intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật đầu tư: Chương 2 - TS. Nguyễn Thu Ba

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:57

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Luật đầu tư: Chương 2 - Pháp luật về đầu tư vào các tổ chức kinh tế" trình bày các nội dung chính sau đây: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật đầu tư: Chương 2 - TS. Nguyễn Thu Ba

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ               TS. Nguyễn Thu Ba Tel: 0904186405/ Email: nguyenthuba74@gmail.com
  2. PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ 2 2.1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 2.2 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế 2.3 Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
  3. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 3  Tổ chức kinh tế: là tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của PLVN gồm DN, HTX, Liên hiệp HTX và các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh (Khoản 21 Điều 3 Luật ĐT 2020)  + Doanh nghiệp  + HTX, Liên hiệp HTX  + Tổ chức khác
  4. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 4
  5. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 5 Yêu cầu tuân thủ PL đối với nhà ĐT khi thành lập các tổ chức kinh tế (Đ22, 23 LĐT 2020): + Nhà ĐT trong nước: theo quy định PLDN và luật chuyên ngành + Nhà ĐT nước ngoài: đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà ĐT NN + Nhà ĐT là tổ chức kinh tế có vốn ĐT nước ngoài: phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục ĐT theo quy định đối với nhà ĐTNN khi thuộc các trường hợp theo quy định PL
  6. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 6  Điều 22. Thành lập tổ chức kinh tế.  + Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;  + Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của LĐT;  + Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.  + Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  7. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 7  Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN  1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:  a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;  b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;  c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.  2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.  3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.  4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  8. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 8 ĐK, Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà Đầu tư nước ngoài: + Đáp ứng ĐK tiếp cận thị trường (Đ9 LĐT) + Có dự án ĐT (K4 Đ3 LĐT) + Tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 38,39 LĐT) + Tiến hành thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh (LDN) Chú ý xem hướng dẫn tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP
  9. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 9 Đăng ký thành lập doanh nghiệp (1) Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. (2) Doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh đặc thù (Kinh doanh bảo hiểm; chứng khoán v.v…) thì đăng ký kinh doanh theo quy định của luật chuyên ngành.
  10. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 10 Khái niệm Doanh nghiệp  Khái niệm: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)  Đặc điểm của doanh nghiệp a. Là một tổ chức b. Có những điều kiện theo quy định pháp luật: * Có tên riêng * Có tài sản * Có trụ sở giao dịch * Được thành lập hoặc đăng ký thành lập c. Mục đích hoạt động: kinh doanh (lợi nhuận)
  11. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 11 Khái niệm doanh nghiệp (tiếp)  Doanh nghiệp Nhà nước (Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)  Doanh nghiệp Việt Nam (Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)  Doanh nghiệp xã hội (Đ10 Luật DN 2020)  Doanh nghiệp quốc phòng an ninh (NĐ 47/2021/NĐ- CP)  Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017)
  12. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 12 Phân loại theo loại hình  Công ty Cổ phần  Công ty TNHH hai thành viên trở lên  Công ty TNHH một thành viên  Công ty hợp danh  Doanh nghiệp tư nhân
  13. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 13 Phân loại theo giới hạn trách nhiệm  Giới hạn trách nhiệm là phạm vi tài sản được dùng để thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.  Đối tượng chịu trách nhiệm: + Vấn đề trách nhiệm của người đầu tư (chủ sở hữu doanh nghiệp, người góp vốn vào doanh nghiệp). + Vấn đề trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (Doanh nghiệp)
  14. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 14 Phân loại theo giới hạn trách nhiệm  Trách nhiệm vô hạn: người đầu tư phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ bao gồm tài sản đăng ký đầu tư kinh doanh cũng như tài sản không đăng ký đầu tư kinh doanh  chủ DNTN, TV hợp danh công ty hợp danh  Trách nhiệm hữu hạn: người đầu tư phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng số tài sản mà họ đăng ký đầu tư vào kinh doanh trong doanh nghiệp đó  cổ đông, TV công ty TNHH, TV góp vốn công ty hợp danh…).
  15. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 15 Phân loại theo tư cách pháp lý  Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân + Khái niệm pháp nhân và điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân (Điều 74 Bộ luật dân sự 2015) + Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại + Người đại diện của pháp nhân (khi nào thì thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân?, chế độ trách nhiệm?) – (Điều 137 Bộ luật dân sự 2015)  Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (Doanh nghiệp tư nhân)
  16. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 16 5 điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp a) Điều kiện về tài sản b) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh c) Điều kiện về tên gọi, địa chỉ doanh nghiệp d) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp e) Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp
  17. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 17 Thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp  Cơ quan đăng ký kinh doanh  Những thủ tục cơ bản: + Chuẩn bị hồ sơ + Đăng ký doanh nghiệp + Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp  Những thủ tục khác sau đăng ký doanh nghiệp
  18. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 18  Các cơ quan Đăng ký kinh doanh + Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh: Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT + Cơ quan ĐKKD cấp huyện: Phòng Tài chính-Kế hoạch Đăng ký doanh nghiệp thực hiện tại Phòng ĐKKD (CQ ĐK KD cấp tỉnh)  Các Phòng ĐKKD có tài khoản và con dấu riêng  Thẩm quyền của cơ quan ĐKKD  => Chương II Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  19. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 19 Thủ tục cơ bản  Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp: Điều 18 Luật DN 2020  Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: + Hồ sơ ĐKDN của Doanh nghiệp tư nhân => Điều 19 Luật DN 2020 + Hồ sơ ĐKDN của Công ty hợp danh => Điều 20 Luật DN 2020 + Hồ sơ ĐKDN của Công ty trách nhiệm hữu hạn => Điều 21 Luật DN 2020 + Hồ sơ ĐKDN của Công ty Cổ phần => Điều 22 Luật DN 2020 => Xem hướng dẫn Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  20. 2.1 Đầu tư thành lập các tổ chức KT 20 Thủ tục cơ bản (tiếp) + Tiến hành đăng ký doanh nghiệp (Đ26 Luật DN 2020) + Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 4 điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 27,28 Luật DN 2020) + Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Đ32 Luật DN 2020) => Xem hướng dẫn Nghị định 01/2021/NĐ-CP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2