tín hiệu đồng hồ T3 85 TDH Thời gian lưu trữ dữ liệu từ lúc đảo tín hiệu RD 0 Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  14. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS ĐỒNG BỘ - SYNCHRONOUS BUS • Ngoài các chu kỳ đọc/ghi, một số bus truyền dữ liệu đồng bộ còn hỗ trợ truyền dữ liệu theo khối. • Thao tác đọc khối: bus master báo cho slave biết số byte cần được truyền đi , với n+2 chu kỳ clock cho n byte dữ liệu. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  15. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS BẤT ĐỒNG BỘ - ASYNCHRONOUS BUS • Không sử dụng xung clock đồng bộ, có thể kéo dài chu kỳ tùy ý. • Khắc phục nhược điểm của bus đồng bộ (tốc độ thấp, khó ổn định khi đặt vào các thiết bị đòi hỏi hoạt động nhanh) bằng phương pháp bắt tay toàn phần - mỗi sự kiện được gây ra bởi 1 sự kiện trước đó chứ không phải bởi xung clock. Chu kỳ đọc trong bus bất đồng bộ Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  16. LOẠI BUS GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG - BUS BẤT ĐỒNG BỘ - ASYNCHRONOUS BUS • Tuy ưu điểm của bus bất đồng bộ rất rõ ràng, nhưng trong thực tế phần lớn các bus đang sử dụng là loại đồng bộ, do: o Hệ thống sử dụng bus đồng bộ dễ thiết kế hơn. o Vi xử lý dễ dàng truy cập bộ nhớ mà không cần tín hiệu phản hồi. o Chỉ cần chọn phù hợp thì mọi hoạt động đều trôi chảy, không cần phải bắt tay Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  17. LOẠI BUS TÍN HIỆU TRUYỀN - BUS DỮ LIỆU • Cung cấp một đường truyền tải dữ liệu giữa các hệ o 8088 => m=8 thống mô đun. o 8086 => m=16 • Bao gồm 32, 64, 128 hoặc hơn các loại dây dẫn riêng o 80386 => m=32 biệt phụ thuộc vào độ rộng bus (vì mỗi dây chỉ có thể o Pentium => m=64 vận tải 1 bit cho mỗi lần truyền tải). • Độ rộng của bus dữ liệu là tác nhân chính để đánh giá hiệu suất tổng quát của hệ thống. Ví dụ: Bus dữ liệu có độ rộng là 32 bits và mỗi lệnh dài 64 bits ➔ Bộ xử lý phải truy cập bộ nhớ 2 lần cho mỗi chu kỳ lệnh. • Ví dụ Bus dữ liệu trên 1 số bộ vi xử lý: Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  18. LOẠI BUS TÍN HIỆU TRUYỀN - BUS ĐỊA CHỈ • Các dây dẫn địa chỉ có chức năng xác định nguồn hoặc vị trí đích của dữ liệu trên bus dữ liệu, định địa chỉ cho các cổng I/O (input/output). Ví dụ: để đọc một dữ liệu (8, 16 hoặc 32 bits) từ bộ nhớ, bộ vi xử lý sẽ đặt địa chỉ của dữ liệu vào các dây dẫn địa chỉ. • Độ rộng của bus địa chỉ xác định mức tối đa lưu trữ mà bộ nhớ hệ thống có thể thực hiện (khả năng quản lý cực đại số các ngăn nhớ). Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  19. LOẠI BUS TÍN HIỆU TRUYỀN - BUS ĐỊA CHỈ • Ví dụ Bus địa chỉ của 1 số bộ vi xử lý: o 8088/8086 n=20 220 (1MB) o 80286 n=24 224 (16MB) o 80386 n=32 232 (4GB) o Pentium II, III, IV n=36 2 𝑛(64GB) Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
  20. LOẠI BUS TÍN HIỆU TRUYỀN - BUS ĐIỀU KHIỂN • Điều khiển phần truy cập và sử dụng của bus dữ liệu và bus địa chỉ. Vì các dây dẫn dữ liệu và các dây dẫn địa chỉ được chia sẻ qua nhiều thành phần trong hệ thống, nên cần có bộ phần quản lý khả năng sử dụng các dây dẫn. • Tín hiệu điều khiển vận chuyển câu lệnh và thời gian tính toán giữa các hệ thống mô đun. Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Sài Gòn Kiến Trúc Máy Tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2