intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 4: Đầu tư nguồn nhân lực

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 4: Đầu tư nguồn nhân lực. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm và các hình thức đầu tư nguồn nhân lực; phân tích chi phí – lợi ích của đầu tư cho giáo dục; các yếu tố ảnh hưởng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học lao động - Chương 4: Đầu tư nguồn nhân lực

  1. CHƯƠNG 4 ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 92  KHÁI NHIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC  PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC  CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
  2. I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 93 1. Các khái niệm cơ bản:  Đầu tư nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy phát triển nguồn lực con người tri thức, phát triển các kỹ năng và các phẩm chất lao động cần thiết, đảm bảo cho sự vận động tích cực của các ngành nghề, các lĩnh vực và của toàn xã hội.  Quá trình đầu tư nguồn nhân lực làm biến đổi cả số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.
  3. 2. CÁC NỘI DUNG ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 94  ĐẦU TƯ CÁ NHÂN  ĐẦU TƯ CỦA GIA ĐÌNH  ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP  ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC – ĐẦU TƯ XÃ HỘI
  4. 3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 95  có bốn hình thức cơ bản  đầu tư vào giáo dục đào tạo  đầu tư cho việc di cư đến nơi khác  đầu tư tìm kiếm công việc mới  Đầu tư cho dinh dưỡng và y tế  người lao động đều phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu  quyết định đầu tư luôn đi kèm với kỳ vọng nó sẽ mang lại những khoản thu nhập tốt hơn trong tương lai PHẢI CÂN NHẮC GIỮA LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ
  5. 3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 96  Chi phí đầu tư chia thành ba loại:  Các khoản chi phí trực tiếp: học phí, mua sách vở (đầu tư giáo dục), chi phí đi lại (đầu tư di cư), chi phí tìm kiếm thông tin (đầu tư tìm việc làm mới).  Chi phí cơ hội: trong giai đoạn đầu tư người lao động thường không thể đi làm toàn thời gian nên mất đi một khoản thu nhập  Chi phí về tinh thần, sức khỏe: Các hình thức giáo dục đào tạo mà người lao động có thể đầu tư:  Đầu tư cho năng lực chuyên môn - kỹ thuật  Đầu tư cho kiến thức nền  Đầu tư cho kiến thức bậc cao Các hình thức này có thể do cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhà nước tiến hành
  6. II. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 97 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ (CBA)  Giới thiệu mô hình phân tích  Ví dụ về phân tích lợi ích và chi phí
  7. II. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 98 2. Lợi ích của đầu tư nguồn nhân lực: đối với cá nhân người lao động  Tăng mức thu nhập  Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm  Cải thiện kỹ năng lao động và trình độ chuyên môn  Tạo cơ hội thực hiện trách nhiệm xã hội  Theo đuổi đam mê và có cuộc sống hạnh phúc hơn
  8. II. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 99 2. Lợi ích của đầu tư nguồn nhân lực:  Đối với chủ lao động, đối với doanh nghiệp  Đối với gia đình  Đối với xã hội
  9. II. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 100 3. CÁC CHI PHÍ CỦA ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC  XÉT CHI PHÍ CÁ NHÂN  Chi phí xảy ra trong một giai đoạn tương đối ngắn, do cá nhân người lao động chi trả.  Bao gồm:  chi phí trực tiếp: các khoản học phí, lệ phí (bảo hiểm, mua sách vở, quỹ thư viện, quỹ trường)  chi phí gián tiếp: chi phí cơ hội  chi phí sức khỏe và tinh thần
  10. 4. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 101  Phương án A: học hết trung học, tìm việc làm, nhận ngay một khoản thu nhập, mức tăng thu nhập trong suốt cuộc đời làm việc không cao.  Phương án B: học đại học, cần ít nhất 4 năm để tốt nghiệp, thu nhập âm trong 5 năm đầu (do phải trừ đi chi phí), tiếp đến là giai đoạn thu nhập thấp hơn so với những người tốt nghiệp trung học (do số năm kinh nghiệm thấp hơn), sau đó thu nhập sẽ tăng cao hơn và nhanh hơn so với phương án A. QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN A HAY PHƯƠNG ÁN B? VÌ SAO????
  11. 4. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 102 Dòng thu nhập B Thu nhập (dollars) Tổng lợi ích (dollars) Dòng thu nhập A A Thu nhập bỏ lỡ 18 22 0 Học phí, sách Tuổi lao động (dollars) B QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN A HAY PHƯƠNG ÁN B? Chi phí (dollars) VÌ SAO????
  12. 4. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 103  LỢI ÍCH XÃ HỘI: hiệu ứng tích cực nào cho nền kinh tế ???  Tỷ lệ tội phạm giảm  Văn hóa cộng đồng tăng  Chất lượng sống tăng  Tăng khả năng sử dụng công nghệ mới  Thu ngân sách nhiều hơn (từ thuế)  CP phải chi ít hơn cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội  CP chi ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe (trạng thái sức khỏe được cải thiện cùng với sự gia tăng trong trình độ học vấn)  Năng suất lao động của nền kinh tế tăng  Tăng chi tiêu cho nền kinh tế (do thu nhập tăng)  Thu hút đầu tư nước ngoài  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  13. 4. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 104  CHI PHÍ XÃ HỘI:  Các khoản chi thường xuyên cho giáo dục của chính phủ  Các khoản đầu tư ưu đãi cho giáo dục  Các khoản trợ cấp cho giáo dục  Chi phí cơ hội của xã hội trong việc dành nguồn vốn đầu tư cho giáo dục  Với các cấp giáo dục khác nhau, chi phí đầu tư của xã hội cho giáo dục cũng rất khác nhau Khó tiến hành phân tích chi phí – lợi ích đối với đầu tư cho giáo dục của xã hội được vì:  Khoản chi phí lớn, khó định lượng  Không định lượng được lợi ích xã hội  Tỷ lệ lợi tức thu hồi từ giáo dục đối với xã hội có xu hướng giảm dần với mức đào tạo cao hơn
  14. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG 105 1. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ Thời gian thu hồi chi phí đào tạo  với chất lượng đào tạo và thời gian đào tạo như nhau, hình thức đào tạo nào có thời gian thu hồi chi phí đào tạo càng ngắn thì hình thức đó có hiệu quả kinh tế càng cao.  Thời gian thu hồi chi phí đào tạo tính bằng công thức đơn giản: T=Cd/M T là thời gian thu hồi chi phí đào tạo tính theo năm Cd là chi phí đào tạo M: thu nhập thuần túy của lao động trong một năm sau khi đã được đào tạo Người trẻ có nhu cầu đào tạo cao hơn người già
  15. 106 Sự khác biệt về thu nhập  Cầu về đào tạo bị tác động bởi rất nhiều sự khác biệt về thu nhập.  Chênh lệch thu nhập của người đã tốt nghiệp đại học so với khi mới tốt nghiệp phổ thông càng lớn thì tỷ suất lợi tức càng lớn Đào tạo nghề có lợi tức lớn nhất
  16. 107 2. Các nhân tố phi kinh tế  Mức độ nhạy cảm với nguy cơ bị thất nghiệp  Mức độ thỏa mãn với công việc sau đầu tư  Các quan điểm và trào lưu xã hội  Truyền thống gia đình
  17. 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 108 1. Các nhân tố vĩ mô  Triển vọng kinh tế  Tình trạng thất nghiệp  Môi trường cạnh tranh  Thị trường lao động  Yêu cầu của luật pháp
  18. 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 109 2. Các nhân tố vi mô  Mục tiêu kinh doanh  Đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp  Đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp  Chi phí đầu tư  Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, công nghệ  Quan điểm của doanh nghiệp về đào tạo  Triết lý quản lý, văn hoá doanh nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2