Bài giảng Lãnh đạo khu vực công (Dành cho lớp cao học) - Học viện Chính sách và phát triển
lượt xem 1
download
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công trình bày tổng quan về lãnh đạo trong khu vực công; tham gia quản trị và lãnh đạo nhóm; lãnh đạo sự thay đổi trong khu vực công; quyền lực và sự ảnh hưởng; phẩm chất, kỹ năng và phong cách lãnh đạo trong khu vực công. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lãnh đạo khu vực công (Dành cho lớp cao học) - Học viện Chính sách và phát triển
- HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG LÃNH ĐẠO KHU VỰC CÔNG DÀNH CHO LỚP CAO HỌC
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN HV được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về sự phức hợp của lãnh đạo, đặc biệt trong khu vực công. HV được trang bị các kỹ năng, năng lực lãnh đạo bao gồm: Sự ảnh hưởng bằng khuyến khích và truyền cảm hứng; Lãnh đạo sự thay đổi; Ra quyết định hiệu quả; Xây dựng và phát triển tổ chức; Xác định các phong cách lãnh đạo khác nhau và thực hành phong cách phù hợp. HV có được phẩm chất chính trị; lối sống lành mạnh; có trách nhiệm xã hội; hiểu bản chất của lãnh đạo trong khu vực công đặt trong bối cảnh của Việt Nam và quốc tế.
- NỘI DUNG HỌC PHẦN I. Tổng quan về lãnh đạo trong khu vực công II. Tham gia quản trị và lãnh đạo nhóm III. Lãnh đạo sự thay đổi trong khu vực công IV. Quyền lực và sự ảnh hưởng V. Phẩm chất, kỹ năng và phong cách lãnh đạo trong khu vực công
- I. TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO TRONG KHU VỰC CÔNG NỘI DUNG 1.1. Bản chất của lãnh đạo trong khu vực công 1.2. Các nguyên tắc của lãnh đạo khu vực công 1.3. Văn hóa của tổ chức công 1.4. Các thuyết về lãnh đạo hấp dẫn 1.5. Sự khác biệt giữa lãnh đạo khu vực công và khu vực tư
- 1.1. Bản chất của lãnh đạo trong khu vực công 1.1.1. Khái niệm Lãnh đạo là hoạt động xuất hiện cùng chiều dài lịch sử xã hội loài người. Những thư tịch đầu tiên của Ai Cập cổ đại hơn 5000 năm trước đã đưa ra 3 chữ tượng hình để hiểu về lãnh đạo: nhà lãnh đạo - seshemet, người đi theo - shemsu và sự lãnh đạo - seshemu (Bernard, 2008).
- Các nghiên cứu về lãnh đạo gần đây nhất đã chuyển trọng tâm từ nghiên cứu cá nhân người lãnh đạo sang nghiên cứu quá trình hành động mà theo đó người lãnh đạo ảnh hưởng đến những người khác nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức, cơ quan, cộng đồng, xã hội; ”Lãnh đạo” là đề ra chủ trương, đường lối có tính chiến lược và tổ chức động viên, truyền cảm hứng đến người khác để đạt mục tiêu cuối cùng.
- Tóm lại Khái niệm lãnh đạo được xác định như sau: Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm khơi dậy cảm xúc và cam kết hành động vì mục tiêu chung.
- Lãnh đạo khu vực công Khu vực công cộng hay khu vực chính phủ (public sector or government sector) là bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các giao dịch của chính phủ. Khu vực công là khu vực do Nhà nước làm chủ sở hữu, Nhà nước đầu tư vốn hoặc một phần do tư nhân đầu tư vốn và được nhà nước quản lý nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của nhà nước và xã hội.
- Lãnh đạo khu vực công là việc gây ảnh hưởng (là khả năng thu phục lòng người), là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động lực của những cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch. Nhà lãnh đạo khu vực công là những người định hướng phát triển hệ thống khu vực công; Xác định mục tiêu của hệ thống khu vực công; Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo thực hiện mục tiêu; Dẫn dắt, hướng dẫn thực hiện mục tiêu; Đông viên khích lệ cán bộ, công chức làm việc; Giải quyết xung đột và Lãnh đạo sự đổi mới.
- 1.1.2. Đặc điểm lãnh đạo khu vực công Lãnh đạo là công việc nặng nhọc và căng thẳng; Lãnh đạo là công việc khác biệt, đa dạng và không liên tục; Quá trình quyết định là lộn xộn; Phần lớn lập kế hoạch là phi chính thức và mang tính thích ứng.
- 1.1.3. Vai trò của lãnh đạo khu vực công Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người; Tạo động lực làm việc cho nhân viên; Là một huấn luyện viên nhằm khơi gợi những tiềm lực tốt đẹp nhất của nhân viên; Là người điều phối và hỗ trợ nhằm giúp phá bỏ những trở ngại để nhân viên thực hiện công việc một cách trôi chảy.
- 1.2. Các nguyên tắc của lãnh đạo khu vực công • Nguyên tắc về giới hạn: "Năng lực lãnh đạo quyết định cấp độ hiệu quả". Nguyên tắc này giúp cho mọi người hiểu được giá trị của việc lãnh đạo. Năng lực lãnh đạo đuợc ví như giới hạn xác định mức độ hiệu quả của một người. năng lực lãnh đạo tỉ lệ thuận với tác động và sự ảnh hưởng của bạn tới tổ chức bạn lãnh đạo
- • Nguyên tắc ảnh hưởng: “ Thước đo năng lực lãnh đạo là ảnh hưởng”. Người lãnh đạo giỏi là người phải có sự ảnh hưởng tới những người xung quanh, giúp họ có thêm động lực, ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
- • Nguyên tắc quá trình: “Năng lực lãnh đạo không phát triển trong 1 đêm". vì vậy người lãnh đạo phải luôn trau dồi thêm về kinh nghiệm; sức mạnh tinh thần; kỹ năng con người; tầm nhìn; động lực và kỷ luật. • Nguyên tắc trực giác: “Lãnh đạo đánh giá nhiều vấn đề bằng trực giác”. Nguyên tắc này được dựa trên những sự thật cộng với bản năng và những nhân tố vô hình khác. Trực giác lãnh đạo luôn là yếu tố phân biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất với những nhà lãnh đạo khác, bằng trực giác lãnh đạo có thể đánh giá mọi điều theo khuynh hướng lãnh đạo của họ. Trực giác có thể là bẩm sinh nhưng có thể phải trau dồi, thực hành lâu dài
- • Nguyên tắc tái tạo: “Đào tạo lãnh đạo bằng một nhà lãnh đạo". Thực tế nguyên tắc Tái tạo sẽ có người áp dụng, có người không bởi vì mọi người không thể cho người khác thứ mà họ không có. • Nguyên tắc chiến thắng: “Nhà lãnh đạo luôn tìm ra con đường chiến thắng cho cả đội. Tất cả nhà lãnh đạo chiến thắng là nhà lãnh đạo không bao giờ chấp nhận thất bại. Do vậy, họ phải tìm kiếm những yếu tố cần thiết để giành được chiến thắng, rồi từ đó thực hiện ý định của mình
- 1.3. Văn hóa của tổ chức công • Văn hóa tổ chức công được hình thành, phát triển và hoàn thiện từ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy nhà nước mà nó là một bộ phận cấu thành.
- Các yếu tố cấu thành văn hóa trong tổ chức công Yếu tố văn hóa hữu hình Đó là những cái có thể nhìn thấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức. Là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa tổ chức, những yếu tố này có thể được phân chia theo: Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng, lôgô, biểu trưng; Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động.
- Yếu tố văn hóa hữu hình Những thực thể vô hình như: triết lý, nguyên tắc, phương pháp, phương châm giải quyết vấn đề, hệ thống thủ tục, quy định,... trong tổ chức này; Các chuẩn mực hành vi: nghi thức trong quá trình sinh hoạt tập thể, cách thức tổ chức các hội nghị, các hoạt động nghệ thuật, thể thao, câu lạc bộ,...; Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: cách ăn mặc, các băng rôn, khẩu hiệu, cách xưng hô, giao tiếp, các bài hát, các truyền thuyết, câu chuyện vui,...; Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoài.
- Hệ thống giá trị được tuyên bố Hệ thống giá trị được tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn, các cam kết, quy định... Hệ thống giá trị được tuyên bố là nền tảng, là kim chỉ nam cho hoạt động của một tổ chức được công bố rộng rãi. Những giá trị này cũng mang tính hữu hình vì chúng có thể dễ dàng được nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về một tổ chức.
- Những quan niệm chung (mặc nhiên và ngầm định về niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức) Các ngầm định nền tảng thường là những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể tổ chức. Những ngầm định này thường là những quy ước bất thành văn, tồn tại đương nhiên và tạo nên chất kết dính các thành viên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ. Hệ thống giá trị được tuyên bố và các ngầm định nền tảng của một tổ chức là những thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách ứng xử chung và riêng của cán bộ, công chức, viên chức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Thách thức lãnh đạo - Nguyễn Hữu Lam
10 p | 196 | 25
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Lãnh đạo sự thay đổi - Nguyễn Hữu Lam
26 p | 226 | 22
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Xây dựng tổ chức học tập - Nguyễn Hữu Lam
13 p | 140 | 22
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Văn hóa tổ chức - Nguyễn Hữu Lam
19 p | 172 | 20
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Sự ảnh hưởng - Nguyễn Hữu Lam
6 p | 113 | 17
-
Bài giảng Lãnh đạo khu vực công: Quyền lực - Nguyễn Hữu Lam
6 p | 123 | 16
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 1: Tổng quan về lãnh đạo
6 p | 109 | 11
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 3: Lãnh đạo quyền hạn và quyền lực
6 p | 94 | 10
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 6: Thuyết phục và truyền cảm hứng
5 p | 47 | 9
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 5: Lãnh đạo và văn hóa tổ chức
8 p | 65 | 7
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 8: Lãnh đạo trong khủng hoảng
5 p | 55 | 7
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công - Bài 2: Công việc thích ứng
4 p | 58 | 6
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 6 - Lãnh đạo có quyền hạn (2022)
6 p | 14 | 6
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 3 - Thiên lệch nhận thức, an toàn tâm lý nhóm và hệ thống phức hợp (2022)
8 p | 16 | 6
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 5 - Môi trường giữ tập trung (2022)
6 p | 14 | 5
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 2 - Công việc thích ứng (2022)
6 p | 12 | 5
-
Bài giảng Lãnh đạo trong khu vực công: Bài 1 - Giới thiệu về lãnh đạo thích ứng (2022)
5 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn